Trang

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Nghề ăn cắp của người Việt ở Đức

Có lần tôi đi một phiên tòa xử nhanh hai thanh niên Việt Nam ăn trộm trong cửa hàng. Một chàng diện Nike Air Max chói chang Một chàng quần bò Dolce Gabbana rất xước. Cả hai đều mới sang Đức hai tuần trước, đơn xin tị nạn còn chưa nộp. Họ ăn trộm phụ kiện, nước hoa và mỹ phẩm trị giá gần 1000 Euro, trong một cửa hàng mà họ hiển nhiên là những vật thể lạ. Xã hội tư bản tân tiến một thế kỷ rưỡi sau Marx đã xóa đi nhiều ranh giới giữa các giai cấp đối kháng, song lại mở rộng khoảng cách giữa các đẳng cấp. Hai thanh niên Nghệ An này chỉ cần đặt một nửa bàn chân vào cửa hàng đó là toàn hộ hệ thống báo động của nó đã đỏ rực. Hình phạt cho mỗi chàng là một cuối tuần quản thúc, tức chiều tối thứ Sáu khăn gói đến Nhà Quản thúc Thanh thiếu niên ở, chiều tối Chủ nhật được về. Đại diện tư pháp cho thanh thiếu niên cằn nhằn rằng thế hơi nặng, phạt lao động công ích là đủ rồi. Công tố viên nhún vai. Thẩm phán thở dài, biết rằng sớm muộn cũng gặp lại họ, nhiều phần sớm hơn phần muộn.
Người Việt ở Đức hoàn toàn vắng mặt trong những tội phạm cỡ lớn như khủng bố, đe dọa an ninh quốc gia; rất khiêm tốn trong những tội phạm tài chính và công nghệ cao; khá thứ yếu trong những lĩnh vực như ma túy, mại dâm...; quả thật không thể sánh vai các bạn thuộc khối Đông Âu cũ do Nga dẫn đầu; nhưng lừng danh trước hết với mafia thuốc lá lậu và ngay sau đó có thứ hạng đáng kể là những người ăn trộm, có lẽ chỉ đứng sau Rumani. Trong ba năm gần đây, mỗi năm cộng đồng 84.000 người Việt ở Đức phạm khoảng 5000 vụ hình sự, trong đó trên dưới 1000 vụ là tội ăn cắp. Để so sánh: cộng đồng Trung Quốc 110.000 người, mỗi năm trên dưới 200 vụ ăn cắp. Trừ tranh tượng nghệ thuật và bí mật công nghệ, nói chung không có thứ gì mà người Việt ở đây không thể và không nỡ ăn cắp, từ mèo nhà hàng xóm, xe nôi, xe đạp, hộ chiếu, thẻ tín dụng, điện, nước, biển số, đến nhân thân, vịt trời...; làm nấm ăn cắp nấm, làm xúc xích ăn cắp xúc xích, làm quán ăn cắp tất cả những gì không còn nguyên niêm phong; song phổ biến nhất là ăn cắp trong cửa hàng. Có thời, đồ ăn cắp được bày ngang nhiên ở nhiều góc Trung tâm Thương mại Đồng Xuân, khu chợ Việt Nam nổi tiếng tại quận Lichtenberg. Đồng bào xúm xít mua đồ tốt giá rẻ, từ hộp thuốc đánh răng, kem dưỡng da, rượu, cà-phê đến túi xách, áo da, quần bò hàng hiệu. Sự nghiệp bán thuốc lá lậu đã góp phần xây dựng cộng đồng người Việt ở miền Đông nước Đức trong 25 năm qua, song thời hoàng kim của nó đã là dĩ vãng, trong khi ăn cắp thì tương lai còn khá vững bền.
Người Việt bán thuốc lá lậu tại Đức - NGUỒN: SPIEGEL TV
Ta hãy nhớ lại: Ngày 10/5/1996, cuộc chiến giành quyền kiểm soát thị trường thuốc lá lậu ở Berlin giữa các băng đảng Việt Nam - mở màn ngày 6/12/1992 với một xác người Việt ở một bãi đậu xe tại quận Marzahn, Đông Berlin - đạt tới đỉnh cao ghê rợn: sáu người Việt bị hành hình trong một căn hộ chung cư cũng ở quận Marzahn, tất cả tay đều bị trói, mỗi người lĩnh chính xác hai viên đạn của băng Ngọc Thiện bắn vào đầu. Bốn ngày sau, để "tháng Năm đẫm máu" đi vào lịch sử tội phạm của thành phố này, băng Quảng Bình "bị hại" đáp lễ bằng ba xác người Việt vứt ở đường tàu quận Lichtenberg

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

HÙNG CA DIÊN HỒNG

Nguyễn Khắc Phục (Theo Trần Nhương.com)


            1
Con dân nước Việt
Biết mình đang ở đâu trong thế giới
Sông ngắn hơn Amazôn
Núi thấp hơn Êvơrét
Việt Nam
Tay làm hàm nhai
Thạo cày cuốc, chăn tằm và chài lưới
Sức không đủ bao trùm mấy cõi
Chí không xa mong dẫn dắt loài người
Chỉ cốt ấm ba tháng hè, no ba ngày tết
Tuần chay nào cũng có nước mắt
Bán anh em xa mua láng giềng gần
Thương người như thể thương thân
Việt Nam


Chín bỏ làm mười
Cười như thở cả buồn vui hờn giận...

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

GÁNH NẶNG QUÊ NGHÈO

HOÀNH ANH - THIỆN NHÂN (Báo Nông nghiệp VN)

Loạt bài này, không chỉ sẻ chia với những khó khăn người nông dân đang phải đối mặt mà còn nhằm mục đích làm rõ tính pháp lý của các khoản thu, phần nào trả lời cho câu hỏi: Sao phải thu nhiều đến thế? Thu để làm gì? Vì sao nông dân không sống nổi với ruộng đồng?... Rất nhiều xã ở huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) chọn thời điểm sau thu hoạch mỗi mùa vụ để mở ra chiến dịch thu nộp ngân sách (thường gọi là thu sản). Nông dân, trăm thứ trông vào đồng ruộng, nhưng thóc lúa chỉ về kịp đến sân, tuốt sạch, phơi phóng xong thì vừa hết, chẳng mấy hạt được vào bồ… Bán sạch lúa không đủ tiền nộp sản Giữa mùa hạ ở Thường Nga, một xã nghèo miền thượng Can Lộc, trời xanh ngằn ngặt, nắng như thiêu như đốt. Nắng chết cỏ chết cây, đất đai, ruộng đồng đanh lại, cảm giác như bị cả một lò lửa khổng lồ nung đốt. Vạn vật cỏ cây, con người im lìm chịu trận. Duy chỉ có tiếng loa truyền thanh từ trụ sở UBND xã vẫn cứ đều đặn hoạt động hết công suất. Giọng cán bộ truyền thanh giục giã, vang vọng, đanh thép len lỏi khắp trong làng, ngoài xóm, ra đến tận ngoài đồng vẫn còn nghe rõ: UBND xã yêu cầu nhân dân hoàn thành nghĩa vụ đóng nộp trong ba ngày chiến dịch. Đã thành lệ, từ mấy chục năm nay, cứ sau kỳ thu hoạch vụ mùa, xã Thường Nga lại huy động toàn thể nhân dân đóng nộp ngân sách. Việc thu nộp sản phẩm thành cả một chiến dịch. Năm nay chiến dịch “nổ” ra vào ngày 22/6. Ngày 20/6, Chủ tịch UBND xã Thường Nga Đường Trọng Hữu ký duyệt phương án thu nộp, ngày 21/6 các phương án về đến thôn, không kịp họp dân thông qua, ngay ngày hôm sau chiến dịch đã bắt đầu. Hạn chỉ trong vòng 3 ngày nhân dân phải đóng nộp đầy đủ, nhà nào thiếu, dù chỉ một cân thôi cũng phải chịu nộp phạt thêm 5%. Thực hiện chiến dịch thu nộp, mỗi hộ dân Thường Nga phải gánh hai phần đóng góp. Phần thu của xóm và phần thu của xã. Ở xóm bao gồm các khoản thu nội đồng, thu bê tông, thu hội quán…