Trang

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

NGƯỜI ĐẢNG VIÊN XUỐNG TÓC

Ký của NGUYỄN LONG

               
Là một Đảng viên được kết nạp và phát triển trong quân đội nhưng con đường binh nghiệp lại không thuận thàng với chàng thanh niên Hoà vốn yêu đạo Phật từ nhỏ. Xuống tóc rồi phải bỏ sinh hoạt Đảng nhưng cái chất Đảng viên và cái tác phong miệng nói tay làm đã thành cách sống của sư Hoà khi sống ở nơi cửa Phật. Hiện nay Đại đức Thích Thanh Hoà đã là Trưởng ban trị sự, chánh thư ký Ban trị sự hội Phật giáo tỉnh Thái Bình. Ông là đại diện cho những cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, các tôn giáo và là một trong những nhân tố mới của Phật giáo Thái Bình trong phong trào Đại đoàn kết toàn dân và học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

CON CHỮ LÀNG CHÀI

Bút ký của NGUYỄN LONG

         
Giống như những làng chài khác quanh năm lênh đênh sông nước, cảnh nghèo khó, lam lũ, bệnh tật, đông con... bám vào người dân chài từ đời này sang đời khác. Song làng chài thôn Cao Bình (xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương, Thái Bình) còn một nỗi khổ nữa là thất học. Chuyện tưởng như đùa mà có thật, một làng nằm giữa vùng đất học, trong cái nôi văn hoá sông Hồng mà đến đầu thế kỷ XXI phần lớn người làng vẫn mù chữ. Cách đây vài chục năm đã có những lớp học "chân sóng" được mở ra nhưng mỗi con chữ đến được và nhất là trụ lại được với làng chài phải qua bao nhiêu nổi chìm  sóng gió.

         
          Năm nay làng chài Cao Bình dự định kỷ niệm lần 92 năm sống ở đất Hồng Tiến, Kiến Xương. Đấy là nghe truyền khẩu mấy đời chứ thực chất chẳng ai biết ngày tháng năm nào các cụ tổ vạn chài về đây cắm sào đậu lại thành làng. Vì cả làng từ xưa không ai biết chữ nên không một nhà nào có gia phả hay giấy tờ ghi lại sử  làng. Gọi là làng chứ đến nay mới chỉ có vài nóc nhà lèo tèo nằm sát con đê chắn sóng sát sông Hồng gần như biệt lập với xã hội bên ngoài. Đấy cũng là thành quả của mấy cuộc vận động làng chài an cư lạc nghiệp của các cấp chính quyền huyện xã từ mấy chục năm nay. Trước đây mảnh đất hờ của làng chỉ lênh đênh trên cái bến nước thôn Cao Bình mà gần một trăm năm nay người làng chài truyền đời nhau gọi đấy là quê. Cả làng có hơn 100 hộ giáo dân từ ngày xửa ngày xưa chỉ sống bằng nghề thuần sông nước. Cái làng bến nước ấy thực chất chỉ là nơi dân làng đăng ký hộ khẩu và một năm đôi ba lần các nhà tụ lại với nhau vào những kỳ lễ Giáng sinh, Phục sinh, lễ Quan thầy là những ngày đạo trọng, còn những ngày thường bến sông vắng ngơ vắng ngắt. Dân làng chài phiêu dạt tứ xứ làm ăn. Thuyền của làng Cao Bình hầu hết là thuyền nhỏ nên không nhà nào có khả năng đánh bắt xa bờ. suốt đời chỉ mon men ở các cửa sông. Có đi xa lắm  cũng chỉ quang quẩn ở các vùng ven bờ từ Thanh Hoá đổ ra đến Quảng Ninh, Hải Phòng. Bó bện với sông nước bao đời nhưng không mấy hộ của làng thoát khỏi cảnh nghèo khó. Chẳng ai dám nghĩ đến chuyện mua đất làm nhà để có nơi đi về khi trời dông biển động hay nghỉ ngơi lúc tuổi già không còn cầm nổi mái chèo, tay lưới. Cuộc sống lênh đênh sông nước, con thuyền là nhà, cắm sào đậu lại nơi đâu là quê không biết bao nhiêu cơ cực. Anh Hoàng Văn Hải hiện là trưởng thôn cả nhà đã lên bờ được mươi năm nay sinh ra trong một gia đình đã mấy đời chài lưới cho biết: Con thuyền chỉ rộng năm bẩy mét vuông mà nhiều nhà cả ba thế hệ hơn chục người chen chúc nhau sinh sống chưa kể đến có khi còn nuôi cả chó mèo và lợn gà nữa. Với cánh đàn ông cuộc sống trên thuyền dù vất vả, bí bích đến đâu cũng chịu đựng được. Nhưng với đàn bà, trẻ em thì trăm nỗi khổ cực. Bản thân anh cũng như nhiều người làng sinh ra trên biển. Khi mẹ anh sinh anh ở ngoài biển Hải Phòng, cha mới vội đưa vào bờ nơi gần nhất nhờ bà con địa phương giúp đỡ. Ba ngày sau khi thấy mẹ tròn con vuông cả nhà anh lại xuống thuyền ra khơi. Có những trường hợp đau đẻ gặp lúc thuyền đang ở xa không kịp cập bờ thì người trên thuyền phải tự đẻ, tự đỡ. Trẻ con từ khi sinh ra đã bị "nhốt" trên thuyền, nhưng thương tâm hơn là không mấy năm làng chài không có một vài đứa trẻ bị nước cuốn đi. Có gia đình như nhà anh Nguyễn Văn Để bốn năm liền có hai đứa con bị chết đuối. Cuộc sóng lênh đênh sông nước cuốn làng chài vào cái vòng luẩn quẩn nghèo khó, đông con và đặc biệt là thất học từ đời nọ đến đời kia.

HÀ TRÍ DŨNG, LẶNG LỄ TƯỢNG ĐÀI

Ký của NGUYỄN LONG

Tượng đài Trần Hưng Đạo ở Yên Phụ
          Tôi biết Hà Trí Dũng từ những năm 70 của thế kỷ trước, anh làm hoạ sỹ ở Văn phòng Hội VHNT cùng với cha tôi là nhà báo Nguyễn Văn. Sinh năm Giáp Ngọ ( 1954), cầm tinh con ngựa, anh hài hước rằng: kiếp con ngựa để kéo xe, cho người cưỡi, nhiều khi cũng được thờ nhưng mà chỉ ở cổng đền, chùa mà thôi.
          Từ nhỏ Hà Trí Dũng đã thích vẽ, nặn. Ngày bé con anh từng mê mải ngồi xem ông nội nặn các con giống bằng bột gạo và tượng đất nung quét vôi rồi tô mầu để cho bà mang ra chợ Phủ, chợ Khô bán lấy tiền đong gạo. Quê anh xưa là làng và thuộc phủ Tiên Hưng có mấy người có nghề làm tượng đất nung vào những lúc Tết nhất, những dịp nông nhàn. Bây giờ không còn người làm nên nghề cũng mai một. Theo đuổi niềm say mê nặn tượng cho đến khi theo học trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp anh lại được đào tạo chuyên ngành điêu khắc như cái duyên trời định. Ngày tựu trường ở nơi sơ tán thuộc huyện Đoan Hùng ( Phú Thọ) anh tâm đắc và ghi sâu lời thầy hiệu trưởng, hoạ sỹ Nguyễn Khang: nếu trong quân ngũ người lính phải có chí lập chiến công vươn lên thành tướng, là sinh viên mỹ thuật phải phấn đấu mai sau thành tác giả tên tuổi có tác phẩm để lại cho đời.
          Sau nhiều năm lao động nghệ thuật, Hà Trí Dũng đã trở thành nhà điêu khắc thực thụ được đồng nghiệp và công chúng yêu nghệ thuật biết đến qua những tác phẩm triển lãm mỹ thuật và công trình tượng đài của anh dựng trên mọi miền Tổ quốc. Tranh tuợng của anh nằm trong bảo tàng Mỹ thuật VN và các sưu tập cá nhân trong và ngoài nước. Năm 2002 Hà Trí Dũng được ghi tên trong bộ từ điển Các nhà nghệ thuật thế giới ở mọi thời đại do nhà xuất bản K.G – SAUR của CHLB Đức ấn hành.
         
Hà Trí Dũng
Hồi mới biết Hà Trí Dũng tôi còn là người ngoại đạo văn chương nghệ thuật nhưng đã cảm nhận một cách rất ấn tượng khi xem các tác phẩm anh làm. Hình như anh chỉ chú tâm vào sáng tạo nghệ thuật chứ không bị phân tán bởi những chi phối của cuộc sống thường nhật. Tác phẩm của anh đa dạng từ các chất liệu gỗ, đá, kim loại… đến phương pháp thể hiện đều khiến người xem rung động trước những tìm tòi thể nghiệm một ngôn ngữ điêu khắc mới trong dòng nghệ thuật hiện thực mô tả lúc bấy giờ. Anh đã giành nhiều giải thưởng cao tại các triển lãm mỹ thuật toàn quốc và khu vực.

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Bức vẽ Bữa ăn chiều cuối cùng .

 Leonardo da Vinci vẽ bức "Bữa ăn chiều cuối cùng" (The last supper) mất bảy năm liền. 
 Đó là bức tranh vẽ Chúa Jesus và mười hai vị tông đồ trong bữa ăn cuối cùng trước khi  Chúa bị Judas phản bội.
  Leonardo tìm người mẫu rất công phu.  Giữa hàng ngàn thanh niên, ông chọn được một chàng trai 19 tuổi có gương mặt thánh thiện, một nhân cách tinh khiết tuyệt đối để làm mẫu vẽ Chúa Jesus.  Da Vinci làm việc không mệt mỏi suốt sáu tháng trước chàng trai, và hình ảnh Chúa  Jesus được hiện trên bức vẽ.