Trang

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

CÂY THUỐC CHỮA GAN

Đọc trên FB, thấy có bài thuốc Nam chữa ung thư gan, mình lưu lại để chuyển cho ông Lê Bính dùng thử, vì nghe ông nói bị bệnh mấy năm rồi

CÂY THUỐC CHỮA GAN

QUẢN TRỊ THÔNG BÁO: Đây là 1 bài thuốc của thành viên post nhưng chưa được kiểm chứng, thông tin chưa được xác thực. Thành viên nên tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng. Cảm ơn.

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

Trò thả thơ

Theo FB của Dân Choa 

Ảnh bênĐây là câu thơ gọi là đặc sắc được chọn để thả thơ? 

Dân gian có nhiều lễ hội. Cả xã hội như bị cuốn hút vào các cuộc chơi bất tận này. Phía tổ chức của văn học nghệ thuật cũng không hề kém cạnh. Nhân dịp Nguyên Tiêu 2014 hội nhà thơ lại tổ chức hội thơ tại Văn Miếu. Đương nhiên là có tiết mục thả thơ để vinh danh những bài thơ, những nhà thơ có bài hay.

Người Việt vốn trọng thơ ca. Đề cao tinh thần hơn là vật chất. Tuy nghèo kiết xác, nhưng ai nấy đều thuộc thơ. Thậm chí cũng gắng làm vài bài thơ khoe cái giàu có của tinh thần bản thân.


Nhưng xem ra các bài thơ được vinh chẳng có gì đặc sắc. Nhiều bài còn khá lạ kỳ, người đọc chả hiểu gì cả.

Nhưng lạ kỳ hơn cả là chuyện thả thơ lên trời. Người ta bình chọn các câu thơ cho là đặc sắc , in lên vải đỏ và thả kèm bóng bay lên trời.

Đám đông ở dưới rú lên, vỗ tay bôm bốp tán thưởng…

Không rõ ai là tác giả của „ sáng kiến „ này. Nhưng xem ra đấy đúng là TRÒ thì đúng hơn. Vì lễ hội hay kèm theo trò. Trò là hình thức mua vui cho bàn dân thiên hạ.

Thực sự nếu là những bài thơ hay, có giá trị về nội dung cũng như phương pháp nghệ thuật thì không thiếu cách để vinh danh. Ban tổ chức có thể kết hợp với nhà xuất bản hỗ trợ tài chính in cho họ tập thơ để phổ quát trong giới yêu thơ. Khổ nỗi, xưa nay người làm thơ muốn xuất bản tập thơ đều phải tự mình bỏ tiền cho công việc này.

Trò thả thơ như thế rất không nhân văn lại làm bẩn thêm môi trường. Thơ đã dở mà thả bay như thế thì đúng là xã hội bỗng dưng phải hứng chịu Rác thơ.

Ấy là chưa nói đến chuyện đề tài của hội thơ năm nay. Ông Hữu Thỉnh cho biết rằng, hội thơ Văn Miếu năm nay hướng về Tinh thần Điện Biên Phủ và Biển đảo quê hương. Thực sự thì hai cái này chẳng ăn nhập gì với nhau. 

Cái thực sự cần thiết là chuẩn bị đến ngày 19 tháng 2. Ngày kỉ niệm 35 năm nhân dân Việt Nam chống lại quân Trung Quốc xâm lược. Hàng chục ngàn chiến sĩ Việt Nam đã hi sinh vì độc lập của dân tộc. Hàng trăm ngàn người dân chịu hậu quả đau thương vì cuộc chiến ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc. Thế nhưng hội thơ né tránh, chả đả động đến đề tài này.

Nhìn cung cách tổ chức và nội dung của các bài thơ như năm ngoái thì thấy thực sự buồn thảm. Buồn cho nền thi ca nước nhà.

Nếu năm nay cứ lặp lại TRÒ cũ thả thơ và né tránh các đề tài nhức nhối của cuộc sống thì câu thơ của ông Sóng Hồng ngày xưa quá đúng với hội thơ ngày nay:

„ Hỡi các Bạn những nhà thơ như rứa
Là tai ương chướng họa của nhân quần"

Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2014

Nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp

Nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp 
– Ngọ- Ngũ -ngựa (phần 13)
Nguyễn Cung Thông

Ngọ hay Ngũ  午  là chi thứ 7 trong thập nhị chi hay 12 con giáp. Biểu tượng của Ngọ là con ngựa dùng chỉ thời gian như giờ Ngọ từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều (chính ngọ là đúng trưa, giữa trưa hay 12 giờ trưa), tháng 5 … và xác định không gian như hướng Nam. Phần này không bàn về khái niệm thời không gian hay Ngũ Hành/kinh Dịch của Ngọ mà chỉ chú trọng vào các liên hệ ngữ âm của Ngọ và ngựa so với mã 馬 (tiếng Hán Việt/HV cũng chỉ con ngựa). Phần sau sẽ cho thấy mã là tiếng Hán có gốc Hán Tạng, khác hẳn với ngựa tiếng Việt – và liên hệ trực tiếp của Ngọ và ngựa cho thấy tên chi này có nguồn gốc Việt (Nam) chứ không phải Trung Quốc/TQ cũng như tên gọi của 11 con giáp còn lại …

Ngựa tiếng Thái là maH ม้า, năm Ngọ là maH-mia  มะเมีย  hay bpee mah-mia  ปีมะเมีย. Điều này cho thấy ảnh hưởng trực tiếp của TQ (mã là ngựa) cũng như dạng Ngọ HV của tiếng Việt. Tiếng Lào1 cũng có dạng maH chỉ con ngựa cho thấy vay mượn từ TQ, sa-nga (ngựa) là một dạng khác trong tiếng Lào có thể là tàn tích của một nhóm ngôn ngữ liên hệ đến tiếng Ahom (shi-nga), tiếng Lanna (sa-nga)… Các dữ kiện như tiếng Thái, Lào, Hán Việt … sẽ không có trích dẫn nguồn (vì rất dễ kiểm tra lại) so với những bài viết hay tài liệu ngôn ngữ đặc biệt hơn.

Giọng Bắc Kinh/BK bây giờ được ghi bằng pinyin (bính âm) rất phổ thông, so với các số sau vần chỉ thanh điệu như ma3 (mǎ BK) hay mẫu tự như H (High,  chỉ thanh điệu cao như tiếng Thái maH) – không nên lầm với các số cho phần ghi chú thêm.

1. Giới thiệu tổng quát

Hình ảnh loài ngựa rất thường gặp trong văn hóa Á Đông, khắp nơi trên thế giới vì các khả năng chuyên chở, săn bắn và chiến lược cũng như loài ngựa khá dễ thuần hóa.