TP
- Nhận được cái giấy mời của Hội văn bút Thái Bình dự lễ khai trương vườn tượng
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các văn nhân của nhà văn Võ Bá Cường. Chưa tới ngày
mở vườn tượng nhưng có việc qua Thái Bình nên tạt trước qua nhà văn họ Võ…
Hồ đồ Võ Bá Cường
Có lẽ
biết Võ Bá Cường từ dạo cuốn Chuyện Tướng Độ (CTĐ)?
Lâu lắm Nhà xuất bản Quân đội nhân dân mới có
cuốn bắt mắt bạn đọc như CTĐ?
Lần ấy
ghé tư gia ông nhà văn tuổi đã quá thất thập mấy năm, đập vào mắt là bức thư
pháp bốn chữ to đoành Nan
Đắc Hồ Đô.
Ngó dòng lạc khoản và hỏi thêm chủ nhân thì ra ông thửa từ lâu của một thợ chữ
thành Bắc Kinh trong một lần đi Trung Hoa. Mà ông thợ viết ấy phải phóng bút
theo ý đồ mà Võ Bá Cường mượn chữ của người xưa. Bốn chữ ấy có thể tạm dịch lẫn
tạm hiểu, thông minh khó, hồ đồ cũng khó, từ thông minh chuyển sang hồ đồ lại
càng khó.
Nhưng
lần ấy một vị túc nho lại giảng cho tôi với một ngữ nghĩa khác. Bốn chữ ấy có ý
răn, với người đời nhất là giới văn nhân trí thức khó nhất vẫn sự phản biện!
Rằng
phàm ở đời, trước mọi sự chớ có ngay tắp lự gật đầu chuẩn không cần chỉnh mà
luôn phải cật vấn, đại loại tại sao? Như thế nào? Do đâu? Thường việc treo chữ
là tâm đắc là nói lên cái chí và cũng là để nêu và tự răn mình? Vận vào chủ
nhân đây là dạng nào vậy?
… Ông
Chủ tịch Thái Bình Nguyễn Ngọc Trìu đầu những năm 70 thế kỷ trước đi nghỉ mát ở
Quảng Ninh móc được Võ Bá Cường khi đó là anh giáo viên cấp 2 đang dạy ở vùng
đảo Ba Mùn Quan Lạn. Nói là móc được vì theo ông Trìu, Hội Văn nghệ Thái Bình
sắp thành lập đang rất cần những người như anh giáo họ Võ đây, quê ở Thái Bình
lại vừa có năng khiếu sáng tác!
Năm
1971, Võ Bá Cường thôi dạy học về Thái Bình. Nhưng cái anh giáo có năng khiếu
viết văn họ Võ này không phải ngồi lĩnh lương để sáng tác. Mà làm cái việc na
ná như chánh văn buồng lẫn phụ trách hành chính. Đại để phải lo được bia, trứng
gà sống khi nhà thơ Xuân Diệu về Thái Bình nói chuyện thơ phú văn chương. Và
ông chủ tịch Hội Bút Ngũ thường dõng dạc mỗi dịp liên hoan Này
anh Cường khoản dồi chó thiếu cái lá mơ… Hoặc nhà xí cơ quan ta là bẩn lắm đấy
anh Cường nhé.
Đại
loại từng phải bập vô số những việc lặt vặt không tên.
Quỹ
thời giờ cứ chi dùng vào những lắt nhắt bé mọn và cả thê lương nữa của thời bao
cấp, Võ Bá Cường cứ chìm lút, mất tăm dài dài. Cũng có cựa quậy một vài bài
thơ. Rồi cả tập hẳn hoi? Nhưng đọng lại chẳng có bao nhiêu hột chữ?
Có thể
nói, lão Bá chỉ giật mình vượng lại cái khí lực viết lách cùng chữ nghĩa là
khoảng thời gian trước lúc sầm sập hưu?
Một góc Võ Bá Cường
Cái
căn cước nhập môn trình làng hình như không phải tập thơ Hồn
quê và Dưới
bóng tre xanh mà là Chảo lửa và Ở
làng lắm chuyện khi Võ Bá Cường lai rai tỷ mẩn cùng chì chiết với đời sống nông
thôn Thái Bình khi đó đang chấp chới với đời sống dân chủ? Rồi hơn mười năm gió
bụi cùng là dâu bể sống với những người Hoa Đông Bắc thời gian dạy học không
phải nhớ nhớ quên quên cùng kể lể liệt kê mà là thăng hoa cùng chiêm nghiệm một
cách mê chuội, tỉnh táo trong tập hồi ký Thời tôi sống như khiến giới
đọc bảng lảng có một Võ Bá Cường? Và chỉ khi Chuyện
Tướng Độ và Người
đeo lục lạc trình làng, không bảng lảng nữa mà rõ và đậm nét một cây viết Võ
Bá Cường, bút lực đã không còn là tầm cấp hàng tỉnh nữa rồi?
Viết
về hai đấng quê Thái Bình là Trần Độ và Nguyễn Hữu Đang (Người
đeo lục lạc) thì cũng có nhiều người viết nhưng hình như chỉ là thứ lý
lịch trích ngang? Nhưng nâng cấp thành thể loại tiểu sử tày tặn những tầng những
nghĩa thì chỉ Võ Bá Cường?
Khúc
nhôi cùng những lao lực này khác để cuốn Tướng
Độ xuất
bản được kể ra có khi lại nhô nhỉnh hơn nội dung sách? Tất cả địa danh tướng Độ
từng đến từng qua. Những người từng làm việc với tướng Độ ở chiến trường miền
Đông Nam Bộ, Võ Bá Cường đã lần tìm, đã gặp. Cuộc tìm gặp (không dễ dàng) của thảo
dân Võ
Bá Cường với các vị Võ Văn Kiệt và Lê Khả Phiêu như cú hích như cái bùa lành để
yểm cho cuốn CTĐ ra đời.
Cuộc
hành xác lẫn hành hương đến chốn sơn cùng thủy tận, thâm sơn cùng cố Bắc Mê Hà
Giang nơi ông Nguyễn Hữu Đang từng bị giam và cuộc đáo qua mấy chục trại giam
suốt chiều dài đất nước… là những chuyện không mấy người được nghe? Cứ như Võ
Bá Cường là người biết nuôi sự kiện? Việc nối việc, sách nối sách vậy? Phải quá
đi khi có một thứ vĩ thanh đại loại đi tìm Tướng Độ cùng
Nguyễn Hữu Đang người thiết kế Lễ đài Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập chẳng hạn?
Viết
về những người mà ít ai động bút đến…
Nghe
nhà văn bộc bạch, tôi muốn thêm một chữ. Ấy là dám. Không có ai dám động bút
đến.
… Thấy
là lạ khi ngó thêm bức thư pháp chữ khá chuẩn của Tào MạtCổ
lai mặc khách đa ưu hoạn /Chỉ tại sinh linh tả bất bình (Chuốc bao lo nghĩ
phiền hà/ Bởi điều khốn nạn làm ta bất bình. Xuân Ba tạm dịch)
Thời
điểm những năm cuối tám mươi, Võ Bá Cường, việc viết lách chưa nổi trội nhưng
Tào Mạt dường như đã đọc, đã trù liệu trước sự không yên ổn của cái người mà
mình cho chữ? Bữa ấy hai vợ chồng Võ Bá Cường đến thăm Tào Mạt đang bạo bệnh
cùng Nguyễn Khắc Trường, Nguyễn Đức Mậu…
Ngồi
có một chốc với ông già viết họ Võ mà như rôm đốt trong người cùng những mắt
chữ O mồm chữ A. Không phải ở làng lắm chuyệnmà là Thái Bình mà
điển hình của nước Việt biết số phận mảng đời cùng chi tiết, những nguyên mẫu
ấy nếu khéo ra sẽ bầu lên những nhân vật hơi bị hót? Mà lão Bá ở tuổi 75 vẫn
đang cần mẫn cày xới. Cứ ngó tập giấy A4, cứ 5, 10, 15 tờ trắng đóng, ghim sẵn
thành tập để tiện cho việc viết (ông không biết dùng vi tính) chờn chợn cảm
giác Võ Bá Cường đang tiến hành cuộc chơi cuối đời hơi bị hoành?
Cũng
cần thêm cái mở ngoặc, hiện tại bạn đọc đương băn khoăn ngóng ngó tập 2 CTĐ.
Không phải tác giả chưa viết mà là bản thảo đang… nằm chờ ở NXB Quân đội gần 2
năm nay.
Lý do
chưa xuất bản là cả một câu chuyện dài chưa tiện kể! Mà hồi ra tập đầu, một vị
trong Ban GĐ phải rút cả thẻ Đảng ra cam đoan rằng sách Tướng
Độ không
có vấn đề gì!
Riêng
đoạn bắt bạn đọc phải ngóng. Ngó và giục là cái lãi của Võ Bá Cường?
Nhân vật trong vườn tượng
Cuộc
chơi của Võ Bá Cường không chỉ viết!
Một
bữa nhàn ngó cái sân trước nhà từ đường ở làng Chàng, ông viết văn họ Võ lại
thấy những ngày viết của mình không yên ổn?
Ông
ngưng việc viết chạy qua chỗ Đức Hậu (chủ tịch hội văn bút Thái Lọ) cùng nhà
điêu khắc Ngô Công Chuẩn.
Hai vị
ấy hình như bị Võ Bá Cường bùa mê thuốc lú?
Không
biết họ đã bàn bạc đã dự định sắm sanh những gì?
Không
đầy 2 năm, cái sân gạch nhà từ đường ở làng Chàng của Võ Bá Cường lần lượt hội
tụ những đấng Nam Cao, Võ An Ninh, Bùi Xuân Phái, Văn Cao, Chế Lan Viên, Tào
Mạt. Hình hài khí chất các đấng ấy hóa thân dạng bán thân trong những chất liệu
đá dạng tượng vườn.
Tượng
cuối cùng được rước vào từ đường họ Võ làng Chàng là Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Nhưng với khuôn khổ khác. Cao 1,3m (mô phỏng tuổi Đại tướng); bệ tượng 2,35m
như nhà văn nói là chuẩn cả về kích thước lẫn phong thủy.
Sau
khi xin phép Sở VH và các cơ quan có trách nhiệm, Võ Bá Cường cùng điêu khắc
gia Công Chuẩn đã lang thang khắp vùng Sơn Nam hạ (Ninh Bình, Nam Định, Thái
Bình) đi tầm những hình khối đá thích hợp với ý đồ kính
rước các danh nhân mà mình yêu thích vào sân nhà từ đường.
Hai
ông viết và ông điêu khắc đã qua những ngày đêm miệt mài thể hiện hình khối,
khí chất các đấng văn nhân.
Riêng
tượng Tướng Giáp thì công phu lắm. Từ khâu chọn mẫu, chọn đá; lên 30 Hoàng Diệu
dâng hương Cụ và hỏi ý kiến các con Cụ, những Võ Điện Biên, Võ Hoài Nam.
Nhà
điêu khắc Công Chuẩn ra chợ Bo mua chiếc dù đại để che mưa nắng lấy chỗ tạc
tượng. Bà bán hàng tò mò cụ tuổi cao bán hàng
quán làm gì mà mua ô lớn vậy? Công Chuẩn cười hàng
quán gì, là tôi đang tạc tượng cụ Đại tướng… Khi biết được việc Công Chuẩn
làm, bà chỉ lấy một nửa giá!
Chuyện
loang ra các nhà sư mang hương hoa đến lễ nói là để anh linh Đại tướng phù hộ!
Người
thì mang sữa mang bánh đến mời Công Chuẩn để nhà điêu khắc có sức mà tạc tượng.
Công Chuẩn cười, nhiều năm làm cái nghề tạc hàng trăm tượng nhưng chả thấy
chuyện như thế này bao giờ?
Cái
máy mài cắt đá dùng cho việc tạc tượng ngốn điện bị nhảy
ápnhảy
liên tục. Hội Cựu chiến binh cử hẳn một ông cầm sào tre để chỉnh áp!
Cũng nói thêm dạo rước xong các tượng văn nhân những Nam Cao, Bùi Xuân Phái,
Văn Cao… vào sân từ đường đúng dịp Tết Đoan Ngọ mồng 5 tháng 5 năm Tỵ (2013) Võ
Bá Cường hẹn với Công Chuẩn về nhà mình liên hoan. Đương về thì chiếc xe khách
đi ấu phóng vèo qua cuốn Võ Bá Cường cùng chiếc xe máy vào gầm kéo lê hơn chục
mét. Người đi đường thất thanh kinh hoàng phen này cái ông bị cuốn dưới gầm ô tô
khách ấy có mà nát bét.
Sự lạ
đã xảy ra. Võ Bá Cường lồm cồm bò ra. Người và xe đều lành lặn. Bà vợ ông nói
có lẽ các cụ văn nhân phù hộ? Có chút phiền là sau đó có nhiều người tìm đến
lấy ngày sinh tháng đẻ tuổi tác ngoài Võ Bá Cường ra còn năm sinh năm mất của
những Nam Cao, Tào Mạt, Chế Lan Viên… Hóa ra họ chơi lô đề!
Chuyện
bức tượng Tào Mạt chế tác ở làng đá Ninh Vân (Ninh Bình) thợ sơ suất ghi sai
là Tào Mạc. Khi chuyển lên xe, không hiểu sao nặng, cứ ì
ạch mãi? Rồi bất đồ, pho tượng đổ nhào. Nếu không có cây luồng đà giáo chắn thì
đè nghiến ống quyển của hai anh thợ đá. Phải đục lại tên. Mọi việc mới ổn.
Tượng
tướng Giáp cũng phải chọn ngày lành tháng tốt tức mồng 6 tháng 8 ÂL đúng 11h 15
rước tượng từ xưởng của Công Chuẩn. Các cựu chiến binh ngồi trên 2 xe, quân
phục huân huy chương mũ mão nghiêm chỉnh đi sau xe rước ảnh Đại tướng (tức mẫu
tượng) được kết hoa. Xe chạy đến đâu dân xếp hàng hai bên đường nghiêm ngắn
chào.
Ngó
câu đối cổng từ đường, chữ đã chuẩn lại hàm súc Hiếu
đạo văn phong kim uyển tại/ Nhân cơ nghĩa khí cổ chi di (về nhà lẩn mẩn dịch ý
Bây giờ uyển chuyển văn phong/ Bởi hưởng đạo hiếu ngàn trùng thuở xa/Thời nay
nghĩa khí phong ba/ Bởi chưng thừa hưởng ông bà tổ tiên. Xuân Ba tạm dịch).
Khoảng
sân vườn từ đường hẹp nhưng vẫn đủ độ thoáng lẫn không gian cho những bức
tượng. Lần lượt những Nam Cao, Văn Cao, Bùi Xuân Phái, Chế Lan Viên, Tào Mạt.
Võ An Ninh nánh ra một góc ống kính như đang hướng về các đấng?
Vị trí
đắc địa là tượng Đại tướng.
Thoáng
gặp vẻ tần ngần lần trù trừ của Võ Bá Cường trước viền mép tấm vải đỏ đang
khuôn kín thân bức tượng, anh bạn đồng nghiệp Thái Bình hích nhẹ sườn tôi… Mãi
sau mới biết, cái chần chừ ấy là vài bữa nữa làm thủ tục hô thần nhập
tượng thì mới được bung lần vải bọc?
Võ Bá
Cường là người may mắn có được lưu bút của đại tướng gần như cuối cùng. Ngày
25/8/2014 Võ Bá Cường và mấy anh em viết Thái Bình đến thăm Đại tướng ở bệnh
viện. Bữa ấy, Đại tướng vẫn tỉnh táo… Ông ra hiệu cho đại tá Huyên lấy tấm
thiếp mấy dòng in sẵn Cảm ơn các đồng chí chúc thọ nhân
dịp tôi bước sang tuổi 103. Hà Nội ngày 25 tháng 8 năm 2013. Ngạc nhiên khi chứng
kiến Đại tướng phác nhanh chữ ký quen thuộc. Vậy mà tháng sau, Đại tướng vĩnh
viễn đi xa.
Chủ nhân cũng không quên bố trí cho mình một góc thơ. Ấy là đoạn trên một khoảnh
đá.
Lòng người làng như trăng/ Ruộng cấy như
trăng/ Sông làng chảy miền quê yên tĩnh lạ/ Sống chân thật nuột mềm như lạt mạ/
Gối đầu lên chữ nghĩa với mùa màng.
… Mừng
cho ông như đang những ngày đắc ý? Cái cười cởi mở lúc chia tay cũng
phải biết ơn công chăm bẵm của bà nội tướng cùng bạn văn Thái Bình nhất là
nhiệt thành của ông chủ sự Đức Hậu.
Cũng nói thêm dạo rước xong các tượng văn nhân những Nam Cao, Bùi Xuân Phái, Văn Cao… vào sân từ đường đúng dịp Tết Đoan Ngọ mồng 5 tháng 5 năm Tỵ (2013) Võ Bá Cường hẹn với Công Chuẩn về nhà mình liên hoan. Đương về thì chiếc xe khách đi ấu phóng vèo qua cuốn Võ Bá Cường cùng chiếc xe máy vào gầm kéo lê hơn chục mét. Người đi đường thất thanh kinh hoàng phen này cái ông bị cuốn dưới gầm ô tô khách ấy có mà nát bét.
Chủ nhân cũng không quên bố trí cho mình một góc thơ. Ấy là đoạn trên một khoảnh đá.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét