Trang

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

PHAI THAY DOI TU DUY


có một thực tế tồi tệ phổ biến trong cưỡng chế. Đó là thiếu minh bạch, cản trở báo chí tác nghiệp. Mặc dù hoạt động cưỡng chế không thuộc phạm trù bí mật, hầu hết trường hợp, phóng viên đến hiện trường tác nghiệp đều bị lực lượng trực tiếp tham gia cưỡng chế cản trở hung hăng…”

Phải thay đổi tư duy thu hồi đất 

Nhà báo Võ Văn Tạo
 Vụ cưỡng chế Văn Giang
Vụ cưỡng chế quyết liệt ở huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên) làm công luận cả nước và truyền thông quốc tế chấn động. Thật khó tin khi dư âm đau lòng vụ Tiên Lãng chưa dứt, lại tiếp đến Văn Giang rầm rộ cưỡng chế,  lửa khói ngút trời, súng nổ dữ dằn.
Trong vụ Tiên Lãng, Chính phủ và các cơ quan chức năng nhìn nhận chính sách đất đai, vấn đề đền bù giải tỏa, cưỡng chế còn nhiều bất cập… quan chức địa phương sai phạm, khuất tất, đẩy người dân vào đường cùng, phản ứng tiêu cực.

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

NHA VAN LE LUU


Trần Mạnh Hảo

Vừa rồi, tôi, kẻ viết bài này gọi điện thoại thăm nhà văn Lê Lựu, sau khi báo chí phỏng vấn ông, hỏi vì sao một nhà văn lớn như ông mà bị trượt giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học năm 2012 mới công bố. Ông cười với nhà báo và cả cười với tôi : “Chuyện nhỏ, ông quan tâm làm gì, ở đâu, đến ngay làm vài li với tớ”. Khi biết tôi đang ở Sài Gòn, Lê Lựu bồn chồn, rằng “thời trẻ tụi mình nghèo kiết xác, cà lơ phất phơ cả với nhau mà vui quá ông nhỉ ? “
Tôi biết Lê Lựu đang buồn, không phải buồn vì bệnh tật hay không được giải thưởng to cỡ 300.000.000 đ, mà buồn vì nhân tình thế thái, buồn vì đời nay tệ quá, tàn quá, xuống cấp quá, tha hóa quá, phi nhân quá. Hãy xem ông trả lời tờ báo An Ninh Thế giới số 1093 ra ngày 10-9-2011 của ông trung tướng công an Hữu Ước  theo blog Nguyễn Thông :
“Đọc mấy nhời của bác Lựu, giật mình, nghĩ sao mà tướng Hữu Ước dám cho đăng nhỉ, hay là bữa ấy đi công tác vắng, cấp dưới nó không báo cáo, xin phép. Mà cũng có lý, bởi giờ đây mình sợt tìm trên bản điện tử báo An ninh thế giới thì không có chữ nào, kết quả báo rằng không tìm thấy.

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

NGUYEN HUY THIEP - CHINH DANH VA NGUY DANH

NGUYỄN HUY THIỆP giữa Chính Danh và Ngụy Danh

LÊ XUÂN

Nguyễn Huy Thiệp vừa có bài trả lời phỏng vấn với tiêu đề “Danh càng cao họa càng nhiều”. Chúng ta thử xem cái danh của Thiệp cao chừng nào và cái họa nhiều chừng nào? Trước khi đi vào vấn đề, tôi xin luận bàn đôi chút về  cái “danh”. Trong xã hội có người đường hoàng tử tế sống với “chính danh”. Có người “danh bất hư truyền” (danh tiếng xưa nay như thế nào thì thực tế quả đúng như vây). Lại có kẻ “ngụy danh” (cái danh tiếng không có thực mà mình lạm hưởng) để lừa người khác, để “rung cây nhát khỉ”, để buôn quan bán tước, buôn thần bán thánh. Có hạng người hám danh, hám lợi nên đã “mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”.

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

THU NHAP CUA DAN VIET


Giật mình với thu nhập của người Việt Nam 

Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.


Thu nhập trung bình của người Việt Nam vẫn còn khoảng cách rất xa so với các nước trong ASEAN và Trung Quốc, dù đã được cải thiện nhiều do đổi mới và mở cửa cách đây hơn một phần tư thế kỷ.

Trong khi đó, cơ hội để Việt Nam đuổi kịp Trung Quốc và các nền kinh tế ASEAN sẽ vẫn là viễn cảnh xa vời, nếu thiếu đi những động lực cải cách hơn nữa.

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

Sự suy tàn đằng sau luỹ tre xanh


NGUYỄN ANH TUẤN


Cứ mỗi lần được đi trên sông Hồng, tôi lại mê mải nhìn sang hai bên làng xóm trù phú, và cố tìm những luỹ tre làng đang bị mất dần đi… Thế mà, suốt bao đời nay, luỹ tre làng là một trong những biểu hiện quen thuộc nhất, sinh động nhất của châu thổ Bắc bộ. Nhà thơ dân dã Nguyễn Duy từng thốt lên:
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luỹ, nên thành tre ơi!


Nhiều thế kỷ qua, các lũy tre đã bao bọc quanh làng- từ cổng đầu làng tới cổng cuối làng. Các luỹ tre làng dày đặc gần như là thành quách tự nhiên bảo vệ an toàn cho những địa bàn dân cư cổ xưa nhất. Vì vậy, luỹ tre cũng đã từng là biểu tượng của văn hoá làng người Việt. Luỹ tre làng lúc nào cũng xanh tốt và chịu đựng nắng mưa bão tố một cách kỳ diệu! Cổng làng cũng thường làm bằng khung tre hình chữ nhật có thể mở ra đóng vào hoặc giương lên hạ xuống. Vào ban đêm, có thêm những cành tre gai đắp vào cổng cho thêm chắc chắn. Làng châu thổ rất chú trọng bảo vệ các luỹ tre, chúng có tác dụng ngăn trộm cướp. Nhiều hình phạt đã được quy định đối với những ai chặt tre mà không cho phép, kể cả những búp măng. Trong khoản phạt do làng quy định có nói đến tiền thưởng đối với những ai tố giác kẻ chặt tre tuỳ tiện. Cùng với việc bảo vệ chống tai hoạ đến từ bên ngoài, luỹ tre còn là một thứ ranh giới thiêng liêng của cộng đồng làng xã, một cách biểu thị sự độc lập và bảo vệ tính riêng biệt độc đáo của làng. Vào thời loạn lạc, có những làng đã bị triều đình trung ương ra hình phạt: buộc phá bỏ luỹ tre làng, nếu như đã tham gia vào cuộc nổi dậy, hay cho kẻ phiến loạn trú ẩn - hình phạt đó là một vết thương lớn của lòng tự trọng, một dấu hiệu nhục nhã, tựa như người bị lột trần giữa đám đông mặc quần áo!

Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

HOP


HỌP

Tản văn của TRẦN THÔN (TQ),
 VŨ CÔNG HOAN dịch

          Chuyện họp hành có thể kể đến hết đêm, có thể soạn một cuốn Từ hải. HỌP là một từ cao siêu, những việc gì không làm được, cứ họp là xong. Ví dụ đi chơi đâu đó, rất khó có tiền, cứ họp là có. Họp bao giờ cũng nghiêm túc, có ý nghĩa chính trị, thúc đẩy sản xuất, đoàn kết đồng chí, rất vất vả lại rất nghèo nàn trong sạch, có chút ít mùi vị thượng tầng kiến trúc. Cho nên từ HỌP có tần số sử dụng rất cao.
          Người ta cho dù ở rất chật chội chen chúc, song hội trường thì bao giờ cũng xây rất rộng. Mỗi đơn vị đều họp, đường dây nào cũng họp, họp theo giới tính, họp theo nghề nghiệp, họp theo lứa tuổi, họp theo cấp, họp theo thành tựu, họp theo tội ác, họp đại biểu, họp toàn thể, họp mặt đối mặt, họp lưng tựa vào lưng, họp trong nhà, họp ngoài trời, họp trên biển, trên không trung, trên mặt đất, họp mở rộng, họp diện hẹp... Không người nào không họp, không chỗ nào, lúc nào không họp.

Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

DOC TAP THO CHUOC YEU CUA NGUYEN THI THU NGUYET


Mái chèo gẫy, lấy câu thơ buộc lại … (Đọc tập thơ “Chuộc yêu” của Thu Nguyệt - Nhà xuất bản Hội Nhà văn 2011)
Người đàn bà làm thơ đau khổ suốt cuộc đời đi tìm một tình yêu đích thực, chỉ mong “được sống chính là mình dù chỉ phút giây thôi” nên đã yêu, đã tin bằng cả trái tim mê đắm, nồng nàn… Vậy mà hạnh phúc đã từ chối chị… Không có ai viết về mình như Thu Nguyệt ở những năm  tóc chị đã ngả màu: Em như chiếc áo thay ra/ Chiếc áo thơ ngây ngày nào đã rã/ Một mái chèo bơi ngang sông Cả/ Một cánh buồm tơi tả hoàng hôn.

Thu Nguyet va NT Vo Ba Cuong
Người đàn bà nửa cuộc đời đã đi ngược chiều gió thổi, một mình nuôi hai con khôn lớn, chống chọi lại bão tố cuộc đời: Em chèo ngược sông/ Mái chèo gẫy, lấy câu thơ buộc lại/ Phía trước không ai vẫy/ Sau lưng chẳng thấy bờ/ Sóng ào ào vùi dập và mưa/ Mái tóc đã ngả màu chiều, ướt sũng
Và chị nhận ra một điều, may mà còn có thơ giúp chị gượng dậy và tranh đấu trong cuộc đời đầy xáo trộn, bất trắc này: Em tuốt nỗi buồn và đắng cay thành sợi chỉ/ Vá víu đời mình bằng những câu thơ/ Rót chén đau thương, cạn ly rượu đắng/ May mà còn có thơ em bấu víu không chìm.

Đọc đến đây, chợt tôi nhớ đến bài thơ “Chị tôi” của Đoàn Thị Tảo (được nhạc sĩ Trọng Đài phổ nhạc) có câu: Ngày chị sinh/ Trời cho làm thơ/ (…) Tình riêng bỏ chợ/ Tình người đa đoan

Thứ Hai, 2 tháng 4, 2012

LÀNG AN ĐỂ


NGUYỄN LONG

Tôi sinh ra và lớn lên ở làng An Để, xã Hiệp Hoà, huyện Vũ Thư, Thái Bình, một làng thuần nông, đồng chiêm trũng. Tuổi thơ của tôi cũng như mọi đứa trẻ lớn lên ở làng, việc học hành là phụ còn quanh năm phải lo chăn trâu, cắt cỏ, bốc bùn. Khi biết cầm cái cuốc là phải theo người lớn đi làm ruộng. Thời hợp tác xã, những người  khoẻ mạnh, mỗi công đi làm được tính 12 điểm, người bình thường được 10 điểm, bọn trẻ con lớn 15, 16 tuổi được 8 điểm còn những đứa 11, 12 tuổi mỗi ngày được tính nửa công... Những làng xã bên cạnh đều có nghề phụ kiếm sống. Nổi tiếng thì có tương làng Búng, thúng làng Giai, bánh đúc, đậu phụ là nòi Thanh Hương. Hay tương Phương Tảo, hàng xáo làng Lạng... Riêng dân làng tôi quanh năm chỉ biết cày cuốc chứ cũng chẳng biết đi gắp cứt chó, nhặt phân trâu về bón khoai bón lúa như một số làng thuần nông khác. Khi muốn bòn đồng tiền, dân làng chỉ biết bán thóc, hết thóc thì bán gio bếp, bán rạ... Cuộc sống lam lũ nghèo túng như thế nên không mấy aiquan tâm đến lịch sử làng mình. Kể cả những người được học hành lên cao, sau này đi ra ngoài làm cán bộ, quan chức.
Tôi cũng đã đi nhiều nơi và đọc được nhiều sách vở các loại. Nhưng chỉ đến tuổi tri thiên mệnh, về công tác và sinh sống ở tỉnh nhà, đọc được cuốn Nhận diện văn hoá làng của nhà nghiên cứu dân gian Nguyễn Thanh, nguyên là giám đốc Sở Văn hoá Thái Bình, tôi mới biết cái làng An Để nghèo khó của tôi từ thuở xa xưa đã từng sinh ra những vương hầu khanh tướng, là vùng đất cổ văn hiến của vùng châu thổ sông Hồng. Năm 2004 tôi đã viết bài Làng An Để giới thiệu trên mục Những làng Việt Nam nổi tiếng của báo Văn nghệ. Một người làng là ông Đào Thanh Cảnh, lúc đó làm trưởng phòng ở Sở Giáo dục tỉnh gặp tôi bảo: Anh mới đọc bài chú viết trên báo, thì ra lịch sử làng mình cũng rạng rỡ đấy nhỉ. Hoá ra ông cũng như tôi và nhiều người khác, cả đời sống ở làng mà không biết về làng.
Nhân dịp năm ấy làng vừa mới dựng được cái hội trường mới nhờ bán đất mặt đường ở ngã tư An Để nên được trên trích lại cho 60 triệu. Tôi mua mấy tờ báo có đăng bài trên đem về uỷ ban tặng cho máy cán bộ xã. Tôi còn gặp trực tiếp trưởng thôn, bảo ông cho trương bài báo lên hội trường thôn để mọi người đọc và biết. Nhưng sau đó tôi về quê mấy lần không thấy tờ báo đâu cả và cũng chẳng ai nhắc tới nữa. Và tôi tin rằng tới hôm nay cũng chẳng mấy ông cán bộ ở xã, ở huyện quan tâm tới lịch sử làng An Để chứ người dân làng lại càng ít người biết. Do vậy tôi đưa bài viết trên lên đây để ai cần thì tìm đọc.