Trang

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015

ẨN NGHĨA TRONG BÀI THƠ THƯỜNG DÂN CỦA NGUYỄN LONG?

Phạm Hoài Ngọc hiện là Phó hiệu trường trường THPT Nam Duyên Hà (Thái Bình), một cây bút thơ của Hội VHNT Thái Bình, vừa chia sẻ cho mình bài viết này trên FB, mình cảm ơn thịnh tình của tác giả và rinh về đây để lư giữ.

Bài thơ Thường dân là một bài thơ hiếm gặp. Bởi lẽ, cái khẩu khí như vậy thì ở đâu đó cũng có nhưng chỉ là một vài câu cảm thán, vài câu đọc chơi bời lúc trà dư tửu hậu mà thôi. Chứ là một bài thơ thế sự đậm chất trữ tình và nhất là khi trình làng lại được đón nhận nồng nhiệt và tạo ra một hiệu ứng sâu rộng thì quả là đặc biệt.
Thường dân hay là dân thường, người không có chức vụ, danh vị trong xã hội. Họ là lớp người đông đảo, như là cỏ, như là nước, là cây chông, cây mác nhiều nhưng không thừa, bởi họ là những con người hữu ích, bởi họ có giá trị tự thân:Khi là cây mác cây chông/Khi thành biển cả, khi không là gì.
Ở đây cả khi nói: khi không là gì, cũng đã hàm ẩn một sức mạnh chất chứa, một sức mạnh tiềm ẩn có thể làm nên những vụ vần bão giông chứ không phải chỉ chịu những tác tao. Câu thơ làm nhớ lại lời cổ nhân: Dân như nước.

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

PHÉP MẦU LÝ QUANG DIỆU

Trong 31 năm ở cương vị Thủ tướng Singapore, ông đã biến nước này từ một hòn đảo lạc hậu, thiếu cả nước sinh hoạt thành một trong những nền kinh tế mạnh nhất thế giới.
Đã có rất nhiều những lời ca ngợi ông từ các chính khách, các nhà kinh tế v.v và ông cực kỳ xứng đáng với những lời ca ngợi đó. Nhiều lãnh đạo các nước đã đến Đại sứ quán Singapore ở nước mình, nghiêng mình trước ảnh ông và nghiêng mình là phải.
Ngày 24/03, Báo “Lenta.ru” cũng đã có bài viết điểm lại những thời kỳ cơ bản trong tiến trình biến Singapore thành một “ phép màu kinh tế” của cuộc đời ông. Xin giới thiệu với bạn đọc và có bổ sung thêm, phần trong ngoặc đơn là phần bổ sung của người dịch.
Trước thời điểm tuyên bố độc lập năm 1965, Singapore là một đất nước nhỏ và nghèo, phải nhập khẩu thậm chí cả nước ngọt và vật liệu xây dựng. Mối quan hệ với các nước láng giềng lúc ấy cũng rất phức tạp (Malaysia đóng cửa thị trường đối với Singapore, còn Inđônexia thì gần như tuyên bố chiến tranh), nạn tham nhũng làm tê liệt gần như toàn bộ bộ máy quyền lực.
“Năm 1959, khi tôi trở thành Thủ tướng, thu nhập bình quân đầu người dân là 400 đô la (Mỹ). Năm 1990, khi tôi nghỉ hưu, mức thu nhập bình quân đạt mức 12.200 đô la (Mỹ), còn vào năm 1999, con số trên là 22.000 đôla (Mỹ), Lý Quang Diệu đã viết như vậy trong cuốn sách của ông (tạm dich): “Lịch sử Singapore. Từ thế giới thứ ba – đứng trong hàng ngũ các nước thế giới thứ nhất” .
Cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu.
Cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu.
Lý Quang Diệu và Đảng “Hành động nhân dân” do ông sáng lập đã tập trung sự quan tâm và các nguồn lực của mình để hiện thực hóa các dự án dài hạn được soạn thảo dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia nước ngoài.

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

Lý Quang Diệu: Lãnh đạo kém sẽ ngáng chân người giỏi

Có tầm nhìn sâu rộng, tính cách lạnh lùng cứng rắn, ông Lý Quang Diệu đã biến Singapore từ một hòn đảo nhỏ bé không tài nguyên thiên nhiên trở thành nền kinh tế thịnh vượng. (Theo vietnam. net)


Sinh năm 1923, Lý Quang Diệu học trung học tại một trường của Anh ở Singapore, sau đó theo học trường Kinh tế London rồi tới Cambridge, nơi ông theo học ngành luật. Trở về Singapore, ông thành một luật sư có tiếng, chuyên lĩnh vực nghiệp đoàn.
Năm 1954, ông là sáng lập viên và là tổng bí thư đầu tiên của đảng Nhân dân hành động (PAP), vị trí mà ông nắm giữ gần 40 năm. Sau đó, ông đưa ra một chương trình cải tổ to lớn, nhằm biến Singapore từ "nơi tăm tối với đói nghèo và tan rã" thành một quốc gia công nghiệp hóa hiện đại. Từ 1960 tới 1980, mức giá trị hàng hóa dịch vụ bình quân đầu người ở Singapore tăng gấp 15 lần.

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

KINH PHÍ CHI TIÊU CỦA VP TRUNG ƯƠNG ĐẢNG

Văn phòng Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam chi tiêu một năm gần 100 triệu USD, theo một văn bản về công khai ngân sách của Bộ Tài Chính nước này ( xem đường dẫn)
Văn phòng Trung ương Đảng chi tiêu cao hơn hẳn trong bốn Văn phòng gồm cả Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch Nước, Quốc hội.
Trong năm 2014, Văn phòng Trung ương Đảng có dự toán 1973 tỷ VND, tương đương 98,6 triệu USD, gấp 10 lần VP Chủ tịch Nước (195.9 tỷ).
Văn phòng Chính phủ có dự toán chi tiêu 1290 tỷ VND.
Tại Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản, số biên chế có mặt năm 2014 là 2895 người và ngoài khoản tiền lương, tiền thưởng, thông tin tuyên truyền, hội nghị, chi đoàn ra, đoàn vào, mua và đầu tư tài sản vô hình còn có nhiều khoản chi khác.
Vẫn văn bản trên của Bộ Tài Chính Việt Nam cho hay Văn phòng Trung ương Đảng năm 2014 đã "chi viện trợ Đảng Nhân dân Cách mạng Lào 14,300 triệu VND".
Ngoài ra, bốn cơ quan đại diện ở nước ngoài của Văn phòng có dự toán 6,260 triệu đồng.

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015

Kinh nghiệm Hàn Quốc.


Thập niên 60, Hàn Quốc là 1 trong những nước nghèo đói nhất châu Á. Năm 1968, người Hàn quyết định thay đổi giáo dục bằng cách bê nguyên sách giáo khoa của người Nhật về dịch sang tiếng Hàn và giảng dạy, ngoại trừ các môn xã hội như địa lý, lịch sử và văn học. Lúc đó cũng có nhiều người chỉ trích vì tính sĩ diện của người Hàn Quốc rất cao, lẽ nào lại không tự soạn được một bộ sách giáo khoa. Nhưng họ vẫn quyết tâm thực hiện, vì để có chương trình giáo dục đó, người Nhật đã mất cả trăm năm cải biên từ cách đào tạo của giáo dục phương Tây phù hợp với đặc trưng châu Á, bắt đầu từ thời Minh Trị Thiên Hoàng. Để rút ngắn thời gian, chẳng có cách nào ngoài việc lấy kinh nghiệm của người khác, để còn lo việc khác nữa. Vì Hàn Quốc muốn trở thành một bản sao mới của Nhật, nền kinh tế dựa trên lòng tự hào dân tộc, tính kỷ luật và đạo đức của toàn thể xã hội.