Lịch sử vốn đã có rất nhiều điểm mơ hồ. Lịch sử về tâm linh lại càng mơ hồ hơn. Ai rõ thực hư chuyện từ hơn một ngàn năm trước. Nhưng người ta có thể tin bằng những gì mà người ta phán đoán, hiẻu biết và cảm nhận được.
Nhân đọc được
bài viết này của học giả Phạm Lưu Vũ trên trannhuong.com. Thấy hay nên đem dán vào đây đẻ khi cần đọc
lại (N.L)
(tạp bút)
Ai cũng biết và công nhận
Cao Biền đời nhà Đường là một nhà đại phong thủy, cổ kim hiếm có. Nhưng ít
người biết Cao Biền còn
là một người tu tiên đắc đạo ở quả vị tương đối cao (có lẽ phải tương đương quả
vị A La Hán). Tiếc rằng không phải Chánh đạo, mà là ngoại đạo.
(Dã?) sử của ta vẫn coi ông
là kẻ đã đóng cọc, yểm bùa ở sông Tô Lịch nhằm trấn yểm (phá hủy) Đại can long
(long mạch đế vương) ở chốn này.
Chân lý phong thủy nhận
định một cách rõ ràng rằng Đại can long là một yếu tố tiên quyết để có thể lập
quốc, hình thành 1 quốc gia. Nơi nào có Đại can long thì nơi đó mới có thể lập
thành một nước, bất kể diện tích nó rộng hay hẹp, dân số nó nhiều hay ít, bao
gồm một hay nhiều chủng tộc... (Xingapore, Mĩ… là những thí dụ). Không có Đại
can long thì dù rộng lớn, đông dân, chủng tộc lâu đời, thuần khiết… đến mấy
cũng mãi mãi chỉ là “vùng lãnh thổ” mà thôi.
Trong bài “Thăng Long lược
phong thủy kí” trước đây, tôi đã chỉ ra ở Trung Quốc có tới 3 Đại can long
Có nhiều Đại can long cũng
chưa hẳn đã là điều hay, bởi như thế thường hay bị nội chiến, chia cắt (Trung
Quốc, Triều Tiên là những thí dụ).
Trở lại chuyện Cao Biền. Có
thực việc làm của ông nhằm phá hủy long mạch?