Trang

Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014

TRÒ ĐÙA LỐ BỊCH VỚI TƯỢNG DANH NHÂN

Lâu rồi mình không vào các blog của các nhà văn, nhà báo thân quen nên không theo dõi được dư luận của những người đồng nghiệp. Hôm nay rỗi rãi tình cờ vaod lethieunhon.com, đọc được bài viết về một ông nhà văn Thái Bình. Biết là chẳng hay ho gì cái chuyện nhòm vào nhà người khác. Nhưng lâu nay thấy người cùng giới, người ngoài giới nói nhiều về chuyện này. Nếu một người nói thì chẳng để ý làm gì, nhưng cả trăm người xa gần đều nói giống nhau và đưa tin giống nhau. Nên mình cũng đưa lại bài này, dù không biết tác giả LẠI HOÀNG là ai cả (nguyenlong.thuongdan)


TRÒ ĐÙA LỐ BỊCH VỚI TƯỢNG DANH NHÂN
LẠI HOÀNG
Những ngày này ở tỉnhThái Bình vẫn chưa ngớt lời bàn về bức tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đặt ở góc sân từ đường của nhà văn Võ Bá Cường. Trên trang mạng của nhà văn Trần Nhương, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn nhà thơ Bùi Hoàng Tám v.v đã có hàng trăm ý kiến phản bác bức tượng này. Tôi bán tin bán nghi tìm đường về làng Chàng, xã Đông Dương, huyện Đông Hưng, Thái Bình- quê hương ông nhà văn họ Võ để được tận mắt thấy, tận tay sờ bức tượng và để tìm hiểu một trò đùa thách thức dư luận...
                       
Đã có anh bạn là Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình làm hướng đạo kiêm lái xe ôm, tôi phải loay hoay cả buổi sáng trong cái làng nhỏ bé như bao làng quê khác ở vùng châu thổ sông Hồng, mà không tìm được từ đường ông nhà văn họ Võ. Dò hỏi mãi sau cùng tôi cũng đến được cái địa chỉ mà tôi cần đến...            Gọi là từ đường cho oách với thiên hạ, chứ nhìn toàn bộ sân vườn chật chội hình chữ L ngoài cái nhà hai tầng xây theo kiểu nhà ống ở thành phố bên cạnh là cái nhà thờ nhỏ thó mà ông nhà văn vẫn quảng bá với bạn bè là từ đường có diện tích khoảng 24m2 xây theo kiểu tân cổ giao duyên, phần lối vào là tượng các văn nghệ sỹ tên tuổi như Văn Cao, Bùi Xuân Phái, Chế Lan Viên, Võ An Ninh, Tào Mạt đứng dàn hàng ngang chẳng khác nào đội ngự lâm quân của nước Cao Ly xưa. Phần giữa sân là tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đứng sừng sững cả bệ lẫn tượng cao khoảng 3,25mét, góc sân trong cùng là bức tượng đá cao 2 mét 50 không biết lấy nguyên mẫu ông giời ơi đất hỡi nào rồi thuê người khắc dòng chữ sơn nhũ vàng “Đại tướng Võ Nguyên Giáp 1911-2013” ngoài tên tuổi năm sinh năm mất của Đại tướng còn khắc cả dòng chữ “Văn lo vận nước văn thành Võ/ Võ thấu lòng dân võ hóa văn”. Thế là đã rõ những lời phản bác trên các trang mạng xã hội về bức tượng Đại tướng trong góc sân nhà ông Cường là hoàn toàn có cơ sở.            Rời từ đường lạ lẫm, chúng tôi tìm đến nhà ông Cựu chiến binh Phạm Đức Bình ở cách đó không xa. Sau một hồi đàm phán ông Phạm Đức Bình kể…: Trung tuần tháng trước (tháng 9/2014) ông Cường khuân về một pho tượng đá để ở góc sân nhà ông ấy rồi tuyên truyền đấy là tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông Hân người cùng thôn sinh hoạt cựu chiến binh với tôi đến xem về nói tượng chẳng giống Đại tướng tý nào chỉ có tên tuổi là của Đại tướng, câu chuyện pho tượng nhà ông Cường lan truyền khắp xã, dân làng eo xèo bàn tán hôm sau ông ấy mua vải đỏ trùm kín không cho ai vào xem và nói chờ ngày lành tháng tốt mời Pháp sư về hô thần nhập tượng. Cuối tháng chín vừa qua xã thông báo với Hội Cựu chiến binh chúng tôi Nhà văn Võ Bá Cường tổ chức khánh thành tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào chiều 1/10/2014 tại nhà riêng, các ban nghành đoàn thể của xã không tham gia vào việc của gia đình Nhà văn, tìm hiểu về việc này tôi thấy tỉnh cũng sáng suốt lắm nên chỉ đạo cán  bộ các ban nghành không tới dự lễ khánh thành vì không phải tượng Đại tướng.     Ông Cường ra sức rêu rao Ban tuyên giáo Tỉnh Ủy Thái Bình vào cuộc khuyến khích ông ta làm tượng, ông ấy còn mượn danh ban tuyên giáo dọa nạt, gạ gẫm kiểu gì mà ông Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Phạm Huy Tầm đóng dấu, đứng tên ký giấy mời thay mặt Ban chấp hành Hội VHNT tổ chức khánh thành tượng Đại tướng tại nhà riêng của ông ta. Khi đã có trong tay được tập giấy mời ông Nhà văn gửi ngay tới lãnh đạo Tỉnh Ủy, UBND tỉnh lãnh đạo các huyện, thành phố, các ban nghành của tỉnh Thái Bình, ông ấy còn cất công đi Hà Nội tìm đến tận nhà các ông từng là cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước đã nghỉ hưu nhu ông Phan Diễn nguyên ủy viên Bộ chính trị, ông Đoàn Duy Thành nguyên phó Thủ tướng, ông Nguyễn Ngọc Trìu nguyên phó Thủ tướng, ông Lê Thế Tiệm, ông Nguyễn Trung Thu, bà Võ Hạnh Phúc và các Nhà văn, Nhà thơ tên tuổi như Nhà văn Nguyễn Quang Thiều, Nhà văn Khuất Quang Thụy, Nhà thơ Phan Thị Thanh nhàn, Nhà văn Lê Minh Khuê.v.v để đưa giấy mời đến tận tay các đại biểu.            Lễ khánh thành tượng ở sân nhà ông Cường được tổ chức chính thức lúc 15giờ 30phút ngày 1/10/2014 trong nỗi ngờ vực của nhiều khách mời, sau lời giới thiệu tên tuổi các quan khách, sau màn múa hát của các ca sỹ nghệ sỹ, sau cái bắt tay tặng hoa của ông Đoàn Duy Thành, ông Nguyễn Ngọc Trìu và bài diễn văn chúc tụng của ông Nguyễn Quang Thiều cuối cùng tấm vải đỏ che kín bức tượng đá ở góc sân cũng được ông Cường tháo gỡ. Các nhà Nhiếp ảnh, các phóng viên thi nhau bấm máy, các quan khách, bạn bè đều đổ dồn nhìn vào bức tượng nhưng ai cũng thất vọng lắc đầu... không phải tượng Đại tướng chỉ có tên tuổi là của Đại tướng câu nói ấy được thốt lên từ thiếu úy cựu chiến binh Ngô văn Thịnh là một trong năm cựu chiến binh ở Phường Tiền Phong đeo Huân Huy chương được ông Cường mời đứng dàn thành hàng danh dự.         Không bình luận cũng không trò truyện với nhau như lúc mới đến, các quankhách vội vã bắt tay ông Cường rồi bước nhanh ra xe, không nói ra nhưng ai cũng nghĩ mình đã bị ông nhà văn lừa gạt.Dư luận đòi hỏi nhà văn Võ Bá Cường cần bỏ ngay tên Đại tướng ra khỏi bức tượng đá để ở góc sân nhà ông, nhằm gióng lên hồi chuông ngăn chặn những cá  nhân có ý đồ mượn tên danh nhân để trục lợi.                                                                                                                                               T.P Thái Bình tháng10/2014

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét