Điểm danh các loại người trong VĂN TẾ THẬP LOẠI GIÁO SƯ
Nguyễn Trần Sâm
Năm 2010, trên hàng chục (có thể hàng trăm) trang mạng xuất hiện tác phẩm khuyết danh Văn Tế Thập Loại Giáo Sư (gọi tắt là Văn Tế). Về hình thức, đây không phải loại văn tế đặc trưng mà là thơ song-thất-lục-bát, bắt chước Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh của Cụ Tiên Điền. Tôi đọc và thực sự kính phục tác giả của nó. Trong vỏn vẹn 392 chữ, tác giả đã vẽ nên một bức tranh hiện thực sinh động về cuộc đua chen mua bằng bán tước, với tài dùng từ ngữ không chê vào đâu được, từng từ được chọn lựa đắt đến mức không thể nào thay thế nổi. Tôi nghĩ tác phẩm này xứng đáng được đưa vào sách giáo khoa Văn của các thế hệ sau.
Bốn năm đã qua, và tôi thấy không nên để mọi người quên đi tác phẩm giá trị này. Tôi quyết định phải viết về nó. Nhưng vì không phải nhà nghiên cứu văn học, nên tôi chỉ dám đặt ra nhiệm vụ là dùng văn xuôi để nói thêm cho rõ hơn, kỹ hơn về các loại người, “thập loại giáo sư, tiến sỹ” được nêu trong Văn Tế. Đúng ra thì lối văn được dùng trong đó đã rất sáng sủa, nhưng do rất cô đọng nên độc giả phổ thông có thể không hiểu hết khi đọc qua một lượt. Và tôi hình dung đối tượng bài viết của tôi chính là tầng lớp độc giả đó. Với các vị có trình độ về Văn Học mà tình cờ xem qua bài này, tôi xin được thông cảm, và nếu được chỉ giáo thì tôi thực sự biết ơn.
*
Văn Tế có 14 khổ. Ba khổ đầu chỉ xin dẫn ra để bạn đọc tiện theo dõi.
1
*
Văn Tế có 14 khổ. Ba khổ đầu chỉ xin dẫn ra để bạn đọc tiện theo dõi.
1
Tiết quý Thu gió mưa vuồn vuột
Dân quê miềng lạnh buốt xương da
Lập đàn đèn nến hương hoa
Lạy ông tiến sĩ, lạy bà giáo sư.
2.
Bể học vấn hư hư thực thực
Lối quan trường bắc bực gai chông
Vênh vênh một lũ Hội đồng
Phiếu bầu thì có, đầu không có gì.
3.
Không có gì mà gì cũng có
Sự học hàm ngấp ngó đua tranh
Đua tranh thì có giá thành
Mua danh ba vạn, bán danh ba hào.
Từ khổ 4 đến khổ 13, tác giả đặc tả “thập loại” người đua chen trong “bể học vấn” và “lối quan trường”.
*
4.
Nào những kẻ mũ cao áo rộng
Chốn tam đình ngong ngóng vào ra
Thanh binh chính thị nghiệp nhà
Ô hô mồm giải mép loa cũng tài.
Đây nói về loại người “mũ cao áo rộng”, tức ăn mặc sang trọng, thường xuyên “ngong ngóng”, đi ra đi vào “chốn tam đình”, tức chốn công đường với nhà cao cửa rộng, những tòa nhà mà người dân thường chỉ nhìn thôi cũng đã thấy nghẹt thở, và nếu phải bước vào trong thì thấy kinh hoàng hơn nhiều so với anh Pha của Nguyễn Công Hoan khi vào huyện đường gặp Quan Phụ Mẫu. Nghề của họ là “thanh binh”, nghĩa hẹp là kiểm tra, giám sát binh lính, rộng hơn là có quyền điều khiển những đám đông dân chúng trong xã hội và các quan cấp dưới. Loại này được quyền nói gì thì nói, nói oang oang, với ngôn từ như “rồng leo”. Tuy “mồm giải mép loa” thì khó nói được những điều sâu sắc, nhưng vì có quyền thế nên lời họ nói được coi là “nhả ngọc phun châu” (kiểu như “phân hóa nội bộ nước Mỹ” hay “ném chuột nhưng phải giữ bình”,…).
Loại người này thực ra rất ghét tri thức và trí thức. Ghét tri thức vì nó làm lộ ra sự đểu cáng và dốt nát. Ghét trí thức vì biết người hiểu biết thật sự không trọng gì họ. Và để khỏi bị khinh, cũng là tạo điều kiện để tiến thân xa hơn, họ phải tìm cách khoác lên mình cái áo TS, PGS hay GS. Nhưng họ vẫn chỉ là họ. Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn nói:
“Mặc dù nhiều khi mượn áo trí thức để làm dáng, nhưng trong thực tế, bản chất của lưu manh là thâm thù, căm ghét trí thức chân chính. Và họ căm thù trí tuệ nói chung… Ở tầng lớp lưu manh khoác áo trí thức, cái lõi là vô học; bao nhiêu cái có học bên ngoài chỉ là đắp điếm thêm.”
*
5.
Nào những kẻ miệt mài đèn sách
Đạo văn người chắp nhặt nên câu
Sách người làm mọt làm sâu
Ô hô nhai lại kiếp trâu kiếp bò.
Trong thập loại người đua chen trong bể học vấn, đây là loại tử tế hơn cả. Họ “miệt mài đèn sách”. Nhưng ngay cả họ cũng chẳng phát hiện hay sáng tạo ra cái gì mới cho xã hội, bởi cũng chỉ nhặt nhạnh, “copy” ở sách này một tí, báo kia một ít, rồi “paste” chúng lại với nhau thành “công trình” này, “luận án” nọ. Hoạt động chính của họ là “đạo văn”, là “làm mọt làm sâu” ở sách người, là “nhai lại” những điều người khác đã nói (và tự cho thê là thâm thúy, tài giỏi lắm!). Một dạng ăn cắp vặt.
*
6.
Nào những kẻ tò vò nuôi nhện
Bụng nhện tròn nó quện luôn ông
Ô hô mông quạnh đồng không
Có hương có khói nhưng không bàn thờ.
Nếu trong thập loại, loại “mũ cao áo rộng” được lợi nhiều nhất từ những cuộc đua tranh thì loại “tò vò nuôi nhện” là loại thảm thương nhất. Thất bại toàn diện. (Mặc dù thành ngữ “tò vò nuôi nhện” phản ảnh sai thực tế là chính tò vò ăn nhện, nhưng ở đây ta hãy cứ hiểu theo nghĩa truyền thống rằng “tò vò nuôi nhện” nói về những kẻ cố công nuôi kẻ khác một cách uổng phí.) “Tò vò nuôi nhện” ở đây là những kẻ dốc hết vốn liếng ra để nuôi những ông “thầy” và vài kẻ nào đó trong “một lũ hội đồng” mà “phiếu bầu thì có” nhưng “đầu không có gì”, nhưng rủi thay, những nhân vật đó “tử” đột ngột (theo nghĩa đen hoặc nghĩa bóng), không thể đem kẻ nuôi mình “về đích”. Kẻ đua tranh không thể thành TS, PGS, GS được, đành cũng “chết” theo kẻ mình nuôi, bị “quện” theo ra chốn “mông quạnh đồng không”. “Chết” mà không thành danh, nên không được lập “bàn thờ”, chỉ được người đời thương hại đốt cho vài nén nhang cho “có hương có khói”.
*
7.
Nào những kẻ lập lờ đục nước
Hội Tâm linh mưu chước sắp bày
Dị nhân đuổi gió hô mây
Quái nhân múa mép, múa tay, múa tiền.
Không chỉ có người đời bình thường bước vào chốn đua tranh vì học hàm, học vị. Những kẻ thuộc “hội tâm linh”, tưởng chừng hướng toàn bộ tâm trí về cõi huyền, không màng danh lợi, lại cũng lao vào cuộc mua danh. Chúng tự tô vẽ bản thân như những “dị nhân” (trước ngày kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, có kẻ còn cam đoan có thể “đuổi gió hô mây” để tạo thuận lợi cho việc tổ chức “đại lễ”), hoặc cố “múa mép, múa tay”, thể hiện mình theo cách nào đó để thiên hạ thấy ở chúng những “quái nhân” có đầy phép lạ, nhằm mục đích được “múa tiền” và… đút túi.
*
8.
Nào những kẻ điên điên dại dại
Nay quốc ca mai lại quốc hoa
Ô hô vỏ lựu mào gà
Nước nôi man mác biết là còn không.
Những kẻ “điên điên dại dại” này thực ra chỉ “điên điên dại dại” ở lối sống. Thực ra, chúng họ hàng rất gần với những kẻ “mũ cao áo rộng” hoặc chính là bọn này. Vì chỉ có chúng mới có quyền “phát động” thi sáng tác “quốc ca (mới)” hay thi đề cử “quốc hoa”. Trong việc tranh đoạt quyền lợi, chúng rất “tỉnh”, rất “cao mưu”. Chỉ có điều, những trò chúng làm đều là trò “vỏ lựu mào gà”, giống như việc làm của bọn làng chơi, lấy nước vỏ lựu, máu mào gà (và thời giờ là các loại hóa chất) để “mượn màu chiêu tập”, “làm hồng vùng kín” để lừa khách chơi, làm như gái còn trinh. Dối trá, lòe bịp dân đen để trục lợi là nghề của chúng. Tác giả Văn Tế, với thái độ khinh bỉ, đã mô tả chúng, những kẻ quyền thế đó, như anh chị em sinh đôi của bọn chuyên dùng mẹo “mượn màu chiêu tập” trong kinh doanh xác thịt. Và thực sự đó là sự tương đồng. Với bọn người quyền thế này thì “đất nước” cũng thành “nước nôi”, và chúng sẵn sàng bán rẻ lúc nào không biết.
*
9.
Nào những kẻ lưu vong thất thổ
Cõi Tây phương mặt rỗ kỳ khu
Học đòi lí lẽ ba xu
Chõ về đàn gảy tai tru mà rầu.
Đây là nói những kẻ đi du học bên “Tây” (chắc không có ý nói Việt Kiều, vì cụm từ “mặt rỗ kỳ khu” rõ ràng nói về những kẻ “học bạc mặt” mới theo được dân bản xứ). Trong số đó, có những kẻ học được ít nhiều “lý lẽ” bên Tây, nhìn về quê nhà thấy có nhiều điều oái oăm, bèn ngứa miệng, lên tiếng “phản biện” hoặc “dạy bảo”. Nhưng đã là kẻ đua tranh trong “bể học vấn hư hư thực thực” thì thực ra cũng chẳng giỏi giang chi, nên cái “lý lẽ” kia cũng chỉ đáng “ba xu”, lại nói cho bọn “tai tru” nghe nên càng chẳng đâu vào đâu, người ngoài cuộc chứng kiến “mà rầu”.
*
10.
Nào những kẻ Đông Âu tu luyện
Trợ cấp còm tằn tiện từng khâu
Gái xinh chẳng dám nhìn lâu
Áo phông son Thái khấu đầu bán buôn.
Đoạn này nói về những kẻ cũng “đi Tây”, nhưng là “Tây Đông Âu”, tức là các nước “xã hội chủ nghĩa anh em” cũ. Cánh này đi theo “đề án 322” của chính phủ, học bổng ở dạng “trợ cấp còm”, phải ra sức tằn tiện mới đủ sống. Thấy “gái xinh” thì ngoảnh đi nơi khác, hoặc có nhìn cũng “chẳng dám nhìn lâu”. Nhìn lâu nhỡ thèm thì tiền đâu bao! Và để xông xênh chút thì trước khi đi đành mang theo ít “áo phông son Thái” sang bán. Mà bán thì sợ nhỡ người quen bắt gặp nên đành “khấu đầu”, giấu mặt. Cố ki cóp kiếm ít, khi về còn có vốn để “mua danh”.
*
11.
Nào những kẻ cúi luồn thân phận
Tay bút gươm lòng lận bút lông
Ô hô trời đất thấu không
Đô Long hạ bệ, đốc Đông thượng tòa.
Đây có lẽ là đoạn có dung lượng ngữ nghĩa lớn nhất. Thú thực, lúc đầu tôi không hiểu câu “Đô Long hạ bệ, đốc Đông thượng tòa” nghĩa là thế nào. Hỏi thì mới rõ, “đô Long” và “đốc Đông” là nói về hai vị đô đốc Nguyễn Tăng Long và Đặng Tiến Đông của quân Tây Sơn. Sử xưa nói Nguyễn Tăng Long chỉ huy đánh trận Đống Đa, và nghe nói vào cái giai đoạn trong ban lãnh đạo cấp rất cao có một vị họ Đặng thì các “xử da” của ta “quyết định” rằng người chỉ huy đánh trận này là Đặng Tiến Đông. Nếu quả có thế thì đây là một sự tráo trở, đánh lừa cả dân tộc! Những “xử da” kia đã chọn lối sống “cúi luồn thân phận”, vung bút ra vẻ như “bút gươm”, nhưng kỳ thực mềm oặt như “bút lông”, sẵn sàng tạo ra những pho sử điêu toa.
Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng tác giả Văn Tế không cố tình khẳng định rằng đã có sự tráo trở đổi trắng thay đen như vừa nói. Câu “Đô Long hạ bệ, đốc Đông thượng tòa” ở đây không mang nội dung của một khẳng định mang tính khoa học lịch sử. Đây chỉ là một thủ pháp văn chương để nói về sự tráo trở nói chung trong việc chép sử. Tác giả chỉ muốn nói có loại người sẵn sàng làm những việc như cho “Đô Long hạ bệ, đốc Đông thượng tòa”.
*
12.
Nào những kẻ ghen gà tiếng gáy
Hám vinh danh tháu xoáy công trình
Chưa thôi tranh luận rập rình
Đã lôi nhau đến pháp đình… tội chưa.
Nghĩa của đoạn này khá rõ. Nó nói về những kẻ máu me hơn người, theo “triết lý” “con gà tức nhau tiếng gáy”, và để đạt mục đích thì sẵn sàng “tháu xoáy công trình”. Kèm theo đó là những kẻ khi cảm thấy hình như kẻ khác “tháu xoáy” thì chưa kịp làm rõ trắng đen đã “lôi nhau đến pháp đình”, quyết triệt hạ đối phương để rộng đường cho chính mình trong việc tiến thân.
*
13.
Cũng có kẻ thân lừa ưa nặng
Cũng có cha lẵng nhẵng oán ân
Cuốc Liên điện thoại Ma Lân
Đánh rơi thằng nọ, xí phần đứa kia…
Cuối cùng là những kẻ ngay trong cái “lũ hội đồng”. Họ là những kẻ không còn phải đua tranh để kiếm danh hiệu TS, PGS, GS nữa. Họ đã là những GS. Tuy, như nói ở đầu Văn Tế, họ chỉ có “phiếu bầu” mà “đầu không có gì” hoặc có ở mức chưa đủ xứng đáng, nhưng họ được quyền ban ân huệ cho kẻ khác. Vì những thành viên khác của hội đồng cũng có đệ tử (hay người nuôi) cần được ban ơn, nên cuộc đua tranh càng khốc liệt. “Lũ hội đồng” phải mua bán trong nội bộ hội đồng, hoặc trao đổi theo kiểu “xí phần”: Thằng này “đệ” của tớ đấy nhé, ông bỏ cho nó thì tớ bỏ cho “đệ” của ông. Nếu nhận lời nhiều, bao không hết, hoặc nhận trường hợp “không được giá” thì đành “đánh rơi”: “Khó quá cậu ạ. Mình đã đưa cho mấy tay kia hết cái số cậu đưa cho mình nhưng có lẽ bọn nó vẫn thấy chưa đủ.” hoặc ““Xi vi” (CV, curriculum vitae, chữ Latin, vẫn hay dịch là “lý lịch khoa học”) của cậu chưa ấn tượng lắm, mình không bảo vệ cho cậu được”. Nhiều trường hợp việc bầu bán trở thành việc “oán ân”, và có “cha” máu me đến mức phải “lẵng nhẵng”, cố tìm cách đưa đệ tử “vào cầu”. Các GS trong hội đồng gặp nhau trực tiếp không tiện thì “điện thoại”. Một “Cuốc Liên” nào đó gọi tới một “Ma Lân”: “Nhớ bỏ cho thằng nọ (hay đứa kia) nhé…”
Ở đây cũng phải nói thêm về hai cái tên “Cuốc Liên” và “Ma Lân”. Rất giỏi. Đây chỉ là những ví dụ vu vơ, rất chung chung, nhưng lại gợi ra được những cái tên cụ thể của những vị từng ở trong hội đồng học hàm (ngành Văn). “Cuốc Liên” tất nhiên là viết chệch từ “Quốc Liên”, có thể là Mã Quốc Liên hay Ma Quốc Liên,… còn “Ma Lân” thì là “Mai Gì Lân” hay “Mã Gì Lân” chẳng hạn. Nhưng mà ai có tật thì giật mình thôi. Đố anh nào dám lồng lên, la lên rằng “Thằng viết bài này nó nói xấu tôi!” đấy. Chung chung mà cụ thể, cụ thể mà vẫn chung chung. Thế mới tài!
*
Và khổ kết là:
14.
Phận bèo bọt thia lia mặt nước
Giang sơn này độc dược tràn lan
Bán buôn sông biển non ngàn
Hồn hề hồn hỡi hồn tan hay còn…
*
Như đã nói từ đầu, ngôn từ của bài Văn Tế này không chê vào đâu được. Tuy nhiên, xin nói thêm rằng kể ra hai câu đầu tác giả cứ lấy nguyên văn hai câu của Cụ Tiên Điền:
Tiết tháng Bảy mưa dầm sùi sụt
Tỏa hơi may lạnh buốt xương da
thì có lẽ hay hơn. Ngoài ra, tôi thấy hình như đoạn kết hơi lạc đề: Lẽ ra “hồn” ở đây phải là “hồn” được tế, tức là các GS, TS; nhưng đây lại có ý nói về những “phận bèo bọt”, phải chăng là nói đám dân đen?
18.10.2014
Nguyễn Trần Sâm
Dân quê miềng lạnh buốt xương da
Lập đàn đèn nến hương hoa
Lạy ông tiến sĩ, lạy bà giáo sư.
2.
Bể học vấn hư hư thực thực
Lối quan trường bắc bực gai chông
Vênh vênh một lũ Hội đồng
Phiếu bầu thì có, đầu không có gì.
3.
Không có gì mà gì cũng có
Sự học hàm ngấp ngó đua tranh
Đua tranh thì có giá thành
Mua danh ba vạn, bán danh ba hào.
Từ khổ 4 đến khổ 13, tác giả đặc tả “thập loại” người đua chen trong “bể học vấn” và “lối quan trường”.
*
4.
Nào những kẻ mũ cao áo rộng
Chốn tam đình ngong ngóng vào ra
Thanh binh chính thị nghiệp nhà
Ô hô mồm giải mép loa cũng tài.
Đây nói về loại người “mũ cao áo rộng”, tức ăn mặc sang trọng, thường xuyên “ngong ngóng”, đi ra đi vào “chốn tam đình”, tức chốn công đường với nhà cao cửa rộng, những tòa nhà mà người dân thường chỉ nhìn thôi cũng đã thấy nghẹt thở, và nếu phải bước vào trong thì thấy kinh hoàng hơn nhiều so với anh Pha của Nguyễn Công Hoan khi vào huyện đường gặp Quan Phụ Mẫu. Nghề của họ là “thanh binh”, nghĩa hẹp là kiểm tra, giám sát binh lính, rộng hơn là có quyền điều khiển những đám đông dân chúng trong xã hội và các quan cấp dưới. Loại này được quyền nói gì thì nói, nói oang oang, với ngôn từ như “rồng leo”. Tuy “mồm giải mép loa” thì khó nói được những điều sâu sắc, nhưng vì có quyền thế nên lời họ nói được coi là “nhả ngọc phun châu” (kiểu như “phân hóa nội bộ nước Mỹ” hay “ném chuột nhưng phải giữ bình”,…).
Loại người này thực ra rất ghét tri thức và trí thức. Ghét tri thức vì nó làm lộ ra sự đểu cáng và dốt nát. Ghét trí thức vì biết người hiểu biết thật sự không trọng gì họ. Và để khỏi bị khinh, cũng là tạo điều kiện để tiến thân xa hơn, họ phải tìm cách khoác lên mình cái áo TS, PGS hay GS. Nhưng họ vẫn chỉ là họ. Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn nói:
“Mặc dù nhiều khi mượn áo trí thức để làm dáng, nhưng trong thực tế, bản chất của lưu manh là thâm thù, căm ghét trí thức chân chính. Và họ căm thù trí tuệ nói chung… Ở tầng lớp lưu manh khoác áo trí thức, cái lõi là vô học; bao nhiêu cái có học bên ngoài chỉ là đắp điếm thêm.”
*
5.
Nào những kẻ miệt mài đèn sách
Đạo văn người chắp nhặt nên câu
Sách người làm mọt làm sâu
Ô hô nhai lại kiếp trâu kiếp bò.
Trong thập loại người đua chen trong bể học vấn, đây là loại tử tế hơn cả. Họ “miệt mài đèn sách”. Nhưng ngay cả họ cũng chẳng phát hiện hay sáng tạo ra cái gì mới cho xã hội, bởi cũng chỉ nhặt nhạnh, “copy” ở sách này một tí, báo kia một ít, rồi “paste” chúng lại với nhau thành “công trình” này, “luận án” nọ. Hoạt động chính của họ là “đạo văn”, là “làm mọt làm sâu” ở sách người, là “nhai lại” những điều người khác đã nói (và tự cho thê là thâm thúy, tài giỏi lắm!). Một dạng ăn cắp vặt.
*
6.
Nào những kẻ tò vò nuôi nhện
Bụng nhện tròn nó quện luôn ông
Ô hô mông quạnh đồng không
Có hương có khói nhưng không bàn thờ.
Nếu trong thập loại, loại “mũ cao áo rộng” được lợi nhiều nhất từ những cuộc đua tranh thì loại “tò vò nuôi nhện” là loại thảm thương nhất. Thất bại toàn diện. (Mặc dù thành ngữ “tò vò nuôi nhện” phản ảnh sai thực tế là chính tò vò ăn nhện, nhưng ở đây ta hãy cứ hiểu theo nghĩa truyền thống rằng “tò vò nuôi nhện” nói về những kẻ cố công nuôi kẻ khác một cách uổng phí.) “Tò vò nuôi nhện” ở đây là những kẻ dốc hết vốn liếng ra để nuôi những ông “thầy” và vài kẻ nào đó trong “một lũ hội đồng” mà “phiếu bầu thì có” nhưng “đầu không có gì”, nhưng rủi thay, những nhân vật đó “tử” đột ngột (theo nghĩa đen hoặc nghĩa bóng), không thể đem kẻ nuôi mình “về đích”. Kẻ đua tranh không thể thành TS, PGS, GS được, đành cũng “chết” theo kẻ mình nuôi, bị “quện” theo ra chốn “mông quạnh đồng không”. “Chết” mà không thành danh, nên không được lập “bàn thờ”, chỉ được người đời thương hại đốt cho vài nén nhang cho “có hương có khói”.
*
7.
Nào những kẻ lập lờ đục nước
Hội Tâm linh mưu chước sắp bày
Dị nhân đuổi gió hô mây
Quái nhân múa mép, múa tay, múa tiền.
Không chỉ có người đời bình thường bước vào chốn đua tranh vì học hàm, học vị. Những kẻ thuộc “hội tâm linh”, tưởng chừng hướng toàn bộ tâm trí về cõi huyền, không màng danh lợi, lại cũng lao vào cuộc mua danh. Chúng tự tô vẽ bản thân như những “dị nhân” (trước ngày kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, có kẻ còn cam đoan có thể “đuổi gió hô mây” để tạo thuận lợi cho việc tổ chức “đại lễ”), hoặc cố “múa mép, múa tay”, thể hiện mình theo cách nào đó để thiên hạ thấy ở chúng những “quái nhân” có đầy phép lạ, nhằm mục đích được “múa tiền” và… đút túi.
*
8.
Nào những kẻ điên điên dại dại
Nay quốc ca mai lại quốc hoa
Ô hô vỏ lựu mào gà
Nước nôi man mác biết là còn không.
Những kẻ “điên điên dại dại” này thực ra chỉ “điên điên dại dại” ở lối sống. Thực ra, chúng họ hàng rất gần với những kẻ “mũ cao áo rộng” hoặc chính là bọn này. Vì chỉ có chúng mới có quyền “phát động” thi sáng tác “quốc ca (mới)” hay thi đề cử “quốc hoa”. Trong việc tranh đoạt quyền lợi, chúng rất “tỉnh”, rất “cao mưu”. Chỉ có điều, những trò chúng làm đều là trò “vỏ lựu mào gà”, giống như việc làm của bọn làng chơi, lấy nước vỏ lựu, máu mào gà (và thời giờ là các loại hóa chất) để “mượn màu chiêu tập”, “làm hồng vùng kín” để lừa khách chơi, làm như gái còn trinh. Dối trá, lòe bịp dân đen để trục lợi là nghề của chúng. Tác giả Văn Tế, với thái độ khinh bỉ, đã mô tả chúng, những kẻ quyền thế đó, như anh chị em sinh đôi của bọn chuyên dùng mẹo “mượn màu chiêu tập” trong kinh doanh xác thịt. Và thực sự đó là sự tương đồng. Với bọn người quyền thế này thì “đất nước” cũng thành “nước nôi”, và chúng sẵn sàng bán rẻ lúc nào không biết.
*
9.
Nào những kẻ lưu vong thất thổ
Cõi Tây phương mặt rỗ kỳ khu
Học đòi lí lẽ ba xu
Chõ về đàn gảy tai tru mà rầu.
Đây là nói những kẻ đi du học bên “Tây” (chắc không có ý nói Việt Kiều, vì cụm từ “mặt rỗ kỳ khu” rõ ràng nói về những kẻ “học bạc mặt” mới theo được dân bản xứ). Trong số đó, có những kẻ học được ít nhiều “lý lẽ” bên Tây, nhìn về quê nhà thấy có nhiều điều oái oăm, bèn ngứa miệng, lên tiếng “phản biện” hoặc “dạy bảo”. Nhưng đã là kẻ đua tranh trong “bể học vấn hư hư thực thực” thì thực ra cũng chẳng giỏi giang chi, nên cái “lý lẽ” kia cũng chỉ đáng “ba xu”, lại nói cho bọn “tai tru” nghe nên càng chẳng đâu vào đâu, người ngoài cuộc chứng kiến “mà rầu”.
*
10.
Nào những kẻ Đông Âu tu luyện
Trợ cấp còm tằn tiện từng khâu
Gái xinh chẳng dám nhìn lâu
Áo phông son Thái khấu đầu bán buôn.
Đoạn này nói về những kẻ cũng “đi Tây”, nhưng là “Tây Đông Âu”, tức là các nước “xã hội chủ nghĩa anh em” cũ. Cánh này đi theo “đề án 322” của chính phủ, học bổng ở dạng “trợ cấp còm”, phải ra sức tằn tiện mới đủ sống. Thấy “gái xinh” thì ngoảnh đi nơi khác, hoặc có nhìn cũng “chẳng dám nhìn lâu”. Nhìn lâu nhỡ thèm thì tiền đâu bao! Và để xông xênh chút thì trước khi đi đành mang theo ít “áo phông son Thái” sang bán. Mà bán thì sợ nhỡ người quen bắt gặp nên đành “khấu đầu”, giấu mặt. Cố ki cóp kiếm ít, khi về còn có vốn để “mua danh”.
*
11.
Nào những kẻ cúi luồn thân phận
Tay bút gươm lòng lận bút lông
Ô hô trời đất thấu không
Đô Long hạ bệ, đốc Đông thượng tòa.
Đây có lẽ là đoạn có dung lượng ngữ nghĩa lớn nhất. Thú thực, lúc đầu tôi không hiểu câu “Đô Long hạ bệ, đốc Đông thượng tòa” nghĩa là thế nào. Hỏi thì mới rõ, “đô Long” và “đốc Đông” là nói về hai vị đô đốc Nguyễn Tăng Long và Đặng Tiến Đông của quân Tây Sơn. Sử xưa nói Nguyễn Tăng Long chỉ huy đánh trận Đống Đa, và nghe nói vào cái giai đoạn trong ban lãnh đạo cấp rất cao có một vị họ Đặng thì các “xử da” của ta “quyết định” rằng người chỉ huy đánh trận này là Đặng Tiến Đông. Nếu quả có thế thì đây là một sự tráo trở, đánh lừa cả dân tộc! Những “xử da” kia đã chọn lối sống “cúi luồn thân phận”, vung bút ra vẻ như “bút gươm”, nhưng kỳ thực mềm oặt như “bút lông”, sẵn sàng tạo ra những pho sử điêu toa.
Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng tác giả Văn Tế không cố tình khẳng định rằng đã có sự tráo trở đổi trắng thay đen như vừa nói. Câu “Đô Long hạ bệ, đốc Đông thượng tòa” ở đây không mang nội dung của một khẳng định mang tính khoa học lịch sử. Đây chỉ là một thủ pháp văn chương để nói về sự tráo trở nói chung trong việc chép sử. Tác giả chỉ muốn nói có loại người sẵn sàng làm những việc như cho “Đô Long hạ bệ, đốc Đông thượng tòa”.
*
12.
Nào những kẻ ghen gà tiếng gáy
Hám vinh danh tháu xoáy công trình
Chưa thôi tranh luận rập rình
Đã lôi nhau đến pháp đình… tội chưa.
Nghĩa của đoạn này khá rõ. Nó nói về những kẻ máu me hơn người, theo “triết lý” “con gà tức nhau tiếng gáy”, và để đạt mục đích thì sẵn sàng “tháu xoáy công trình”. Kèm theo đó là những kẻ khi cảm thấy hình như kẻ khác “tháu xoáy” thì chưa kịp làm rõ trắng đen đã “lôi nhau đến pháp đình”, quyết triệt hạ đối phương để rộng đường cho chính mình trong việc tiến thân.
*
13.
Cũng có kẻ thân lừa ưa nặng
Cũng có cha lẵng nhẵng oán ân
Cuốc Liên điện thoại Ma Lân
Đánh rơi thằng nọ, xí phần đứa kia…
Cuối cùng là những kẻ ngay trong cái “lũ hội đồng”. Họ là những kẻ không còn phải đua tranh để kiếm danh hiệu TS, PGS, GS nữa. Họ đã là những GS. Tuy, như nói ở đầu Văn Tế, họ chỉ có “phiếu bầu” mà “đầu không có gì” hoặc có ở mức chưa đủ xứng đáng, nhưng họ được quyền ban ân huệ cho kẻ khác. Vì những thành viên khác của hội đồng cũng có đệ tử (hay người nuôi) cần được ban ơn, nên cuộc đua tranh càng khốc liệt. “Lũ hội đồng” phải mua bán trong nội bộ hội đồng, hoặc trao đổi theo kiểu “xí phần”: Thằng này “đệ” của tớ đấy nhé, ông bỏ cho nó thì tớ bỏ cho “đệ” của ông. Nếu nhận lời nhiều, bao không hết, hoặc nhận trường hợp “không được giá” thì đành “đánh rơi”: “Khó quá cậu ạ. Mình đã đưa cho mấy tay kia hết cái số cậu đưa cho mình nhưng có lẽ bọn nó vẫn thấy chưa đủ.” hoặc ““Xi vi” (CV, curriculum vitae, chữ Latin, vẫn hay dịch là “lý lịch khoa học”) của cậu chưa ấn tượng lắm, mình không bảo vệ cho cậu được”. Nhiều trường hợp việc bầu bán trở thành việc “oán ân”, và có “cha” máu me đến mức phải “lẵng nhẵng”, cố tìm cách đưa đệ tử “vào cầu”. Các GS trong hội đồng gặp nhau trực tiếp không tiện thì “điện thoại”. Một “Cuốc Liên” nào đó gọi tới một “Ma Lân”: “Nhớ bỏ cho thằng nọ (hay đứa kia) nhé…”
Ở đây cũng phải nói thêm về hai cái tên “Cuốc Liên” và “Ma Lân”. Rất giỏi. Đây chỉ là những ví dụ vu vơ, rất chung chung, nhưng lại gợi ra được những cái tên cụ thể của những vị từng ở trong hội đồng học hàm (ngành Văn). “Cuốc Liên” tất nhiên là viết chệch từ “Quốc Liên”, có thể là Mã Quốc Liên hay Ma Quốc Liên,… còn “Ma Lân” thì là “Mai Gì Lân” hay “Mã Gì Lân” chẳng hạn. Nhưng mà ai có tật thì giật mình thôi. Đố anh nào dám lồng lên, la lên rằng “Thằng viết bài này nó nói xấu tôi!” đấy. Chung chung mà cụ thể, cụ thể mà vẫn chung chung. Thế mới tài!
*
Và khổ kết là:
14.
Phận bèo bọt thia lia mặt nước
Giang sơn này độc dược tràn lan
Bán buôn sông biển non ngàn
Hồn hề hồn hỡi hồn tan hay còn…
*
Như đã nói từ đầu, ngôn từ của bài Văn Tế này không chê vào đâu được. Tuy nhiên, xin nói thêm rằng kể ra hai câu đầu tác giả cứ lấy nguyên văn hai câu của Cụ Tiên Điền:
Tiết tháng Bảy mưa dầm sùi sụt
Tỏa hơi may lạnh buốt xương da
thì có lẽ hay hơn. Ngoài ra, tôi thấy hình như đoạn kết hơi lạc đề: Lẽ ra “hồn” ở đây phải là “hồn” được tế, tức là các GS, TS; nhưng đây lại có ý nói về những “phận bèo bọt”, phải chăng là nói đám dân đen?
18.10.2014
Nguyễn Trần Sâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét