THƯỜNG
DÂN
NGUYỄN LONG
Đông thì chật, ít thì thưa
chẳng bao giờ thấy dư thừa
thường dân
quanh năm chân đất đầu trần
tác tao sau những vũ vần bão
giông
Khi làm cây mác cây chông
khi thành biển cả, khi không
là gì
thấp cao đâu có hề chi
cỏ ngàn năm vẫn xanh rì cỏ
thôi
Ăn của đất, uống của trời
dốc lòng cởi dạ cho người mình
tin
ồn ào mà vẫn lặng im
mặc ai mua bán nổi chìm thiệt
hơn
Chỉ mong ấm áo no cơm
chắt chiu dành dụm thảo thơm
ngọt lành
hòa vào trời đất mà xanh
vô tư mấy kiếp mới thành
thường dân.
LỜI BÌNH CỦA NHÀ GIÁO ĐỖ LÂM HÀ
Khi tôi viết
những lời cảm nhận này, bài thơ Thường dân của Nguyễn Long đã xuất hiện
trên thi đàn đất nước 16 năm (2003 – 2019), đã vượt qua cái mức thử thách của
khoảng thời gian khắt khe nhất: “Mười năm năm ấy biết bao nhiêu tình” để
tồn tại lan thấm vào tâm hồn bạn đọc về phía tương lai.
Nhà báo Nguyễn
Long quê ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, hiện cư trú tại thành phố Thái Bình.
Lớn lên từ một gia đình có truyền thống hiếu học và nghiên bút thi thư. Cụ
Nguyễn Văn thân phụ của Nguyễn Long vừa là nhà báo và làm văn chương chuyên
nghiệp nổi tiếng của Thái Bình. Các anh chị của Nguyễn Long là Nguyễn Sinh
Thành, Nguyễn Thị Thu Nguyệt cũng là những cây bút thơ quen thuộc của quê lúa
và được nhiều bạn đọc mến mộ. Nguyễn Long thời trai trẻ đã từng qua quân ngũ và
tham gia chiến trận ở chiến trường Tây Nguyên, là sỹ quan quân đội. Sau chuyển
ngành về công tác ở Bộ Giao thông vận tải. Cuối những năm 80 của thế kỷ trước Nguyễn
Long có đi làm việc tại Cộng hòa Liên bang Đức hơn 10 năm. Sau về làm thư ký
tòa soạn tạp chí Văn nghệ Thái Bình cho đến ngày nghỉ hưu.
Theo thiển ý
của tôi, trên thi đàn quê lúa Thái Bình, từ khi có công cuộc đổi mới đất nước
(1985) đến nay chưa có bài thơ nào vừa ra đời đã cất cánh bay cao bay xa trên
bầu trời thi ca quê hương như bài Thường dân của Nguyễn Long. Với bài
viết ngắn này, tôi chú ý về sức lan tỏa của Thường dân hơn mười năm qua
và đặc biệt có ý nghĩa thực tiễn về lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lấy
dân làm gốc.
Đọc bài thơ Thường
dân của Nguyễn Long tôi có cảm nghĩ đây là lời tâm sự của thường dân và
cũng có thể là tiếng nói của một hiền triết với vai trò khách quan nhận xét về
thường dân trong lịch sử dân tộc. Sự nhận xét với tầm nhìn bao quát mang tính
triết học, tính khoa học, tính lịch sử và tính nhân văn. Hai chữ Thường dân
đa nghĩa mang sức cảm, sức gợi cho người đọc. Có người nghĩ: thường dân là
người không có chức, có quyền trong xã hội, những người lao động nông dân…
những người ở giai tầng thấp của xã hội. Điều đó đúng một phần. Với tri thức xã
hội học, ta nên hiểu hai chữ Thường dân là Nhân dân. Nghĩ như thế mới
đúng cái tầm, cái tứ sâu sắc của bài thơ: “Đông thì chật, ít thì thưa/ chẳng
bao giờ thấy dư thừ thường dân/… Khi làm cây mác cây chông/ khi thành biển cả,
khi không là gì/… Ăn của đất, uống của trời/ dốc lòng cởi dạ cho người mình
tin/…Chỉ mong ấm áo no cơm/ chắt chiu dành dụm thảo thơm ngọt lành”. (Thơ
Thường dân). Đội ngũ và sức mạnh của Thường dân như nước, như biển cả,
khí phách của Thường dân như chông, như mác, tự mưu cầu quyền sống,
quyền hạnh phúc và tự lao động tần tảo để đáp ứng quyền nhân sinh tối thiểu đó.
Qua lịch sử dựng nướ, giữ nước mấy ngàn năm của dân tộc thì Thường dân
đã: “Dốc lòng cởi dạ cho người mình tin”. Ai đã làm mất lòng tin của
nhân dân thì hết đường tiến thoái. Thường dân có mưu cầu gì lớn đâu, mà
chỉ mong “Cỏ ngàn năm vẫn xanh rì cỏ thôi” với ý nguyên: “Hòa vào
trời đất mà xanh” để làm tròn nghĩa vụ con dân (Công dân) cho hợp luật đạo.
Thế nhưng Thường dân còn chịu lắm nỗi thiệt thòi, thiệt thòi đến bất
công: “Quanh năm chân đất đầu trần/ tác tao sau những vũ vần bão giông”.
Chao ôi! Thường dân là chủ lực anh dũng, hơn ai hết hy sinh tính mạng
nhiều hơn ai hết trong thời chiến, và chịu đau khổ hơn ai hết do hậu quả chiến
tranh. Thường dân còn khổ hơn ai hết chịu hậu quả của những chủ trương,
chính sách sai lầm của cá nhân thủ trưởng, của thể chế chính trị, của những kẻ
có quyền có chức nhũng tham… Cuối cùng Thường dân cũng è cổ ra mà chịu,
phải mấy đời con cháu Thường dân đi trả nợ công cho nhà nước. Năm Ất Dậu
(1945) nông dân chết đói nhiều nhất… Nên nhà thơ mới rút ruột gạn tìm ra hai
chữ tác tao đau đớn biết bao: “Tác tao sau những vũ vần bão giông” là từ đó. Sau định đề văn học về thế sự muôn
đời của Thường dân nước Việt nói chung và của nông dân quê lúa Thái Bình
nói riêng, bài thơ được khép lại: “Ồn ào mà vẫn lặng im/ mặc ai mua bán nổi
chìm thiệt hơn/… Hòa vào trời đất mà xanh/ vô tư mấy kiếp mới thành thường dân”
để tự động viên mình mà tin bước vào tương lai tươi đẹp của sức sống đồng cỏ mênh
mông như Nguyễn Trãi đã từng luận: “Phúc chu thủy tín dân do thủy”.
Từ khi Thường
dân ra mắt bạn đọc đến nay đã có hàng trăm tiểu luận của các nhà lý luận
phê bình văn học, các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng giới thiệu trên báo chí từ
trung ương đến các địa phương. Nhiều bài đã đánh giá ngợi ca xác đáng về giá
trị nhân văn, nghệ thuật và tư tưởng của bài thơ. Qua đó, bài thơ Thường dân
càng có sức lan tỏa trên văn đàn chuyên nghiệp cũng như văn đàn dân gian của cả
đất nước. Từ đó bạn đọc càng thấy Thường dân nhiều lần xứng đáng nhận
giải A của tòa báo Văn nghệ, tặng thưởng của UBTQ Hội Liên hiệp Văn học nghệ
thuật Việt Nam năm 2003 và giải nhất tặng thưởng văn học nghệ thuật Lê Qúy Đôn
của Thái Bình (năm 2002 – 2007).
Ngoài dư luận
ngợi ca Thường dân trên các phương tiện thông tin đại chúng, thơ Thường
dân còn thâm nhập rất sâu vào các chiếu thơ chuyên nghiệp và chiếu thơ dân
gian trên cả nước. Mỗi lần đoàn văn nghệ sỹ Thái Bình đi đến đâu trên đất nước
thì sau khi tay bắt mặt mừng các bạn đã hỏi ngay: Thường dân có đi lần này
không?. Ý bạn hỏi nhà thơ Nguyễn Long có đi cùng đoàn không. Thơ đã làm nên nhà
thơ. Hàng triệu hội viên Câu lạc bộ thơ Việt Nam đã chép tay bài thơ vào sổ thơ
của mình. Nhiều người còn học thuộc lòng để hát ru cháu, để ngâm ngợi lúc buồn
vui. Trong 15 năm nay tôi đi đến chiếu thơ nào mọi người cũng hỏi thăm về
Nguyễn Long và nhờ tôi giải mã từng chữ trong Thườn dân. Mọt số thi lão
còn thầm cảm ơn Nguyễn Long đã nói hộ tâm sự nghìn đời của hàng triệu nông dân,
trong đó có nông dân Thái Bình.
Đúng là :Ồn
ào mà vẫn lặng im” trong tâm sự Thường dân.
ĐỖ
LÂM HÀ
Thái Bình, ngày 03 tháng 9 năm 2019
Bao năm mơ ước hóa rồng
Trả lờiXóaVề già mới biết mình không có phần
Làm thơ ca ngợi THƯỜNG DÂN
Cũng là dọn chỗ trú thân cuối đời