Trang

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

CÁC BÀI VĂN CÚNG TRONG TÉT GIÁP NGỌ

(Do tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện sưu tầm soạn thảo)

VĂN KHẤN LỄ GIAO THỪA NGOÀI TRỜI
.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Kính lạy :
- Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật
- Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn Thần.
- Ngài Cựu Niên Ngô Vương hành khiển, Thiên Hao hành binh tôn thần, Hứa Tào phán quan.
- Ngài Đương niên Tần Vương hành khiển; Thiên Mao hành binh tôn thần, Ngọc Tào phán quan năm Giáp Ngọ. 
- Các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần.
Nay là phút giao thừa năm Giáp Ngọ

Chúng con là.................
Ngụ tại ......................

Phút thiêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khai thái, vạn tượng canh tân.

Nay Ngài Thái Tuế tôn thần
trên vâng lệnh Thượng Đế giám sát vạn dân,
dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt.

Quan cũ về triều đế khuyết, lưu phúc lưu ân.
Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc.

Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án. Cúng dâng Phật Thánh, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh. 

Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên Đương cai, Ngài Tân niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần, Ngài Bản cảnh Thành Hoàng, Chư vị Đại Vương, Ngài Bản xứ Thần Linh Thổ Địa, Phúc Đức Chính Thần, các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các Bản gia Táo Quân và chư vị Thần Linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật. 

Nguyện cho tín chủ: Minh niên khang thái, trú dạ cát tường. Thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Chùm ảnh quý: NGỰA TRONG ĐIÊU KHẮC DÂN GIAN




Nhân dịp đón Xuân năm Con NGỰA, xin lưu lại chùm ảnh ngự trong điêu khắc dân gian Việt Nam theo tư liệu của TỄU. BLOG


1- Những con ngựa bằng gạch nung trên tường Quán Giá, xã Yên Sở, Hoài Đức, HN: 




2 -Trên gạch xây chùa Đậu (Thành Đạo tự), xã Nguyễn Trãi, Thường Tín, HN:

3- Phù điêu gỗ đình Chu Quyến, huyện Ba Vì, HN:


4-  Đình Hoàng Xá, thị trấn Vân Đình, Ứng Hòa, HN:

5 - Đình Diềm, Bắc Ninh:
Bú tí Ngựa

6 -Đình Phú Xuyên, xã Phú Châu, huyện Ba Vì, HN:



7 -Đình Tây Đằng, huyện Ba Vì, HN:


8 -  Tiền đường chùa Bối Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nôi:


Chùm ảnh của TS. Tạ Quốc Khánh:

9 -  Lăng Dinh Hương, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang:




   

10 - Lăng Bầu, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang:




11. Lăng Quận Mãn, Thanh Hóa:






Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

CÂY TRÔM MÕ LÀNG AN ĐỂ ĐƯỢC CÔNG NHẬN LÀ CÂY DI SẢN VIỆT NAM

NGUYỄN LONG


 
LĐ hội VACNE và địa phương cắt băng khánh thành bia cây di sản
     

          Sáng ngày 05/01/2014 Chính quyền và nhân dân xã Hiệp Hòa, huyện Vũ Thư đã long trọng tổ chức lễ công nhận cây Trôm Mõ tại làng An Để là cây di sản Việt Nam. Tới dự buổi lễ trọng thể này có các vị lãnh đạo Hội Bảo vệ Thiên nhiên và môi trường Việt Nam, Hội đồng cây di sản Việt Nam, đại diện phòng Văn hóa huyện Vũ Thư, và đông đảo các vị lãnh đạo xã thôn, các vị cao niên và những người làng, những người con xa quê của quê hương của xã Hiệp Hòa. Một số phóng viên đại diện cơ quan báo chí địa phương và trung ương đã tới đưa tin về sự kiện trên.
          Cây Trôm Mõ của làng An Để từ xưa tới nay dân làng vẫn gọi là cây Uốp, tương truyền đã ngàn năm tuổi. Nơi đây là vùng đất cổ, đã gắn liền với nhiều tên tuổi đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc như Lý Bôn, Linh nhân hoàng hậu, Triệu Quang Phục… và các vị danh khoa nổi tiếng như Đặng Nghiễm, Đỗ Nguyên Chương, Đỗ Duy Đê… Cây Trôm mõ hiện nằm trên mảnh đất bìa làng, gần khu Miếu Hai Thôn thờ vua Tiền Lý Nam Đế và ngôi chùa Ông Lâu, một trong những ngôi chùa cổ nhất của mảnh đất Thái Bình. Từ nhiều năm nay, cây Trôm Mõ đã được gia đình ông Đỗ Đức Hữu và dân làng trông coi chăm sóc và bảo vệ .
         
Đội văn nghệ quần chúng của Làng biểu diễn chèo chào mừng lễ đón bằng CDS
Tại buổi lễ, ông Đỗ Đức Hữu thay mặt bà con  đã giới thiệu về lịch sử cây Trôm Mõ và ý nghĩa văn hóa, tâm linh của cây cổ gắn bó với dân làng từ bao đời nay. Ông Đỗ Lương Thiện, chủ tịch UBND xã Hiệp Hòa phát biểu khẳng định niềm tự hào của nhân dân địa phương về sự kiện này. Đây là một việc làm vừa có ý nghĩa văn hóa cũng như tâm linh sâu sắc, vừa góp phần khơi dậy truyền thống bảo vệ cây xanh và môi trường đồng thời góp phần giáo dục các thế hệ trẻ biết trân trọng những di sản mà cha ông truyền lại. Tiến sỹ Vũ Đình Hòe tổng thư ký VACNE đã công bố quyết định công nhận cây Di sản Việt Nam, các ông GSTS Đặng Huy Huỳnh, chủ tịch Hội đồng cây di sản VN, GSTS Trần Hiếu Nhuệ, trưởng ban Môi trường đã thay mặt đoàn trao bằng Cây di sản cho địa phương.
         
Hoa Uốp nở rọ vào mùa xuân
Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Sinh, chủ tịch Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường VN đã cùng đại diện lãnh đạo địa phương và ông Đỗ Đức Hữu cắt băng khánh thành Văn bia cây Di sản. Trong bài phát biểu của mình, ông đã bày tỏ sự cám ơn về sự gìn giữ bảo vệ cây cổ cũng như sự hưởng ứng của nhân dân địa phương trước sự kiện tôn vinh cây Di sản VN. Ông cho rằng dù chưa có sự đầu tư kinh phí của Nhà nước, nhưng hoạt động này đã góp phần thiết thực bảo vệ cây xanh, bảo vệ thiên nhiên và môi trường và suy cho cùng đó là sự bảo vệ con người.
          Phấn khởi trước sự kiện trên đội chèo không chuyên của làng An Đẻ đã góp vui với một chương trình văn nghệ gồm các làn điệu chèo cổ đặc sắc của địa phương. Buổi lễ đã thu hút đông đảo quần chúng xa gần tới dự.

         
Cây Uốp cách đây 2 năm
Cây Trôm Mõ làng An Để là cây cổ thứ sáu ở Thái Bình được công nhận là cây Di sản Việt Nam. Các cây được công nhận trước đó là: Hai cây gạo đại thụ của đình Thượng Phúc xã Quang Trung huyện Kiến Xương. Hai cây bàng cổ thụ ở đền Côn Giang xã Thái Hà huyện Thái Thụy. Và mới đây nhất là cây Sanh đại thụ trước cửa đền Lưu Xá xã Canh Tân huyện Hưng Hà. Những cây được công nhận là cây Di sản VN nói trên đều được xá định là những cây cổ quý có tuổi thọ từ 300 năm trở lên.