Trang

Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

ĐƠN KHIẾU NẠI và thông tin được Mật Báo của ĐÔNG LA

Mấy năm nay mình khhong quan tâm tới chuyện Hội nhà văn VN nhưng nay đọc bài của Đong La trên lethieunhon.com thấy lạ lẫm quá nên lưu lại để coi. (N.L)


Hiện có rất nhiều Hội viên Hội Nhà văn VN có thái độ và bài viết sai trái, có người đã bị bắt, nhưng hầu như trong Hội Nhà văn không ai lên tiếng phê phán, ngược lại, lại có nhiều người đồng tình với sự sai trái ấy. Như ông Trung Trung Đỉnh, một đương kim Ủy viên BCH Hội Nhà văn VN, luôn ca ngợi Nguyên Ngọc, người đang trên tuyến đầu chống đối, còn định thành lập “Văn đàn độc lập”. Văn Công Hùng, một Ủy viên BCH khác của Hội Nhà Văn VN cũng ca ngợi Nguyễn Quang Lập, một nhà văn mới bị bắt và đã nhận tội, là: “Ở nước Nam này, nếu hỏi ai viết nhiều, làm việc nhiều, lao động nghiêm túc, tôi không ngần ngại trả lời: Nguyễn Quang Lập”.

Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

VƯƠNG TRÍ NHÀN phân tích những cung bậc của cái hèn

(Theo lethieunhon. com)

Dân nghèo nên hèn đâu cũng gặp, kẻ giàu hèn rất nhiều, cho đến cả mấy triều vua cũng kế nhau mà hèn một cách thê thảm… Ở phương Đông cũng như phương Tây, thật ra người xưa đã khôn ngoan bảo nhau “tránh voi chẳng xấu mặt nào”, biết sợ kẻ đáng sợ không phải là xấu. Điều đáng nói ở đây là cái cách chịu thua và biết sợ của người xứ mình. Trong sự hèn ở đây, có thái quá biến thành khiếp nhược; lại có niềm tin rằng không bao giờ bằng người. Trước một việc lẽ ra phải lấy cái chết để tự khẳng định thì người ta vứt bỏ đạo nghĩa, hy sinh danh dự miễn sao bảo toàn tính mệnh; từ đây sinh ra cả một cách sống lẩn khuất chui nhủi.




NHỮNG CUNG BẬC CỦA CÁI HÈN

VƯƠNG TRÍ NHÀN

Không cần tìm đâu xa, trong các truyên cười dân gian, người ta đã bắt gặp vô số chân dung người Việt hèn. Anh chàng sợ vợ định nói phét thì gặp vợ về. Thầy đồ ăn vụng, thầy đồ liếm mật. Sư mô cũng gian dâm ăn cắp.
Có đến mấy truyện cổ tích trong đó có vai phú ông tham vàng bỏ ngãi, định gả con gái cho người này rồi thấy người khác giàu hơn lại hèn hạ bội ước. Cho đến cả chàng Thúc Sinh trong Truyện Kiều, trước cảnh Kiều bị vợ cả là Hoạn Thư hành hạ, cũng chỉ đành đóng vai giả câm giả điếc không dám đứng ra bênh vực con người mà mình từng thề non hẹn biển.

Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

Người Việt chưa giàu nhưng "sang": Chỉ vì thích phô trương!

Theo (Báo Đất Việt)

"Tính cách của người Việt dù nghèo đói nhưng vẫn thích phô trương, thích khoe khoang, vẫn ăn chơi dù tiền không có". 

PGS. TS Nguyễn Văn Nam - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại bày tỏ quan điểm trước việc người Việt mặc dù còn là nước nghèo, thu nhập thấp những vẫn chơi sang.



Phân tầng xã hội sâu sắc

PV:- Thời gian qua, Việt Nam liên tiếp nhận chứng nhận khu nghỉ dưỡng, nhà hàng sang trọng bậc nhất thế giới. Những thương hiệu đắt tiền bậc nhất về xe hơi, thời trang, trang sức… cũng đang hiện diện ở Việt Nam. Điều này có thể coi nghịch lý khi Việt Nam vẫn thuộc top các nước nghèo, mức lương trung bình chỉ nhỉnh hơn Lào và Campuchia? Ông bình luận như thế nào về điều này?

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

LOẰNG NGOẰNG CHUYỆN HÒ VÈ, THƠ CA

Hôm nay đọc trên FB thấy có bài viết của nhà thơ Đỗ Trọng Khơi về thơ, châm ở Thái Bình nên lưu lại để thỉnh thoảng đọc lại. (NL)

LOẰNG NGOẰNG CÁI CHUYỆN HÒ VÈ - THƠ CA
ĐỖ TRỌNG KHƠI
Thơ trào lộng, châm biếm nhằm phê phán sự việc, nhân vật, hoặc có trường hợp chỉ giễu nhại, đùa cợt cho vui, với đủ các hình thức thể hiện thường xẩy ra trong đời sống xã hội và văn học chính thống hay dân gian, có danh hoặc khuyết danh từ hằng ngàn năm tới nay còn lưu giữ những tác phẩm có giá trị. Vì vậy, khẳng định đây là một dòng văn học đáng quý, cần được duy trì, nghiên cứu, bảo tồn xứng đáng với vị trí của nó ở mọi địa phương, cũng như trên toàn quốc.…..
Ở Thái Bình, trong phạm vi hoạt động của Hội Văn nghệ hơn ba mươi năm qua cũng xuất hiện một "dòng văn học" dạng này và đã có "tác phẩm" vượt qua địa giới tỉnh, đó là các câu thơ vui tồn tại như một dạng thành ngữ, khẩu ngữ được ứng dụng trong giao tiếp văn nghệ thường nhật, được xem là của nhà thơ Bùi Hoàng Tám: "Thà rằng thịt chó lá mơ/ Còn hơn viết những câu thơ nhì nhằng"; hay, "Ra đường sợ nhất công nông/ Về nhà sợ nhất vợ không mặc gì; Kể chi quần tía áo hồng/ Người ta đẹp nhất là không mặc gì"…vv. Đó là điểm thành công mang ý nghĩa sinh hoạt, có giá trị khuếch tán và lưu tồn riêng. 

Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

VĂN BÚT THÁI LỌ

TP - Nhận được cái giấy mời của Hội văn bút Thái Bình dự lễ khai trương vườn tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các văn nhân của nhà văn Võ Bá Cường. Chưa tới ngày mở vườn tượng nhưng có việc qua Thái Bình nên tạt trước qua nhà văn họ Võ…
Hồ đồ Võ Bá Cường

Có lẽ biết Võ Bá Cường từ dạo cuốn Chuyện Tướng Độ (CTĐ)?
Lâu lắm Nhà xuất bản Quân đội nhân dân mới có cuốn bắt mắt bạn đọc như CTĐ?
Lần ấy ghé tư gia ông nhà văn tuổi đã quá thất thập mấy năm, đập vào mắt là bức thư pháp bốn chữ to đoành Nan Đắc Hồ Đô. Ngó dòng lạc khoản và hỏi thêm chủ nhân thì ra ông thửa từ lâu của một thợ chữ thành Bắc Kinh trong một lần đi Trung Hoa. Mà ông thợ viết ấy phải phóng bút theo ý đồ mà Võ Bá Cường mượn chữ của người xưa. Bốn chữ ấy có thể tạm dịch lẫn tạm hiểu, thông minh khó, hồ đồ cũng khó, từ thông minh chuyển sang hồ đồ lại càng khó.

Nhưng lần ấy một vị túc nho lại giảng cho tôi với một ngữ nghĩa khác. Bốn chữ ấy có ý răn, với người đời nhất là giới văn nhân trí thức khó nhất vẫn sự phản biện!
Rằng phàm ở đời, trước mọi sự chớ có ngay tắp lự gật đầu chuẩn không cần chỉnh mà luôn phải cật vấn, đại loại tại sao? Như thế nào? Do đâu? Thường việc treo chữ là tâm đắc là nói lên cái chí và cũng là để nêu và tự răn mình? Vận vào chủ nhân đây là dạng nào vậy?
… Ông Chủ tịch Thái Bình Nguyễn Ngọc Trìu đầu những năm 70 thế kỷ trước đi nghỉ mát ở Quảng Ninh móc được Võ Bá Cường khi đó là anh giáo viên cấp 2 đang dạy ở vùng đảo Ba Mùn Quan Lạn. Nói là móc được vì theo ông Trìu, Hội Văn nghệ Thái Bình sắp thành lập đang rất cần những người như anh giáo họ Võ đây, quê ở Thái Bình lại vừa có năng khiếu sáng tác!
Năm 1971, Võ Bá Cường thôi dạy học về Thái Bình. Nhưng cái anh giáo có năng khiếu viết văn họ Võ này không phải ngồi lĩnh lương để sáng tác. Mà làm cái việc na ná như chánh văn buồng lẫn phụ trách hành chính. Đại để phải lo được bia, trứng gà sống khi nhà thơ Xuân Diệu về Thái Bình nói chuyện thơ phú văn chương. Và ông chủ tịch Hội Bút Ngũ thường dõng dạc mỗi dịp liên hoan Này anh Cường khoản dồi chó thiếu cái lá mơ… Hoặc nhà xí cơ quan ta là bẩn lắm đấy anh Cường nhé.

MỘT NHÀ VĂN CHƠI NGÔNG


BÀN VỀ LÁ THƯ NGỎ CỦA TRẦN THÀNH TRUNG
Rất tình cờ ngồi đánh cờ tướng tại CLB Lê Qúy Đôn Thái Bình số 11 phố Quang Trung, Tôi thấy mọi người đang bàn nhau về “lá thư ngỏ” của bác nhàVăn xa quê, viết về, vườn tượng trong đó có tượng của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đang chuẩn bị khánh thành,của ông nhà văn Võ Bá Cường ở thôn Chàng xã Đông Dương huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình,gửi cho các đồng chí trong ban thường vụ Tỉnh Uỷ tỉnh Thái Bình,và một vài nhân vật khác .
Để hiểu thật kỹ tôi mượn một bác lá thư ấy để xem quả thật xem thư tôi càng hiểu thêm những điều đồn thổi về Nhà Văn Võ Bá Cường không ngoa chút nào, đang mải chìm trong dòng suy tư tôi thoáng nghe mấy cụ trong tổ thơ của CLB Lê Qúy Đôn nói và cười “ thế ông Nhà Văn họ Võ ngày xưa là người tạp vụ ở Hội Văn Nghệ Thái Bình à”, “hết lá mơ, nhà xí bẩn” là công việc chính của ông ấy, thì ông Xuân Ba chả viết trong báo Tiền Phong đấy thôi”.

Trong thư ông Trần Thành Trung có bàn tới việc ra giấy phép cho sao chép tượng của Đại Tướng mà Sở VHTT & DL Thái Bình cấp cho ông Võ Bá Cường, sau đó thuê Nghệ Nhân Kông Chuẩn thực hiện .Việc ra giấy phép làm Tượng và vườn tượng không thể đơn giản như trong thư ông Trần Thành Trung đề cập, đây là cả một vần đề mà trong công ước Berne đã quy định” Các tác phẩm dịch,mô phỏng, chuyển nhạc và các chuyển thể khác từ một tác phẩm văn học hoặc nghệ thuật đều được bảo hộ như tác phẩm gốc, miễn không phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc”.

Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014

TRÒ ĐÙA LỐ BỊCH VỚI TƯỢNG DANH NHÂN

Lâu rồi mình không vào các blog của các nhà văn, nhà báo thân quen nên không theo dõi được dư luận của những người đồng nghiệp. Hôm nay rỗi rãi tình cờ vaod lethieunhon.com, đọc được bài viết về một ông nhà văn Thái Bình. Biết là chẳng hay ho gì cái chuyện nhòm vào nhà người khác. Nhưng lâu nay thấy người cùng giới, người ngoài giới nói nhiều về chuyện này. Nếu một người nói thì chẳng để ý làm gì, nhưng cả trăm người xa gần đều nói giống nhau và đưa tin giống nhau. Nên mình cũng đưa lại bài này, dù không biết tác giả LẠI HOÀNG là ai cả (nguyenlong.thuongdan)


TRÒ ĐÙA LỐ BỊCH VỚI TƯỢNG DANH NHÂN
LẠI HOÀNG
Những ngày này ở tỉnhThái Bình vẫn chưa ngớt lời bàn về bức tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đặt ở góc sân từ đường của nhà văn Võ Bá Cường. Trên trang mạng của nhà văn Trần Nhương, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn nhà thơ Bùi Hoàng Tám v.v đã có hàng trăm ý kiến phản bác bức tượng này. Tôi bán tin bán nghi tìm đường về làng Chàng, xã Đông Dương, huyện Đông Hưng, Thái Bình- quê hương ông nhà văn họ Võ để được tận mắt thấy, tận tay sờ bức tượng và để tìm hiểu một trò đùa thách thức dư luận...

Chủ Nhật, 12 tháng 10, 2014

VĂN TẾ THẬP LOẠI GIÁO SƯ

Điểm danh các loại người trong VĂN TẾ THẬP LOẠI GIÁO SƯ



Nguyễn Trần Sâm

Năm 2010, trên hàng chục (có thể hàng trăm) trang mạng xuất hiện tác phẩm khuyết danh Văn Tế Thập Loại Giáo Sư (gọi tắt là Văn Tế). Về hình thức, đây không phải loại văn tế đặc trưng mà là thơ song-thất-lục-bát, bắt chước Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh của Cụ Tiên Điền. Tôi đọc và thực sự kính phục tác giả của nó. Trong vỏn vẹn 392 chữ, tác giả đã vẽ nên một bức tranh hiện thực sinh động về cuộc đua chen mua bằng bán tước, với tài dùng từ ngữ không chê vào đâu được, từng từ được chọn lựa đắt đến mức không thể nào thay thế nổi. Tôi nghĩ tác phẩm này xứng đáng được đưa vào sách giáo khoa Văn của các thế hệ sau.

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

Bài thơ KHÓC BẰNG PHI có phải của Vua Tự Đức ?


Trong cuốn sách phê bình văn chương: “Chương Dân thi thoại” (1931), Phan Khôi (1887-1959) hai lần dẫn: “Đức Dục Tôn ngự chế điệu một bà phi “Đập cổ kính ra tìm lấy bóng/ Xếp tàn y lại để dành hơi”; bài Khóc Bằng Phi kính lục ra đây: “Ới thị Bằng ơi đã mất rồi/ Ớ tình ớ nghĩa ớ duyên ôi/ Mùa hè nắng chải oanh ăn nói/ Ngõ sớm trưa sân liễu đứng ngồi/ Đập cổ kính ra tìm lấy bóng/ Xếp tàn y lại để dành hơi/ Mối tình muốn dứt càng thêm bận/ Mãi mãi theo hoài cứ chẳng thôi” (theo sách 10 thế kỷ bàn luận về văn chương, tập II, Nxb GD, 2007, tr 47-48). Nhà nghiên cứu (từng làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục) Nguyễn Văn Huyên (1908-1975) trong sách Hát đối đáp của nam nữ thanh niên, xb tại Pháp, 1934; chép bài thơ cũng coi là của Tự Đức khóc Bằng Phi, tuy có khác đôi từ (in lại trong Văn học Việt Nam thế kỷ XX,lý luận phê bình nửa đầu thế kỷ, quyển 5, tập III, Nxb Văn học, 2004, tr 910).  Nhưng đến đầu những năm 40 thế kỷ XX, lại có ý kiến bác lại thuyết trên.


BÀI THƠ “KHÓC BẰNG PHI” CÓ PHẢI CỦA VUA TỰ ĐỨC?

ĐỖ TIẾN BẢNG

Hai câu thơ:
Đập cổ kính ra tìm lấy bóng
Xếp tàn y lại để dành hơi  
Hiện nay, nhiều người vẫn cho hai câu thơ lưu truyền trên là của Tự Đức.  Đây là hai câu trong một bài thơ có tên đề “Khóc Bằng Phi” được một số nhà nghiên cứu đưa vào sách. Tin tác giả là Tự Đức, có không ít người phân tích bình tán cảm hứng của vị vua hay chữ triều Nguyễn này. Nhưng thực ra vấn đề tác giả không phải đã khẳng định như một số người vẫn đinh ninh, mà còn tồn nghi về “tác quyền” của hai câu thơ, cũng như cả bài thơ này.   

Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

NGƯỜI VIỆT VÀ NGƯỜI ĐỨC

Là một trong những người Việt Nam đã từng sống nhiều năm ở Đức, tôi hiểu được những điều cơ bản của dân tộc Đức và xã hội Đức khác với dân tộc Việt Nam và xã hội Việt Nam trong giai đoanh hiện nay thế nào. Thấy bài viết của nhà văn Phạm Thị Hoài bàn về vấn đề tâm đắc này tôi tải về để làm tư liệu.

Phạm Thị Hoài/ (Theo quechoablog)

Quê hương thứ hai của tôi khác hẳn quê hương thứ nhất. Khí hậu, thể chế chính trị, tổ chức xã hội, ngôn ngữ và văn hóa, đời sống hàng ngày, phong tục tập quán và tính cách con người, cây, nước, không khí và bầu trời… Cả chó, mèo, vịt, chim bồ câu và vi khuẩn cũng khác.

 Chỉ có dân số, diện tích [1] và vài chục năm trong lịch sử cận hiện đại là tương đối gần nhau. Tôi thuộc phe không tin rằng bộ gene sinh học góp phần quyết định số phận của một dân tộc [2], vậy mà nhiều khi phải phân vân: Người Việt và người Đức dường như được hai tạo hóa nhào nặn bằng hai chất liệu không thể khác nhau hơn.

Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

Ráp vần vè và(o) thơ


(Theo phongdiep.net)

BIỂN BẮC
Dẫn nhập
Chúng tôi nhớ trước đây - khi luận bàn về thơ, ở trên những vuông chiếu, hay bàn tròn hoặc ở sân diễn đàn thông tin giấy và điện tử - người ta thường hay đóng ấn cho những sáng tác “không ưa” rằng: đây là một bài viết có vần, là một bài vè chứ đâu phải thơ?!
Ráp vần vè và(o) thơ
Hình ảnh một Griots của châu Phi - Ảnh: internet


Chúng tôi thấy bây giờ - khi nhận xét về thơ, khi phản ánh về thơ tân hình thức (Việt) - người ta phóng ngay mũi luận đích vào nhiều những sáng tác thơ Tân Hình thức (THT): không có âm vần, thấy nó lùng bùng như là một bài nhạc Ráp[A], chứ đầu phải (vần(g)) thơ?! Thậm chí có nhiều người thực hành thơ THT, khi đánh giá chất THT của nhiều sáng tác, giơ bảng: là một bài Ráp, thiếu nhạc điệu/ nhạc tính, không phải là thơ THT!

Suy diễn như thế có vẻ khẳng khăng Ráp không có thể vần, âm vận, nhạc nhịp và hẳn nhiên không thể là thơ. Mà cho dẫu có vần cũng không hẳn là thơ vì có thể chỉ là vè.

Vì khuôn khổ của bài viết có hạn, nên chúng tôi chỉ chọn tô đậm đề tài Rap, tuy nhiên một cách tổng quan, để tìm câu trả lời cho câu hỏi:

Rap có phi là thơ không? 

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

GỬI NHỮNG CÔN ĐỒ KHOA HỌC

Đó là cái tít bài viết của nhà văn Nguyễn Quang Vinh bày tỏ nỗi bức xúc khi nghe tin Sở KHCN Thái Bình không cho ông nông dân trong tỉnh làm lò đốt rác phát điện. Xung quanh vụ việc này có nhiều báo đã đưa tin và bình luận. Để mọi người tiện xem xét, chúng tôi xin đăng lại một số bài đã đăng trên các báo. (NL)



Nông dân Thái Bình làm "nhà máy điện", cạnh tranh EVN
(Báo Đất Việt ngày 5/7/2014)
(Quan điểm) - Một người nông dân chính hiệu đã chế tạo thành công một lò đốt rác có khả năng phát điện đủ cho 20 hộ sử dụng thoải mái.
Hành trình để có chiếc máy phát điện kỳ diệu
Những ngày này, người dân huyện Thái Thụy (Thái Bình) vô cùng ngạc nhiên về việc một người nông dân đã hoàn thiện một chiếc máy phát điện có một không hai trên thế giới khi nguyên liệu để tạo ra điện lại chính từ rác.
Đó chính là ông Bùi Xuân Kiên, một người nông dân chính hiệu với dáng người cao gầy, khắc khổ. Anh cho biết chiếc máy phát điện, chính xác hơn là lò đốt phát điện của anh đã được thai nghén từ nhiều năm nay và chính thức thành công cách đây vài tháng.
Chia sẻ về người nông dân này, trưởng thôn Bùi Khắc Huệ đã hãnh diện: "Ông Kiên là niềm tự hào của chúng tôi, chiếc lò đốt rác phát điện của ông ấy đã hoạt động hiệu quả và với một chiếc lò như vậy hoạt động hết công suất có thể đáp ứng được điện cho 20 gia đình."
Ông Bùi Xuân Kiên mới chỉ học hết cấp hai trường làng, cả đời lam lũ với công việc đồng áng, với đủ thứ nghề vất vả của xã hội, tuy nhiên, trong lòng ông vẫn ấp ủ một đam mê cháy bỏng với nghiên cứu, sáng chế.
Bùi Khắc Kiên bên chiếc lò do anh tự chế tạo
Ông tâm sự, từ lâu đã ấp ủ kế hoạch tạo ra một chiếc máy làm ra điện, mà phải làm từ rác chứ không phải làm từ những nguyên liệu quý giá ngày càng cạn kiệt. Để thực hiện đam mê ấy, ông từ bỏ căn nhà khang trang trong làng, rời ra ở một căn nhà khoảng 20m2 ngoài chợ huyện.


Lý do để ông Kiên dọn ra gần chợ ở vì chỉ có chợ cũng là cái mỏ rác để ông có thể thoải mái kiếm được nguyên liệu để thử nghiệm. Ông tâm sự: "Tôi có 30 năm kinh nghiệm trong nghề nung, rèn. Đã từng tạo ra hàng nghìn cái lò nên tôi cũng ấp ủ từ những chiếc lò như vậy có thể làm ra được một năng lượng nào đó, và thế là tôi mày mò nghiên cứu chế tạo một dạng máy phát nhiệt điện."
Và tiếp đó, ông Kiên mất thêm 6 năm trời cùng với khoảng 100 triệu tập trung sáng chế... Cuối cùng "nhà máy điện" cũng thành hiện thực. Trong quá trình nghiên cứu, ông còn phải đi Thái Nguyên, Quảng Ninh, Lạng Sơn để nghiên cứu cơ chế hoạt động của các nhà máy nhiệt điện và mua sách về nhà tự học.
Ông Kiên quan tâm nhất đến những kiến thức về sự chuyển hóa nhiệt năng thành cơ năng, cơ năng thành điện năng. Và những kiến thức này ông có thể tìm được rất nhiều trong các cuốn giáo trình cho trình độ đại học.
Cho đến hiện tại, chiếc lò phát điện của ông Kiên đã có thể làm được 1kg rác sản xuất được 1,5kW điện, 1kg gỗ sẽ được 4-5kW điện. Chiếc máy này cho ra giá thành điện sẽ rẻ hơn 80% giá điện hiện hành. Để vận hình chiếc máy này cũng chỉ cần một vài người, hoặc thậm chí chỉ có mình ông Kiên.
"Công việc chính của người vận hành chỉ là phân loại rác, cho vào guồng, đảm bảo nhiệt độ lò luôn từ 1.600 độ C đến 2.000 độ C" - ông Kiên cho biết.

Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014

TỔ QUỐC
Thơ của PHẠN XUÂN TRƯỜNG

... “Có phải bây giờ anh mang đánh đĩ cả lòng tin”
Việt Phương

1.
Bốn nghìn năm bao bài học nhớ đời
Câu chuyện nỏ thần mới nguyên như cũ
Vua cả tin - dân nhầm minh chủ
Nay răng cắn môi, đồng chí hoá kẻ thù
Chó sói đã gửi ba chân vào hang thỏ (1)
Thì chuyện gì sẽ phải xảy ra

Đồng chí ư! Tin đến ngây thơ
Sau nụ hôn má đầy nấm độc (2)
Đã là rắn chẳng con nào không có nọc
Lời nhân sâm gan ruột tẩm nhân ngôn
Khoác áo thầy tu dao giắt sau lưng
Ngực đồng chí ròng ròng máu rỏ
Bốn nghìn năm rồi bốn nghìn năm nữa
Chó sói đội lốt cừu vẫn chó sói, con ơi!
Sông Bạch Đằng vẫn ngầu máu tươi
Cọc Bạch Đằng vẫn còn nhọn hoắt
Sóng gầm lên gươm khua ngựa thét
Đến hôm nay vẫn chưa hết căm hờn
Ải Chi Lăng và Mục Nam Quan
Từng ngọn cỏ vẫn là chiến luỹ...

2.
Quên sao được những năm đánh Mỹ
Ngoại giao bóng bàn là bán luôn đồng chí
Ai cộng sản ai là con đĩ
Cùng tôn thờ chủ nghĩa Mác đấy thôi
Sài Gòn 1975 sắp kết thúc rồi
Ai thoả thuận với Dương Văn Minh nhằm thế chân giặc Mỹ
Ai cộng sản ai là con đĩ
Năm 79 ai đằng sau Khơ Me đỏ giật dây
Mẹ Việt Nam thương tích còn đầy
Hết nghĩa trang đất liền lại đến nghĩa trang ngoài biển
Rắn nằm lại sau năm 79
Nuôi mộng bá quyền góc chợ quẫy đuôi
Thuốc độc tẩm vào nho, táo, lê tươi
Thạch tín trộn vào sữa bột
Mộng bành trướng đang ngấm ngầm huỷ diệt một dân tộc
Điôxin cũng chửa là gì
Lê Chiêu Thống nghìn đời vết nhục còn ghi
Nay lừng lững quả bom bùn trên nóc nhà Đông Dương chưa nổ
Những khuôn mặt đời Đường lố nhố
Xó chợ, làng quê, len lỏi phố phường
Những ánh mắt gườm gườm
Vươn cánh tay của loài bạch tuộc
Lè chiếc lưỡi bò đòi nuốt biển Đông
Bốn nghìn năm dòng dõi Lạc Hồng
Còn một người không một lần khuất phục
Dẫu sống khổ còn hơn sướng nhục
Hoàng Sa là máu thịt của Việt Nam
Đất mẹ nghìn đời không hết gian nan
Vừa thoát khỏi gông cùm đế quốc
Lại gặp hoạ cộng sản Trung Quốc
Muốn non nước này trở về Giao Chỉ, Cửu Chân
Dòng dõi Lạc Hồng “thà làm quỷ nước Nam” (3)
Mặc các ngươi có tên lửa Thần Châu hay sân bay vũ trụ
Bố xin làm quả bom chờ nổ
Tan xác rồi không cần bằng Tổ Quốc Ghi Công.
Hồn nhập vào lá cỏ hoá mũi chông
Muôn lá lúa thành lưỡi gươm nhọn  hoắt
Một hòn sỏi cũng hoá thành viên đạn
Bắn vào tim những cộng sản làm càn (4)
Bốn tốt ư! Mười sáu chữ vàng
63 người lính ở Gạc Ma không chết vì Giặc Mỹ
Lại hy sinh từ họng súng người đồng chí Trung Hoa
Con ơi!
Nếu tin rằng gái điếm biết ăn năn và lời thề thằng nghiện
Thì con sẽ hiểu thế nào là tráo trở và bắt cá hai tay
Mèo trắng, mèo đen uống máu để say
Rắp tâm đẩy dân tộc này xuống dưới hầm tai vạ (5)
Tâm địa ấy không thế thì mới lạ.



3.
Buồn cho những người dán tem nhãn thơ văn
Vỗ ngực làm “sỹ phu” thời hiện đại
Tốn giấy mực làm thơ khóc chuyện tình ngang trái
Sếch rẻ tiền tung hô hậu hiện đại
Kẻ bất tài lời lẽ con buôn
Đòn hội đồng hùa nhau cắn đồng nghiệp
Nơi chiếu rượu từng say be bét
Chém gió vung tay đe hất đổ cả Thiên đường
Cái danh hão không có tên xét thưởng
Mà xâu xé nhau không tiếc chữ tiếc lời
Đất Mẹ đau thương biển Đông sục sôi
Không cấm khẩu chỉ miệng câm như hến
Sướt mướt làm thơ khóc đò không bến
Mặc đồng chí đang gặm dần từng tấc núi thước sông
Cả một Hoàng Sa là máu thịt của cha ông
Con của Mẹ giữa trùng khơi sóng gió
Một hạt cát Hoàng Sa đang vùi trong đau khổ
Kẻ cướp nhầm là nối khố
Bốn nghìn năm mà vẫn không tỉnh ngộ
Thế kỷ 21 rồi không chọn được bạn mà chơi
Quyền lợi nhóm lớn hơn trời
Tim trong sáng nhìn xuyên bóng tối
Ai thủy chung và ai phản bội
Bố là thằng ngu đi giữa cuộc đời
Chẳng dám hơn ai về lòng yêu nước
Trước kẻ thù thơ không làm gì được
Bố sẵn sàng làm quả bom chờ nổ: Con ơi!

Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014

Ly kỳ chuyện Cao Biền trấn yểm long mạch đế vương ở Việt Nam


               Lịch  sử vốn đã có rất nhiều điểm mơ hồ. Lịch sử về tâm linh lại càng mơ hồ hơn. Ai rõ thực hư chuyện từ hơn một ngàn năm trước. Nhưng người ta có thể tin bằng những gì mà người ta phán đoán, hiẻu biết và cảm nhận được.
Nhân đọc được bài viết này của học giả Phạm Lưu Vũ trên trannhuong.com. Thấy hay nên đem dán vào đây đẻ khi cần đọc lại (N.L)
 (tạp bút)
Ai cũng biết và công nhận Cao Biền đời nhà Đường là một nhà đại phong thủy, cổ kim hiếm có. Nhưng ít người biết Cao Bin còn là một người tu tiên đắc đạo ở quả vị tương đối cao (có lẽ phải tương đương quả vị A La Hán). Tiếc rằng không phải Chánh đạo, mà là ngoại đạo.
(Dã?) sử của ta vẫn coi ông là kẻ đã đóng cọc, yểm bùa ở sông Tô Lịch nhằm trấn yểm (phá hủy) Đại can long (long mạch đế vương) ở chốn này.
Chân lý phong thủy nhận định một cách rõ ràng rằng Đại can long là một yếu tố tiên quyết để có thể lập quốc, hình thành 1 quốc gia. Nơi nào có Đại can long thì nơi đó mới có thể lập thành một nước, bất kể diện tích nó rộng hay hẹp, dân số nó nhiều hay ít, bao gồm một hay nhiều chủng tộc... (Xingapore, Mĩ… là những thí dụ). Không có Đại can long thì dù rộng lớn, đông dân, chủng tộc lâu đời, thuần khiết… đến mấy cũng mãi mãi chỉ là “vùng lãnh thổ” mà thôi.
Trong bài “Thăng Long lược phong thủy kí” trước đây, tôi đã chỉ ra ở Trung Quốc có tới 3 Đại can long
Có nhiều Đại can long cũng chưa hẳn đã là điều hay, bởi như thế thường hay bị nội chiến, chia cắt (Trung Quốc, Triều Tiên là những thí dụ).
Trở lại chuyện Cao Biền. Có thực việc làm của ông nhằm phá hủy long mạch?

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

THÊM MỘT BÀI GIỚI THIỆU THƠ THƯỜNG DÂN

Tháng 4/2014 vừa qua, trang web của Hội Nhà văn Hải Phòng giới thiệu lại về bài thơ Thường dân được giải nhất cuộc thi thơ lục bát của Văn nghệ trẻ tổ chức năm 2003 và kèm theo lời giới thiệu về vấn đề mà một vài người cho rằng bài thơ có liên qua đến "vấn đề chính trị". Do vậy xin đăng lại bài này đẻ làm tư liệu. N.L


Bài thơ “Thường dân” giải nhất báo Văn nghệ trẻ 2003

Trong cuộc thi thơ lục bát năm 2003 có bốn vạn bài thơ dự thi. Một dân thường tên là Nguyễn Long ở tỉnh Thái Bình dự thi bài Thường dân và được trao giải nhất. Khi bài thơ “Thường dân” của ông được trao giải nhất báo Văn nghệ trẻ, nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi, thành viên ban giám khảo cuộc thi có lời bình: “Bài thơ nói những điều ai cũng thấy, cũng biết mà không biết nói thế nào cho thành thơ và... không sai chính trị”. Theo ông, thường dân làm thế nào để nói về nỗi khổ của mình mà không sai chính trị? Nhà thơ Nguyễn Long đã trả lời:  Tôi nghĩ chỉ có những lời nói cũng như những việc làm chống lại Nhà nước, chống lại quyền lợi của dân tộc thì mới gọi là sai chính trị, chứ nếu dân còn đói, còn khổ, cuộc sống còn những bất công... mà nói đúng như vậy thì không thể gọi là sai chính trị.

vanhaiphong.com trân trọng giới thiệu


Nguyễn Long

Thường dân

Đông thì chật, ít thì thưa

Chẳng bao giờ thấy dư thừa thường dân

Quanh năm chân đất đầu trần

Tác tao sau những vũ vần bão giông.

Khi là cây mác cây chông

Khi thành biển cả, khi không là gì

Thấp cao đâu có làm chi

Cỏ ngàn năm vẫn xanh rì cỏ thôi.

Ăn của đất, uống của trời

Dốc lòng cởi dạ cho người mình tin

Ồn ào mà vẫn lặng im

Mặc ai mua bán nổi chìm thiệt hơn.

Chỉ mong ấm áo no cơm

Chắt chiu dành dụm thảo thơm ngọt lành

Hoà vào trời đất mà xanh

Vô tư mấy kiếp mới thành thường dân.