Trang

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

ẨN NGHĨA TRONG BÀI THƠ THƯỜNG DÂN


Phạm Hoài Ngọc hiện là hiệu trưởng trường THPT Nam Duyên Hà (huyện Duyên Hà, Thái Bình) vừa là người yêu thơ vừa sáng tác thơ, trên tạp chí Văn nghệ Thái Bình số tháng 10/2012 có giới thiệu một chùm thơ ba bài mới sáng tác của Ngọc. Vừa mới đây Ngọc gửi cho tôi bài viết về thơ Thường dân kèm theo thư sau:
           
Kính gửi: Anh Nguyễn Long
Bài thơ Thường dân, nhiều người đã khen và bình xác đáng và hay. Nhưng em cũng xin kể anh nghe: trong buổi liên hoan văn nghệ của một khóa học của cán bộ quản lý ngành giáo dục: gồm Hiêụ Trưởng trường THPT, trưởng khoa, viện trưởng Đại hoc...thì đã có người đọc bài Thường dân của anh và cả hội trường vỗ tay đấy.
Em cũng gửi tới anh một cảm nhận và suy nghĩ của em khi đọc bài thơ này. Chào anh, chúc anh mạnh khỏe. Em Ngọc.

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Việt Nam có 3 trong 11 nữ tướng vĩ đại nhất TG

( Theo Kienthuc.net.vn) - Những nữ tướng vĩ đại được miêu tả là các chiến binh tuyệt vời, nhà lãnh đạo tài ba trong lịch sử nhân loại. Đồng thời, họ cũng trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho những nghiên cứu văn học, lịch sử, văn hóa dân gian, thần thoại và phim ảnh.
Dưới đây là 10 nữ tướng vĩ đại nhất được vinh danh trong lịch sử:

10. Gudit
Nữ tướng Gudit.

Nữ tướng Gudit.Gudit (còn gọi là Yodit hay Judith) là một nữ tướng tài ba của Ethiopia. Bà đã  lãnh đạo quân lính tiêu diệt con cháu của Nữ hoàng Sheba, triều đại Axumite. Những câu chuyện về cuộc đời của Gudit chủ yếu được người ta kể lại cho nhau từ đời này sang đời khác và được ghi lại rất ít trong sử sách.
Gudit bắt đầu lãnh đạo cuộc nổi dậy vào năm 960 sau công nguyên AD. Sau khi một cuộc nổi dậy thành công, Gudit đã trị vì đất nước trong khoảng 40 năm và câu chuyện về những chiến thắng vang dội của bà vẫn được người Bắc Ethiopia truyền tụng muôn đời.












9. Triệu Thị Trinh
Bà Triệu, nữ anh hùng dân tộc của Việt Nam.
Bà Triệu, nữ anh hùng dân tộc của Việt Nam.Triệu Thị Trinh (hay còn gọi là bà Triệu) là nữ tướng Việt Nam đã lãnh đạo thành công trận chiến chống trả quân Ngô xâm lược đất nước. Bà Triệu từng tuyên bố với kẻ địch rằng, bà sẽ chiếm lại đất nước, đánh đuổi quân xâm lược của Trung Quốc và không chịu hạ mình làm tì thiếp cho bất kỳ ai.
Không chịu sống cảnh nô lệ khổ nhục, lớn lên bà bỏ trốn lên rừng và tập hợp một đội quân gồm hơn 1000 tráng sĩ. Bà Triệu đã chỉ huy quân lính ngăn chặn thành công ít nhất 30 cuộc tấn công của quân Ngô. Người ta kể lại, bà Triệu thường cưỡi voi và mang trên người hai thanh kiếm khi xông pha ra trân mạc.

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

CÂY NGÀN NĂM TUỔI


CÂY NGÀN NĂM TUỔI Ở LÀNG AN ĐỂ (VŨ THƯ, THÁI BÌNH)


Ảnh cây uốp mùa hè
Làng An Để thuộc xã Hiệp Hoà huyện Vũ Thư (Thái Bình) có một cây lạ, dân làng gọi là cây Uốp, tương truyền đã sống hơn 1.000 năm tuổi. Nơi đây là một trong những vùng đất cổ của vùng đồng bằng Bắc bộ. Từ thời xa xưa thuộc châu Hoàng, phủ Kiến Xương, qua nhiều đời đã thay đổi các tên gọi khác nhau như Mần Để, Ba Đậu... nằm trong dải đất Lạng Hương Mần, được nhắc đến trong nhiều sử sách của Thái Bình.
Thần tích do Đông Các học sỹ soạn từ thời Hồng Đức cho biết làng An Để trong thế kỷ thứ VI là quê bà Đỗ Thi Khương vợ của Lý Bí. Đây cũng là nơi được ông chọn làm căn cứ địa xây đồn luỹ để đánh đuổi nhà Lương. Năm 544giặc tan, ông lên ngôi vua tự xưng là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân và phong vợ là Linh Nhân hoàng hậu. Một di tích lịch sử được xếp hạng Quốc gia hiện còn lại trên mảnh đất này là ngôi miếu Vạn Xuân (còn gọi là miếu Hai Thôn) vừa là nơi thờ vua Tiền Lý Nam đế và Linh nhân Hoàng hậu Đỗ Thị Khương, vị hoàng phi đầu tiên của nước Nam, vừa là một ngôi miếu được xây dựng lại từ thời Lê Chính Hoà, được coi là một công trình kiến trúc cổ phong phú rực rỡ vào bậc nhất nhì trong kho tàng văn hoá nghệ thuật nước ta.

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

PHÁP BẢO ĐÀN KINH


Pháp Bảo Đàn Kinh là một cuốn sách khai sơn phá thạch của đạo Phật mà tĩnh lặng như không. Có nó mới có Thiền Tông Trung Hoa, mới có Zen Nhật Bản. Có nó thư pháp, thư hoạ, Đường thi mới trở thành bất hủ. Có nó mới có những kiệt tác thi trung hữu hoạ, hoạ trung hữư thi của Vương Duy, mới có những nét bút thần hồn nhiên mà tươi mát như cỏ cây hoa lá của Tề Bạch Thạch...
Ảnh hưởng của Pháp Bảo Đàn Kinh vượt xa văn hoá Phật giáo, vượt xa văn hoá phương Đông. Nó kiến tạo lại nền văn hoá Trung hoa và âm thầm kiến tạo lại nền văn hoá thế giới. Trong lĩnh vực khoa học, từ những ngữ ẩn trong Nam Hoa Kinh và Pháp Bảo Đàn Kinh mà các bậc chân nhân mới lần ra hệ thống Kinh lạc trong cơ thể con người để hoàn thiện phương pháp chẩn trị bệnh tật. Trang tử và Huệ Năng chính là hai vị Tổ sư đưa nền y học cổ truyền phương Đông lên đỉnh cao mà Y học hiện đại chỉ có thể vươn tới trong tương lai xa. Và... nói như giáo sư Phạm Công Thiện về Lục tổ Huệ Năng vị Tổ đầu tiên của Thiền: Tất cả những quyển sách khắp thế giới viết về Thiền Tông và Mật Tông đều là hý luận. Tổ sư Thiền và Như Lai Thiền không khác nhau. Chỉ có thiền đúng nghĩa là thiền của Lục tổ Huệ Năng...
Bởi giá trị của Pháp Bảo Đàn Kinh như thế nên xin đăng lại bản Kinh đó do Tỳ Kheo Thích Duy Lực dịch và chú giải để gửi tới những ai quan tâm.                  
                                                                   N.L



Lời Dịch Giả

Pháp Bảo Ðàn Kinh là một quyển Kinh chuyên hoằng Pháp Ðốn Giáo của Thiền Tông, do Lục Tổ Huệ Năng giảng và Ngài Pháp Hải ghi lại, nay đã dịch sang nhiều thứ tiếng và đã phổ biến trên thế giới.
Lục Tổ là người không biết chữ nhưng nói ra lời nào cũng đúng ý Phật. Tổ nói: Diệu lý của chư Phật chẳng dính dáng với văn tự. Như vậy người đọc nên được ý quên lời, chớ nên chấp lời nghịch ý. Như Lục Tổ nói: Nay ta gượng nói ra, khiến ông bỏ tà kiến, chớ hiểu theo lời nói, mới cho biết ít phần.
Chớ hiểu theo lời nói là chớ chấp lời mà nghịch ý; mới cho biết ít phần là được ý mà quên lời, nói được ý là phải đốn ngộ ý của Tổ, cũng là ý của Phật vậy. Phật nói: Sự suy lường phân biệt chẳng thể hiểu được pháp này. Hễ nói đã chứng thì chẳng thể tỏ rõ cho người biết, nếu nói chẳng chứng thì thuyết lý chẳng thể liễu triệt, nên pháp đốn giáo này chẳng phải muốn người hiểu theo lời, cần phải tự tin, tự tu, tự chứng, tự ngộ mới được. Nếu chỉ dùng miệng luận bàn, dùng tâm suy lường là trái với ý Tổ. Phật có nói: Như Lai dùng tất cả thí dụ để diễn đạt mọi việc thì được; nhưng chẳng thí dụ nào có thể diễn đạt pháp này. Tại sao vậy? Vì tự tánh bất khả tư nghì, tâm trí chẳng đến được. Vậy phải tin rằng: miệng luận bàn, tâm suy lường là việc chướng đạo vậy.
Ðối với pháp thế gian thì dùng miệng luận bàn, dùng tâm suy lường có thể thấu hiểu được; với pháp xuất thế gian dùng miệng luận bàn, dùng tâm suy lường lại càng xa với Ðạo. Cổ Ðức nói: Ðối với việc này, có tâm chẳng thể cầu, vô tâm chẳng thể đắc, ngôn ngữ chẳng thể thông đạt, im lặng chẳng thể thấu suốt. Quyển Kinh này, mỗi phẩm đều có tỏ bày ý chỉ như thế, xin độc giả tự xét kỹ xem! Nói tóm lại, PHÁP ÐỐN GIÁO này là khai thị cho người học Ðạo để y theo CHÁNH PHÁP tu hành cho đến đốn ngộ mà thôi.

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

Thiền và kinh tế học


Thuỷ tự mang mang hoa tự hồng”



Am trung bất kiến am tiền vật
Thủy tự mang mang hoa tự hồng

Khuếch Am thiền sư 

Thiền đang là cái mốt thời thượng, đâu đâu cũng thấy sách vở về thiền, đâu đâu cũng thấy các lớp tập thiền. Thiền để cải ác quy thiện, để xóa bỏ phiền não, thiền để sáng suốt làm việc, để phục hồi nguyên khí nhằm có sức bày mưu tính kế giữa hai hồi đấm đá, để tĩnh tâm đối phó với các đối thủ kinh doanh đối thủ chính trị, thiền để chữa bệnh cho sống lâu trăm tuổi,  thiền để quên đi sự đau khổ khi bị tình phụ và quên đi tội lỗi khi phụ tình, thiền để đưa mình vào thế giới thanh cao giữa muôn loài chúng sanh tạp nhạp…, thiên hình vạn trạng biến hóa khôn lường.

Có lẽ thiền sư Nhất Hạnh hiện là người đi “quảng bá” thiền nhiều nhất. Những lớp giảng thiền, những buổi hướng dẫn tập thiền của ông ở nước ngoài được rất nhiều người theo học, sách vở về thiền và những bài giảng về thiền của ông được in, được lưu hành trên mạng Internet nhiều nhất. Ông là người “hiện đại hóa” thiền, là người nỗ lực đưa thiền “cập nhật” vào mọi lĩnh vực của đời sống.

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Miền thơ Trần Nhuận Minh


 THƠ TRẦN NHUẬN MINH
Ông là một Nhà Thơ -nguyên Chủ tịch Hội VNNT Quảng Ninh. Người có công xây dựng nền thơ Quảng Ninh thời hiện đại và là một trong những người xây dựng Hội VHNT Quảng Ninh lớn mạnh.
Không chỉ vậy, từ bài thơ khắc trên vách núi Truyền Đăng của Nhà Vua Thi Sĩ Lê Thánh Tông năm 1468, ông còn là người bật ra ý tưởng và góp phần thành công trong việc ra đời NGÀY THƠ QUẢNG NINH 29-3. Theo Nhà thơ Hữu Thỉnh -Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam thì: NGÀY THƠ QUẢNG NINH 29-3 là một trong những  tiền lệ dẫn đến hình thành và ra đời NGÀY THƠ VIỆT NAM Rằm tháng giêng. Đó là một thực tế của lịch sử Ngày thơ Quảng Ninh, ngày truyền thống của đời sống thi ca Quảng Ninh. Một thời gian dài qua gần 20 năm -20 lần Ngày thơ Quảng Ninh đã được tôn vinh với vầng hào quang thi ca trên vùng đất Đông bắc Tổ Quốc. 



Nhà thơ TRẦN NHUẬN MINH
Nguyên Chủ tịch Hội VHNT Quảng Ninh
Hiện là ủy viên Hội Đồng Thơ Việt Nam
Tên thật: Trần Nhuận Minh
Sinh năm: 1944
Nơi sinh: Nam Thanh - Hải Dương
Bút danh: Trần Nhuận Minh, Trần Bình Minh
TÁC PHẨM TRẦN NHUẬN MINH

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012

DIỄN VĂN CHIẾN THẮNG CỦA ÔNG OBAMA


Diễn văn chiến thắng của ông Obama

Cảm ơn. Cảm ơn. Cảm ơn các bạn rất nhiều.

Đêm nay, hơn 200 năm sau thuộc địa cũ giành quyền tự định đoạt số phận, nhiệm vụ hoàn thành một liên minh lại phải tiếp tục tiến về phía trước.
 



Tiến về phía trước vì các bạn. Tiến về phía trước vì các bạn đã xác nhận một lần nữa tinh thần đã giúp chúng ta chiến thắng cả chiến tranh và suy thoái, tinh thần đã đưa đất nước khỏi vực sâu thất vọng tới đỉnh cao hy vọng. Niềm tin rằng trong khi mỗi chúng ta sẽ theo đuổi một giấc mơ riêng, thì chúng ta vẫn là một gia đình Mỹ và chúng ta đi lên hay thất bại cùng nhau với tư cách một quốc gia, một dân tộc.

Trong cuộc bầu cử tối nay, các bạn, những người Mỹ, nhắc nhở chúng ta rằng con đường vẫn còn chông gai, trong khi hành trình của chúng ta vẫn còn dài, chúng ta phải tự nâng mình dậy để tranh đấu, và từ trong trái tim chúng ta biết rằng điều tốt đẹp nhất vẫn chưa đến với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. 


Tổng thống Obama và gia đình trong lễ diễn văn. (Nguồn: Yahoo News)
Tôi muốn cảm ơn mọi người dân Mỹ đã tham gia vào cuộc bầu cử, dù các bạn được bỏ lá phiếu đầu tiên hay phải xếp hàng dài chờ đợi.

Nhân đây, chúng ta cần khẳng định rõ rằng, dù các bạn giơ khẩu hiệu ủng hộ Obama hay Romney, thì các bạn cũng đã làm cho tiếng nói của mình được lắng nghe. 

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012

VƯƠNG CHIÊU QUÂN LÀ NGƯỜI THÁI BÌNH?


Vương Chiêu Quân là người Thái Bình?
(ĐVO) Chính sử Trung Hoa ghi rằng đại mỹ nhân Vương Tường, tức Vương Chiêu Quân quê ở làng Tỷ Quy thuộc Nam Quận, nay là huyện Hưng Sơn tỉnh Hồ Bắc. Tuy nhiên, một giả thuyết mới được đưa ra, một trong "tứ đại mỹ nhân" nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc là người Việt, quê ở làng Diêm Tỉnh, nay thuộc xã Thụy Dũng huyện Thái Thụy, Tỉnh Thái Bình. Hiện ở đó còn ngôi đền thờ nàng, và thần tích ghi rõ nàng sinh ở đó.

Con của thần rắn?
Người làng Diêm Tỉnh cho rằng chỉ biết đền thờ Vương Chiêu Quân đã có từ “ngày xửa ngày xưa” chứ không ai biết nó được dựng cụ thể vào năm nào. Nhưng ai cũng biết đó là đền thờ Vương Chiêu Quân, mà người làng gọi là “bà Chúa”, do vậy đền cũng được mang tên là “đền bà Chúa”. Hỏi có phải “Chiêu Quân cống Hồ” không? Ai cũng khẳng định một cách đầy tự hào rằng phải. Bản thần tích của đền (do cụ Hoàng Ngọc Phin, năm nay 84 tuổi, đang giữ) ghi là được chép lại từ năm đầu đời vua Lê Chiêu Thống (Bính Ngọ - 1786) và đến năm Khải Định thứ 8 (Giáp Tý -1924) thì sửa lại.

Thần tích cho biết, thời thuộc Hán, ở “phủ Hạ bát đụn trang” (bát đụn nghĩa là 8 cái gò, Diêm Tỉnh là làng được lập nên bởi 1 trong 8 cái gò ấy, các gò còn lại là các làng Vạn Đồn, Lưu Đồn, An Cố, Phương Man, Tu Trình, Ô Trình, Quảng Nạp) có ông Vương Thức học rộng, tài cao, được triều đình cử làm thái thú Kim Thành. Vương Thức lấy vợ là Phạm Thị Dụ. Chẳng bao lâu bà Dụ có thai.

Nàng Vương Chiêu Quân- một trong "Tứ đại mỹ nhân" của Trung Hoa.Ảnh minh họa
Thần tích ghi lại rất nhiều chi tiết… thần, như đêm 12 tháng 3 bà Dụ mơ thấy con rắn quấn vào mình. Cũng đêm ấy bà mãn nguyệt khai hoa, sinh một quý nữ. Khi bà sinh, có 3 con rồng xuất hiện trên bầu trời, cùng lúc đó tại kinh thành nhà Hán có ba tiếng động lớn “chấn động sơn hà” và hàng đàn muông thú không biết từ đâu lũ lượt kéo về. Vương Thức đặt tên con là Vương Tường. Năm 14 tuổi thì Vương Tường không chỉ nổi tiếng là bậc “quốc sắc thiên hương” mà còn nổi tiếng là người thông tuệ, cầm kỳ thi họa môn gì cũng giỏi.