Trang

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

Tìm hiểu sự hoạt động của các yếu tố chỉ sinh thực khí trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao và câu đố của người Việt


(Theo TỄU BLOG)

Đỗ Anh Vũ
(Viện Ngôn ngữ học) 

Lời dẫn của Tễu Blog:  Bài viết dưới đây của nhà nghiên cứu trẻ Đỗ Anh Vũ là nội dung trình bày trong buổi thuyết trình “Tìm hiểu sự hoạt động của các yếu tố chỉ sinh thực khí trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao và câu đố của người Việt” đã diễn ra vào chiều thứ bảy 05/09//2015, tại Cà phê Thứ Bảy, 3A, Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

"Những từ chỉ sinh thực khí của tiếng Việt xuất hiện khá nhiều trong lời ăn tiếng nói dân gian, điển hình qua vùng ngữ liệu của thành ngữ tục ngữ và ca dao. Từ trước đến nay trong giới Việt ngữ học, chúng được xếp vào bộ phận những từ ngữ mang sắc thái tục, ít được chú ý nghiên cứu và cũng thường bị người ta ngần ngại khi phải đề cập tới.

Bài thuyết trình, đi vào tìm hiểu sự hoạt động của những yếu tố chỉ sinh thực khí trong nguồn ngữ liệu dân gian là thành ngữ, tục ngữ, ca dao và câu đố của người Việt. Qua gần 10 năm khảo sát, diễn giả đã thống kê được con số 158 đơn vị thành ngữ tục ngữ ca dao và 17 đơn vị câu đố có sự xuất hiện của những yếu tố chỉ sinh thực khí từ các cuốn từ điển, các tài liệu văn hoá và tư liệu điền dã cá nhân. Tác giả cũng chỉ ra các hình thức định danh, những cách sử dụng mang tính biểu trưng, ẩn dụ; và đặc sắc hơn cả là những ẩn tầng văn hoá ẩn chứa qua từng con chữ. Qua khối ngữ liệu này, ta không chỉ bắt gặp những tín ngưỡng / mê tín dân gian, kiến thức dân gian mà còn thấy những tương đồng và khác biệt thú vị khi so sánh với đời sống văn hoá và ngôn ngữ của người phương Tây".

Diễn giả Đỗ Anh Vũ, Email: doanhvuvn2000@ yahoo.com 
Bút danh: Trầm Ngư, Lĩnh Tung Ma, Tạ Lũng Minh.
Sinh năm 1980. Công tác tại Viện Ngôn ngữ học từ 2002 đến nay.



1. Đặt vấn đề 

Ngôn ngữ của bất cứ dân tộc nào cũng tồn tại những yếu tố tục. Người ta vẫn thường ngại đề cập đến các yếu tố tục nhưng chính những yếu tố đó mang trong nó những đặc trưng hết sức quan trọng, đại diện cho ngôn ngữ của mỗi cộng đồng. Thứ nhất, đa số các từ tục nằm trong khu vực từ vựng cơ bản của mỗi ngôn ngữ, là một trong những cơ sở để phân định sự độc lập của ngôn ngữ này so với ngôn ngữ khác. Thứ hai, các từ tục góp phần quan trọng thể hiện những đặc trưng, bản sắc văn hóa của mỗi cộng đồng. Trong vùng ngữ cảm của người Việt, các từ tục nằm ở mức độ cao nhất được coi là các từ chỉ bộ phận sinh thực khí của người nam và người nữ. Bài viết này, vì lẽ đó, sẽ đi vào tìm hiểu sự hoạt động của những yếu tố từ vựng này trong kho ngữ liệu khá phong phú là thành ngữ, tục ngữ, ca dao và câu đố của người Việt. Kho tri thức văn hóa dân gian này vẫn được coi là túi khôn của ông cha, chắc chắn sẽ mang trong nó nhiều đặc điểm và biểu hiện thú vị của tiếng Việt cũng như nền văn hóa của cư dân bản địa. 

2. Nội dung chính 

Việc thống kê trong nhiều tuyển tập thành ngữ tục ngữ và ca dao của người Việt, các tài liệu về văn hóa dân gian và một số tư liệu điền dã khác cho chúng tôi một bảng ngữ liệu gồm 165 câu, được sắp xếp theo trật tự alphabet như sau: 

1. Anh em bất nghĩa chi tồn
Anh đánh miếng lồn em đánh miếng ghe 

2 . Ăn cái (máu) lồn

3. Âm hộ vô mao bần chi tử

4. Ba chiếc sóng cồn, mấy cái lông lồn rụng sạch

5. Ba cô đi cấy thong dong
Một cô đi giữa lồn cong mũi cày

6.  Bà cốt đánh trống long tong
Nhảy lên nhảy xuống con ong đốt lồn

7.  Bà đội cho chí bà cai, bà nào hay đố chữ cũng lồn ngoài váy trong

8. Ba mươi sáu cái nõ nường. 
Cái để đầu giường cái gối đầu tay

9. Ba con đi chợ long nhong
Một con đi giữa bị ong đốt lồn
Một con đi chợ mua cồn
Một con ở lại xoa lồn con kia

10. Ba bà đi chợ đường quai
Vừa đi vừa tỉa lá khoai bưng lồn
Ba bà đi chợ đường cồn
Vừa đi vừa tỉa lông lồn bán trăm

11. Bịt lồn lá khoai

12. Bố chồng là lông lợn bạch, 
mẹ chồng là đách lợn lang, 
nàng dâu mới về là Hoàng thái hậu

13. Buồi lắm lông mà đòi đóng khố lượt

14. Buồi ơi cha tổ thằng buồi
Chịu nhịn chịu nhục mà chui vào lồn

15. Bướm đồng động cái thì bay 
Bướm nhà chạm cái lăn quay ra giường

16. Cha chết không lo, lo trâu méo lồn

17. Cái buồi thì nuôi cái lồn, cái lồn thì chôn cái buồi

18. Cậy gần hàng nồi đấm buồi vào niêu

19. Cậy gần hàng nồi đút buồi vào lọ

20. Chẳng đẻ chẳng thương, 
chẳng mất tiền cưới chẳng thương cái đồ

21. Chị em rủ nhau tắm đầm
Của em son đỏ chị thâm thế này
Chị thâm là tại anh mày
Xưa kia chị cũng hạt chay đỏ lòm

22. Chim trời bóp cái chết ngay
Chim nhà mà bóp càng ngày càng to

23. Chim khôn chim ngẩng cao đầu
Bướm khôn bướm đậu vào đầu chim khôn

24. Chồng người vượt lạch rẽ ngòi
Chồng em xó bếp đầu bòi chấm gio

25. Chồng chết còn chửa hết tang
Lồn đà ngáp ngáp như mang cá mè

26. Chồng ướt dái vợ sái răng hàm

27. Chớ mó dái ngựa

28. Chơi với làng Bái dái có ngày mất

29. Chơi no bỏ tro vào đồ

30. Chưa giàu đã lấy buồi làm then cửa

31. Chưa nặn Bụt đã nặn buồi.

32. Có phúc thì lồn có lông
Vô phúc thì lại sạch không làu làu

33. Có đồ thì cô có chồng. 
Có chim sáo sậu có lồng sơn son.

34. Có lồn thì giữ, buổi ông Chữ hay đi đêm

35. Có cháo đòi chè, có ghe đòi lồn

36. Coi lồn vợ hơn cái mả cha

37. Con mày con nuôi không bằng con buồi sinh ra

38. Con trai đen dái, con gái đen đầu

39. Con trai sưng dái, con gái sa đì

40. Con gái mười bảy mười ba
Đêm nằm với mẹ chuột tha mất lồn

41. Con mẹ bán than lồn đen thui thủi, 
con mẹ bán củi lồn trắng như bông,
con mẹ bán hồng lồn vàng như nghệ.

42. Còn nợ còn đòi, hết nợ vỗ đếch vỗ đoi mà về

43. Cô lô cô lốc, một nghìn gánh ốc đổ vào lồn cô

44.  Cơm no cò đói

45. Cơm ăn mỗi bữa một niêu/Tội gì bắt ốc cho rêu bám lồn

46. Cơm nhà, cháo chợ, lồn vợ, nước sông

47. Cùng một nhà lồn bà lồn cháu

48. Của lồn lồn đòi, của buồi buồi quên

49. Dạ vâng trước mặt trật cặc sau lưng

50. Dán bùa lồn mèo

51. Dài như lồn nai xuống dốc

52. Dài như cặc ngựa

53. Dân ngu cu đen, ăn cơm không biết trở đầu đũa

54. Dập cái thè le

55. Dù ai trăm khéo ngàn khôn
Đi tè cũng để cái lồn tô hô

56. Dù cho trăm khéo ngàn khôn
Vấp phải thần lồn xuống dốc không phanh

57. Đàn ông tập trống tập kèn
Đàn bà tập đụ cho quen cái lồn.

58. Đánh đề không lộn ăn lồn trẻ con

59. Đánh đĩ lại gặp năm toi buồi

60. Đầu buồi cuốn giẻ

61. Đẻ con khôn mát lồn rười rượi, đẻ con dại thảm hại cả cái lồn

62. Đẻ con phải biết tính con
Hễ vú gai gạo thì lồn chớp đông

63. Đẹp như tiên cũng một lồn hai vú, xấu như cú cũng hai vú một lồn

64. Đi sau ăn nhau bà đẻ, ăn giẻ chùi trôn, ăn lồn chấm muối

65. Đi biển lâu lồn trâu cũng thích

66. Đỏ như đếch con khỉ

67. Đồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm

68.  Được cái lồn xỏ bỏ cái lồn chui

69. Gà lấm lưng, chó sưng đồ

70. Gà Lộn Tó vó Vạn Đồn lồn Cổ Am cặc Hành Thiện

71. Gái đâu có gái lạ đời
Chỉ còn có một ông trời không chim

72. Ghét ai cũng chửi mặt lồn
Lên giường ngó thấy lỗ trôn là thèm

73. Già dái non hột

74. Giập dái rái cầu

75. Giữ dao phải giữ lấy chuôi
Giữ chồng phải giữ cái buồi của anh

76. Giữ được đằng trôn, đằng lồn quạ mổ

77. Học thì dốt lồn tốt thì muốn

78. Hong hóng như lồn chực cưới

79. Khổ vì lồn

80. Khít khìn khịt như lồn phò bị lậu

81. Khôn thì ăn cháo ăn chè
Dại thì ăn đếch ăn đác ăn ghe cái lồn

82. Làm đĩ chẳng đắt mắng đếch không thiêng, 
mắng con láng giềng sao mày dữ vía

83. Lạnh (Giá) như lồn ma

84. Lẹo thẹo như mèo cháy lồn

85. Lì lì như đì hàng thịt

86. Lo co đầu gối lo rối lông lồn

87. Lỗ tiền chôn không bằng lồn con heo nái

88. Lồn tao tao vỗ tao chơi
Sao mày lại cứng con buồi mày lên

89. Lồn cô hàng cá còn nhẵn hơn má anh hàng hương

90. Lồn lá tre, buồi xe điếu

91. Lồn lá vông, buồi tông cán

92. Lồn nào mà chẳng có lông
Buồi nào mà chẳng muốn tông vào lồn

93. Lồn ơi tao khổ vì lồn
Vì mày có lỗ mày chôn đầu buồi

94. Lồn này lồn chẳng sợ ai
Sợ thằng say rượu đụ dai đau lồn

95. Lồn em như thể lồn bò
Để cho trẻ nhỏ làm lò nướng khoai

96. Lồn Hà Bắc cặc Hải Hưng

97. Lồn tốt vì lụa, lúa tốt vì phân, chân tốt vì hài, tai tốt vì hoãn

98. Lồn tù cặc lính

99. Lồn bà bà tưởng lồn ai/Bà cho ông Lý mượn hai tháng liền

100. Lồn Cổ Am, cam Đồng Dụ, vú Đồ Sơn

101. Lồn lá vông chồng trông chồng chạy, 
lồn lá mít chồng hít chồng ngửi, 
lồn lá tre chồng đe chồng đánh

102. Lồn chằng ghế đá, lồn vá xe hơi

103. Lồn ơi cha tổ cái lồn
Chịu nhục chịu nhịn mà chôn thằng buồi

104. Lồn lá mít, đít lồng bàn

105. Lồn gái Xuân Mai, buồi trai nghĩa vụ

106. Lồn vàng đách ngọc má nu ni

107. Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo, 
lồn không cạp lồn méo làm ba (tứ phương)

108. Ma bắt hồn thần lồn bắt vía

109. Mẹ để đồ thì mát, con để đồ vừa phát vừa đánh

110. May hơn khôn lớn lồn hơn đẹp

111. Mặt thiếu nhi lồn Từ Hy thái hậu

112. Mặt lồn tâm hồn chó dại

113. Mất tiền thật, phết lồn mo

114. Mô phạm tiên sinh quần dính đít

Bù xu tiểu tử khố cong buồi

115. Mông Phụ dệt vải thâm trôn 
Đồng Sàng buôn bán trắng lồn chai vai

116. Một trăm ông chú chẳng bằng cái hĩm bà cô

117. Một cầu dập dái rái mọi cầu

118. Một trăm con gái không bằng hòn dái con trai

119. Mù u ba lá mù u
Vợ chồng cãi lộn con cu giải hòa

120. Nghĩ lại thì dái chẳng còn

121. Người dại hở lồn, người khôn đỏ mặt

122. Nếu không hiểu rõ con cu

Đọc vạn quyển sách vẫn ngu như bò

123. Nhăn nhở như lồn lở sơn

124. Như cái đầu buồi

125. Như con cặc

126. Như cái lồn

127. Những cô má đỏ hồng hồng
Nước lồn tát mấy gầu sòng cho vơi
Lại kia mấy ả mi dài
Lông lồn đốt được một vài thúng tro
Những cô lưng thắt tò vò
Lồn kia có thể chở đò sang ngang

128. Nhiều phân tốt lúa, nhiều lụa tốt lồn

129. Nứng cặc thì vặc đến nhà
Lồn còn đau mắt không ra đến ngoài

130. Nước đến trôn lồn mới nhảy

131. Nước nóng đổ lọ bình vôi
Tôi ngồi tôi nghĩ bố tôi, tôi buồn
Bố tôi dở dại dở khôn
Say mê cái lồn bỏ mẹ con tôi

132. Qua sông đấm bòi vào sóng

133. Quan không lành mắng giành không trơn, 
Lồn không lành mắng quanh hàng xóm

134. Ra đường chẳng biết ai nói thế nào, 
về nhà lấy thớt lấy dao băm lồn

135. Ra đường sợ nhất Min khơ
Về nhà sợ nhất vợ sờ vào chim
Khôn hồn thì hãy nằm im
Giả vờ say rượu thì chim mới bền

136. Sáng trăng vằng vặc
Vác cặc đi chơi
Gặp đàn vịt trời
Giương cung anh bắn
Gặp cô yếm thắm
Đội gạo lên chùa
Thò tay bóp vú…
“…Khoan khoan đã chú
Đổ thúng gạo tôi…”

137. Sao bì được phấn với vôi

So lồn con đĩ với môi thợ kèn

138. Sờ lồn béo, đéo lồn gầy

139. Sồn sồn như lồn gặp lá han

140. Sồn sồn như chó cắn lồn

141. Sướng vãi lồn

142. Sướng con cu mù con mắt

143. Tế yêu âm hộ đại

144. Thăm nhau phải đến đêm hôm. 
Rảnh rang nói chuyện cặc lồn mới vui.

145. Thấy đua thì cũng đua đòi
Thấy tỉa lông nách cũng soi lông lồn

146. Tiền ít mà đòi hít lồn thơm

147. To đầu mà dại nhỏ dái mà khôn

148. Tối như âm hộ

149. Trai thấy lồn lạ như quạ thấy gà con

150. Trai thích chè đặc gái thích cặc dài

151. Trai sờ dái gái sờ lồn

152. Trân trân như lồn trần không váy

153. Trân trân như lồn trần nước sôi

154. Trên trời có ông sao rua

Lồn em tua tủa có thua chi nào

155. Trong lồn gì đẹp bằng le
Ngoài lồn đẹp nhất cái khe cạnh đùi

156. Tự tay bóp dái

157. Uống rượu ngồi dai dái mài xuống đất

158. Vãi cả lồn

159. Văn chương chữ nghĩa bề bề
Thần lồn ám ảnh cũng mê mẩn người

160. Việc thì bỏ cặc lõ thì theo

161. Vợ tôi nửa tỉnh nửa mơ
Đêm nằm nó bảo dí thơ vào lồn
Vợ tôi nửa dại nửa khôn
Đêm nằm nó bảo dí lồn vào thơ

162. Xa như buồi giời

163. Xót lòng mẹ góa con côi, kiếm ăn lần hồi lồn lớn bằng mo

164. Xờm xỡm như lồn vỡ đóng đai

165. Yêu nhau hai cái nõ nường 

2.1. Về khái niệm sinh thực khí 

Theo Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê chủ biên), sinh thực khí được định nghĩa là khí quan phồn thực của sinh vật (thường nói về của người). Một số dân tộc có tín ngưỡng thờ sinh thực khí (tr 1102). Theo chúng tôi, sinh thực khí, thoạt kỳ thủy, có thể coi là một khái niệm thuộc chuyên ngành văn hóa dân gian. Theo đó, sinh nghĩa là đẻ, thực là này nở, khí là công cụ; sinh thực khí nghĩa là công cụ để tạo ra việc sinh đẻ nảy nở giống nòi và sự sống nói chung. Mà nói đến sinh thực khí thì đương nhiên người ta nghĩ nhiều đến chủ sở hữu là loài người bởi con người là trung tâm của thế giới, là sinh vật quan trọng nhất trong muôn loài. Những từ ngữ để chỉ về hai bộ phận sinh thực khí của nam và nữ thì có nhiều, song điều đặc biệt hơn, nó là yếu tố từ vựng chỉ về bộ phận cơ thể đặc biệt quan trọng của con người (đối với nữ giới là bộ phận bất khả ly), một bộ phận có ý nghĩa vô cùng lớn lao trong việc duy trì nòi giống, sự sinh tồn cho cả một xã hội. Bởi ý nghĩa tối quan trọng như vậy nên trong những tín ngưỡng dân gian, ta thấy rất phổ biến ở nhiều cộng đồng việc thờ cơ quan sinh thực khí và thờ hành vi giao phối. Có thể thấy điều này trong tín ngưỡng văn hóa của người Ấn Độ cũng như cư dân nhiều vùng trong khu vực Đông Nam Á. Ở Việt Nam, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều mặt trống đồng có hình nam nữ đang giao phối (chẳng hạn trống động Đào Thịnh), một số hình ảnh động vật giao phối cũng được khắc trên mặt trống đồng Hoàng Hạ (Hòa Bình). Sinh thực khí cũng được tìm thấy qua việc khăc trên các cột đá có niên đại hàng ngàn năm trước Công nguyên. Sinh thực khí cũng được đưa vào trong nhiều lễ hội, chẳng hạn lễ hội rước sinh thực khí ở làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh) vào ngày mùng 6 tháng giêng, hoặc lễ hội Linh Tinh Tình Phộc ở Lâm Thao (Phú Thọ). Nói như vậy để thấy sinh thực khí có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt và văn hóa của người Việt, phản ánh mong ước chung của các cư dân nông nghiệp về sự sinh sôi nảy nở phát triển của muôn loài. 

2.2. Về sinh thực khí của đàn ông 

Qua bảng ngữ liệu đã dẫn ra ở trên, chúng tôi nhận thấy có tất cả 9 định danh được sử dụng để diễn tả về bộ phận sinh thực khí của đàn ông, đó là: bòi, buồi, cặc, cò, cu, chim, dái, đồ, nõ. Tần số xuất hiện của các đơn vị trên trong các đơn vị thành ngữ tục ngữ ca dao cụ thể như sau:
.
Sinh thực khí nam
Tần số xuất hiện
Bòi
2
Buồi
26
Cặc
11
1
Cu
4
Chim
4
Dái
14
Đồ
2
2

Như vậy, có thể thấy, trong lời ăn tiếng nói dân gian, buồi là định danh xuất hiện với tần số cao nhất( 26 lần), trong đó có thể xem “bòi” là một biến âm của buồi với 2 lần xuất hiện, cộng cả bòi và buồi ta có tổng số tần suất 28 lần; tiếp đến là dái (14 lần) và cặc (11 lần). Bên cạnh đa số các trường hợp những định danh trên nói về sinh thực khí nam, ta còn bắt gặp việc nói về sinh thực khí của các loài vật giống đực qua các câu: Chớ mó dái ngựa, Dài như cặc ngựa và Gà lấm lưng, chó sưng đồ. Một trường hợp đặc biệt khác, tư duy người Việt cho rằng ông trời cũng có cái đó, vì vậy mà có câu “xa như buồi giời”. Trong đời sống, thành ngữ này thường được sử dụng trong những ngữ cảnh như: “Ấy, cái thằng thế mà tài, việc xa như buồi giời mà nó cũng biết”. Có thể coi đây là một lối tư duy trực quan sinh động, rất hài hước, hóm hỉnh và ngộ nghĩnh của người Việt, thấp thoáng bóng dáng của cái nhìn vạn vật nhất thể, thể hiện sự hòa đồng ở mức độ cao của con người với thế giới tự nhiên cũng như xã hội. Cách nói “buồi giời” còn khiến chúng ta có thể nhớ về câu thơ của Bà Chúa Thơ Nôm Hồ Xuân Hương từng được Xuân Diệu khen hết lời, ở đó, ông trời được nữ sĩ coi như một đứa trẻ qua động từ Đang cơn nắng cực chửa mưa tè(Tát nước). Các định danh về sinh thực khí nam còn cho ta thấy những đặc điểm nổi trội mang tính vùng miền qua các danh ngữ như cặc Hành Thiện hay cặc Hải Hưng. Bên cạnh đó, những đặc điểm riêng khác manh tính bổ nghĩa cho danh từ trung tâm đứng trước đã hình thành nên những đơn vị định danh không kém phần độc đáo như: buồi xe điếu (buồi nhỏ), buồi tông cán(buồi to), cặc dài (trai thích chè đặc gái thích cặc dài), cặc lõ (việc thì bỏ cặc lõ thì theo).

Sinh thực khí nam còn được sử dụng với tư cách ẩn dụ trong các biểu trưng ngữ nghĩa. Theo thống kê của chúng tôi, có khoảng một chục các biểu trưng ngữ nghĩa được thiết lập qua hình ảnh sinh thực khí nam, chủ yếu phê phán các thói hư tật xấu của xã hội. Có thể gọi đây là những biểu trưng tiêu cực, âm tính. Chẳng hạn phê phán cách ứng xử vô lễ, hỗn hào có những câu như: Cậy gần hàng nồi đút buồi vào niêu, Cậy gần hàng nồi đút buồi vào lọ, Dạ vâng trước mặt trật cặc sau lưng. Phê phán tính ki bo keo kiệt có câu: Chưa giàu đã lấy buồi làm then cửa; phê phán thói khôn lỏi, làm ăn tắc trách có câu: Chưa nặn Bụt đã nặn buồi; phê phán thói vô ơn bất nghĩa có câu: Qua sông đấm bòi vào sóng; phê phán những người yếu đuối, hèn kém, không thể hiện được sức mạnh và khả năng của một đấng nam nhi có câu: Chồng người vượt lạch rẽ ngòi/Chồng em xó bếp đầu bòi chấm gio. Bên cạnh ý nghĩa phê phán còn có ý nghĩa chê bai trong một loạt những câu như: Tự tay bóp dái (chê những kẻ tự gây tai họa cho mình), Buồi lắm lông mà đòi đóng khố lượt (chê những kẻ đòi hỏi cái họ không xứng đáng), Đầu buồi cuốn giẻ (chê những kẻ vô tích sự, không có năng lực), Già dái non hột (chê những kẻ nội dung không tương xứng với hình thức). Hàm ý coi thường được bộc lộ qua những câu như: Dân ngu cu đen, ăn cơm không biết trở đầu đũa. Những ý nghĩa âm tính khác liên quan đến sinh thực khí nam được bộc lộ qua những câu như: Chồng ướt dái vợ sái răng hàm (chỉ sự lao động cực nhọc, khổ sở, vất vả của người chồng), Đánh đĩ gặp năm toi buồi (chỉ công việc không gặp may mắn, không thuận lợi),Chơi với làng Bái dái có ngày mất, Nghĩ lại thì dái chẳng còn (chỉ sự thiệt hại mà người ta phải gánh chịu). Chỉ có duy nhất một trường hợp sinh thực khí nam gắn với ý nghĩa ẩn dụ mang tính tích cực, dương tính, có sắc thái khen ngợi qua câu: To đầu mà dại nhỏ dái mà khôn. 

Vẫn qua sinh thực khí nam, những lời khuyên về ứng xử từ môi trường gia đình đến môi trường xã hội đã được cha ông ta gửi gắm như những đúc kết của bao đời, chẳng hạn: Con mày con nuôi không bằng con buồi sinh ra (quan niệm con đẻ tốt hơn con nuôi), Giập dái rái cầu (lời khuyên phải thận trọng, cẩn thận đối với những sai lầm từng mắc phải), Giữ dao phải giữ lấy chuôi/Giữ chồng phải giữ cái buồi của anh; Mù u ba lá mù u/Vợ chồng cãi lộn con cu giải hòa (lời khuyên về ứng xử vợ chồng). Kinh nghiệm và kiến thức dân gian còn được thể hiện qua những câu như: Sướng con cu mù con mắt (bị đau mắt thì phải kiêng quan hệ nam nữ), Con trai đen dái, con gái đen đầu (dễ nuôi), Con trai sưng dái, con gái sa đì (bệnh thường gặp)

Trong một nhóm khác, sinh thực khí nam hiện lên như những miêu tả của đời sống sinh hoạt thường ngày với nhiều sắc màu. Có khi là chê bai như: Uống rượu ngồi dai dái mài xuống đất. Có khi miêu tả sự tương phản như: Cơm no cò đói. Có khi miêu tả sự thiếu thốn vất vả như: Mô phạm tiên sinh quần dính đít/Bù xu tiểu tử khố cong buồi. Có khi chỉ như một bức tranh biếm họa, gây chút hài hước nhẹ nhàng: Sáng trăng vằng vặc/Vác cặc đi chơi/Gặp đàn vịt trời/Giương cung anh bắn/Gặp cô yếm thắm/Đội gạo lên chùa/Thò tay bóp vú...Quan niệm ấu trĩ trọng nam khinh nữ của một thời còn để lại dấu vết qua câu: Một trăm con gái không bằng hòn dái con trai... 

2.3. Về sinh thực khí của phụ nữ 

Nếu như ở nam giới có 9 định danh diễn tả về sinh thực khí thì đối với phụ nữ, các đơn vị định danh khác nhau lên tới con số 14, đó là: âm hộ, bướm, đác, đách, đếch, đì, đoi, đồ, hĩm, ghe, lồn, nường, thè le, hạt chay. Tần số xuất hiện của những đơn vị định danh sinh thực khí nữ trong các câu thành ngữ tục ngữ ca dao cụ thể như sau:
.
Sinh thực khí nữ
Tần số xuất hiện
Âm hộ
3
Bướm
2
Đác
1
Đách
2
Đếch
4
Đì
1
Đoi
1
Đồ
4
Hĩm
1
Ghe
3
Lồn
124
Nường
2
Thè le
1
Hạt chay
1
  .
Như vậy, nếu như BUỒI có thể xem là đơn vị định danh mang tính điển mẫu cho sinh thực khí nam bởi tần số xuất hiện nhiều nhất thì đối với sinh thực khí nữ, điển mẫu ắt hẳn phải là định danh LỒN với 124 lần xuất hiện. Các định danh còn lại không chênh lệch nhau nhiều lắm về tần số, tiếp đến là đồ, đếch, ghe, âm hộ, bướm, nường. Bảng đơn vị định danh của sinh thực khí nữ phong phú hơn hẳn bảng đơn vị định danh sinh thực khí nam, vì thế mà có khá nhiều câu chuyện thú vị ở đây. Trong các định danh trên, có một định danh vay mượn từ gốc Hán là âm hộ, xuất hiện trong những câu thành ngữ cũng vay mượn của người Hán: Tế yêu âm hộ đại (tạm dịch: eo nhỏ thì lồn to), Âm hộ vô mao bần chi tử (âm hộ không có lông thì đúng là tướng nghèo hèn). Thế nhưng người Việt chỉ vay mượn từ âm hộ ( sử dụng các câu thành ngữ có từ này va cũng tự tạo ra một câu có từ âm hộ nữa là: Tối như âm hộ) mà không hề vay mượn từ dương vật của người Hán để đưa vào các câu thành ngữ tục ngữ. Các định danh chỉ sinh thực khí nữ như: đách, đếch, đác, đì, đoi, hĩm, ghe nay đã trở thành những từ cổ, ít còn thấy sử dụng trong đời sống đương đại. Chữ ‘”nường” chỉ sinh thực khi nữ luôn đi kèm với chữ “nõ” chỉ sinh thực khí nam, không bao giờ thấy tách rời. Ngày nay, chữ “nõ nường” vẫn được sử dụng nhưng chỉ hạn chế trong môi trường nghiên cứu vễ văn hóa dân gian và lễ hội dân gian. Các định danh đách, đếch, đác theo chúng tôi là có cùng một gốc, chúng vốn là các từ biến âm của nhau. Công bằng mà nói, trong bảng định danh trên, những chữ như đách, đếch, đác, thè le, hột chay không chỉ toàn bộ sinh thực khí của người nữ mà chúng xuất phát điểm vốn mang ý nghĩa chỉ một bộ phận nằm trong cấu tạo sinh thực khí nữ, đó là âm vật của người nữ, còn có tên khác là mồng đốc. Từ chữ “đốc”, chúng ta thấy có các từ gần âm như đách, đếch và đác. Trong y khoa, tên khoa học của bộ phận này theo tiếng La tinh là Clitoris, được miêu tả đầu tiên bởi một nhà khảo cứu cơ thể người Ý năm 1559. Như vậy, người Việt trong nhiều trường hợp đã dùng bộ phận này để làm đại diện, chỉ cho toàn bộ sinh thực khí của người nữ. Trong ngôn ngữ học, có thể coi đây là một phép hoán dụ, dùng cái bộ phận làm đại diện cho cái toàn thể.

Có thể thấy, trong bảng ngữ liệu thành ngữ tục ngữ ca dao dẫn ra ở trên, số lượng những câu nói về sinh thực khí nữ áp đảo hơn hẳn những câu nói về sinh thực khí nam. Có tới 102 câu nói về sinh thực khí nữ, chiếm 61% trên tổng số 160 câu, trong khi chỉ có 42 câu nói về sinh thực khí nam, chiếm tỉ lệ 26%. Còn lại 21 câu vừa đồng thời nói về sinh thực khí của cả nam và nữ, chiếm tỉ lệ 13%. Chúng tôi tổng kết tỷ lệ này qua bảng biểu dưới đây:
.
Ngữ liệu
Đơn vị
Tỷ lệ
Sinh thực khí nữ
102 câu
62%
Sinh thực khí nam
42 câu
25%
Sinh thực khí nam và nữ
21 câu
13%
Tổng số
165 câu
100%
.
Trước tiên, ta thấy tính chủng loại ở sinh thực khí nữ vô cùng phong phú, nhiều hơn hẳn sinh thực khí nam. Về sinh thực khí của người, có các loại mang tính đặc trưng vùng miền như: lồn Cổ Am, lồn Hà Bắc, có các loại khác như lồn vợ, lồn cô hàng cá, lồn phò,lồn con đĩ, hĩm bà cô, lồn Từ Hy thái hậu. Nếu như ở sinh thực khí nam, ta bắt gặp một đơn vị định danh mang tính phi hiện thực là “buồi giời” thì giờ đây ở sinh thực khí nữ, ta cũng bắt gặp một đơn vị định danh mang tính phi hiện thực như thế, đó là “lồn ma” trong câu lạnh như lồn ma. Về sinh thực khí của động vật giống cái, ta thấy có đến 6 loại là: lồn mèo (2 lần), lồn trâu, lồn bò, lồn heo, lồn nai, đếch khỉ. Trong 6 loại này có 4 loại của đồng bằng và 2 loại của rừng núi. Nói cách khác, nếu như 4 loại của đồng bằng thể hiện tính hướng nội trong cảm quan người Việt thì 2 loại của rừng núi lại thể hiện tính hướng ngoại trong cảm thức. Sở dĩ phải nói tới điều này vì cách đây hơn 10 năm (2004), trong một bài viết mang tên Khu đĩ và lồn mèo (www.Tienve.org), tác giả Nguyễn Hoàng Văn cho rằng, bộ phận sinh thực khí nam xuất hiện trong ngôn ngữ thể hiện tính hướng ngoại của nam giới Việt và vì thế nam giới cũng được đề cao hơn nữ giới trong đời sống xã hội. Đó là lí do khi đi ra đường ta bắt gặp một loạt các định danh như: cặc dứa (rễ cây dứa), cặc bần (rễ cây bần), cặc khỉ (cốm nặn), cặc vịt (dụng cụ mở rượu) còn phụ nữ thường gắn với gia đình, quanh quẩn trong nhà nên mới có các định danh: lồn mèo (góc chụm hình tam giác nơi hai mái nhà giáp nhau), lồn xa (dụng cụ trong khung cửi), lồn trâu (một kiểu cổ áo bà ba). Thế nhưng nếu quan sát vào hệ thống ngữ liệu thành ngữ tục ngữ ca dao người Việt nói trên thì ta thấy tình hình không hẳn thế. Bộ phận sinh thực khí người nữ vẫn hiện lên trong những định danh mang tính hướng ngoại, thậm chí chúng còn được ca ngợi và xuất hiện nhiều biểu trưng tích cực hơn so với sinh thực khí của người nam. Chẳng hạn trong vế đầu của câu tục ngữ “đẻ con khôn mát lồn rười rượi”, tính ngữ “mát lồn rười rượi” chính là một biểu trưng tích cực về cảm giác hạnh phúc, viên mãn, yên lòng của người mẹ với đứa con mà mình sinh ra. Những biểu hiện tích cực, dương tính qua sinh thực khí nữ còn có thể thấy trong các câu như: May hơn khôn lớn lồn hơn đẹp, Tiền ít mà đòi hít lồn thơm. Lồn có khi còn biểu trưng cho quyền lợi qua các câu như: Anh đánh miếng lồn em đánh miếng ghe, Có cháo đòi chè có ghe đòi lồn... Về sự phong phú của các “chủng loại” trong miêu tả sinh thực khí nữ, còn phải kể đến một loạt các định danh như: lồn lá mít (được coi là đẹp nhất), lồn lá tre (được coi là nhỏ nhất), lồn lá vông (được coi là to nhất, gây cảm giác choáng ngợp), lồn lạ, lồn trần (lồn trần không váy, lồn trần nước sôi), lồn lở sơn, lồn vỡ đóng đai(loại lồn bị coi là bệnh tật, xấu xí), lồn chẳng ghế đá, lồn vá xe hơi (được coi là cũ nát). Những miêu tả khác trong đời sống sinh hoạt cho ta cách diễn đạt: Sồn sồn như lồn gặp lá han, Hong hóng như lồn chực cưới. Một định danh rất đặc biệt nữa không thấy có sự tương ứng trong sinh thực khí nam, đó là thần lồnVấp phải thần lồn xuống dốc không phanh, Ma bắt hồn thần lồn bắt vía và Thần lồn ám ảnh cũng mê mẩn người. Coi lồn như vị thần quả là một cách ví von so sánh độc đáo của người Việt. Cũng có thể nói, người Việt đã phong thần cho lồn bằng tư duy văn hóa độc đáo của mình. Câu hỏi được đặt ra là tại sao có Thần Lồn mà không có sự tương ứng Thần Buồi trong cách nói của người Việt. Chúng tôi cho rằng đây là một dấu vết, ánh xạ của chế độ mẫu hệ, phản ánh sự đề cao nữ quyền trong xã hội Việt thời xưa. Bằng chứng là đến nay vẫn còn lưu dấu lại những câu tục ngữ như: Lệnh ông không bằng cồng bà, Nhất vợ nhìn trời, Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng. Uy quyền của người nữ trong xã hội Việt xưa còn khiến chúng tôi không thể không liên hệ tới việc lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của chúng ta có rất nhiều nữ tướng tài ba, lưu danh vào sử sách như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Chân...Đây là điều rất hiếm gặp nếu không muốn nói là chưa từng thấy trong lịch sử các nước phương Tây. Một góc nhìn khác của việc đề cao hình ành người nữ và sinh thực khí nữ còn có thể thấy qua câu: Khổ vì lồn. 

Những kiến thức, kinh nghiệm hoặc thậm chí là những mê tín dân gian xoay quanh sinh thực khí nữ cho ta thấy nhiều biểu hiện văn hóa độc đáo. Trong một chuyến đi điền dã ở vùng núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc), tôi gặp một người phụ nữ trung tuổi tay cầm một cành lá, đang phẩy vào mẹt hàng của chị ta rồi lẩm bẩm: Trai sờ dái, gái sờ lồn. Hỏi ra mới biết câu đó được dùng để xua tan đi sự xui xẻo, mong sẽ có nhiều khách đến mua hàng. Những quan sát về biểu hiện tâm sinh lý của nữ giới được đúc rút qua các câu như: Đẻ con phải biết tính con/Hễ vú gai gạo là lồn chớp đông vàNước đến trôn lồn mới nhảy. Trong quan hệ luyến ái, người Việt lại đưa ra kinh nghiệm: Sờ lồn béo, đéo lồn gầy. Không chỉ đúc rút ra những quan sát và kinh nghiệm đối với sinh thực khí nữ, người Việt còn có cả đúc rút, quan sát và trình bày kinh nghiệm qua sinh thực khí của nhiều loài vật: Cha chết không lo lo trâu méo lồn, Dài như lồn nai xuống dốc, Lẹo thẹo như mèo cháy lồn, Đi biển lâu lồn trâu cũng thích, Đỏ như đếch khỉ... 

Trong quan niệm về một sinh thực khí nữ hấp dẫn, đẹp và chuẩn mực, ngoài những nội dung như kích thước và sự sạch sẽ (lồn thơm), người Việt còn cho rằng chỗ ấy nhất thiết phải có lông: Có phúc thì lồn có lông/Vô phúc thì lại sạch không làu làu, Lồn nào mà chẳng có lông. Nếu chẳng may khi yêu đương mà gặp phải cái lồn không lông thì đúng là một thảm họa, như thể sẽ báo trước điều xui xẻo mà người nam sắp gặp phải: Âm hộ vô mao bần chi tử. So sánh điều này với văn hóa phương Tây, ta sẽ thấy khác nhau một trời một vực. Đa số người phương Tây lại  cho rằng chỗ ấy phải không có lông thì mới là đẹp, là sạch sẽ, không bị vướng víu. Trong các bộ phim Porn của Âu Mỹ, ta thấy không chỉ diễn viên nữ mà ngay cả diễn viên nam cũng đều làm sạch hạ bộ, không để lại lông.

Về những ý nghĩa biểu trưng được thể hiện qua các ẩn dụ về sinh thực khí nữ, ta bắt gặp một điểm tương đồng với sinh thực khí nam, đó là sự phê phán hoặc chê bai những thói hư tật xấu của xã hội. Chẳng hạn chê bai sự hời hợt nông cạn, người Việt có câu: Lồn ngoài váy trong; chế giễu hành động ngu ngốc, tự hại mình, người Việt có câu: Bịt lồn lá khoai; phê phán tính tham lam thì có câu: Có cháo đòi chè, có ghe đòi lồn; phê phán tính giận cá chém thớt thì có các câu:Lồn không lành mắng quanh hàng xóm, Ra đường chẳng biết ai nói thế nào/Về nhà lấy thớt lấy dao băm lồn. Biểu trưng sinh thực khí nữ còn đi cả vào những nhận xét, phê bình về cách ứng xử của người đàn ông trong gia đình Việt: Coi lồn vợ hơn cái mả cha, Được cái lồn xỏ bỏ cái lồn chui (ý nói coi vợ hơn mẹ). Trong một số câu khác, sinh thực khí nữ được dùng làm ẩn dụ nói về những điểm yếu của cá nhân: Dù ai trăm khéo nghìn khôn/Đi tè cũng để cái lồn tô hô, Giữ được đằng trôn đằng lồn quạ mổ. Sinh thực khí nữ cũng được dùng để phê phán thẳng thắn tính vũ phu, bạo ngược, phũ phàng trong quan hệ với phụ nữ của nam giới, thể hiện qua câu: Chơi no bỏ tro vào đồ. Người Việt đôi lúc có những cách diễn đạt mang tính ngoa ngôn khiến câu tục ngữ trở nên vô cùng sống động, ý nghĩa phê phán được đan cài cùng một nụ cười tinh quái: Chồng chết còn chửa mãn tang/Lồn đà ngáp ngáp như mang cá mè. 

2.4. Mối quan hệ giữa sinh thực khí nam và nữ cùng những biểu hiện tương đồng 

Trong khối ngữ liệu đã dẫn có tới 20 câu xuất hiện đồng thời cả sinh thực khí của nam và nữ. Phân tích mối quan hệ giữa hai loại sinh thực khí trong nhóm câu này, ta sẽ thấy được những cái nhìn, quan niệm, đánh giá thú vị của người Việt, mang đậm dấu ấn văn hóa Việt. Với quan điểm về triết lý âm dương đã thấm nhuần trong xã hội cổ truyền của người Việt, ta sẽ thấy sự tương ứng thành cặp đôi giữa sinh thực khí nam và sinh thực khí nữ trong nhiều câu thành ngữ. Có thể xem đó là sự tương hợp, hòa hợp, “môn đăng hộ đối” với nhau. Chẳng hạn lồn lá tre (lồn nhỏ) phải đi với buồi xe điếu (buồi nhỏ), lồn lá vông (lồn to) phải đi với buồi tông cán (buồi to); lồn tùphải đi với cặc lính thành một cặp tương hợp (chúng giống nhau ở chỗ bị kìm hãm lâu ngày). Gắn với các địa danh mang bản sắc vùng miền, ta có lồn Hà Bắc đi với cặc Hải Hưng (tương truyền đây là hai vùng bộ đội thường đóng quân trước đây, Hà Bắc là vùng của các cô dân quân, du kích nữ, văn công còn Hải Hưng là vùng của các nam chiến sĩ), lồn Cổ Am đi với cặc Hành Thiện (cặp đôi này mang hàm ý ca ngợi bởi lồn Cổ Am đẻ ra được nhiều người tài, tương truyền cả trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm và Phùng Khắc Khoan đều do bà Nhữ Thị Thục sinh ra; cặc Hành Thiện là nơi phát tích dòng dõi vua Trần). Mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa sinh thực khí nam và nữ còn được khái quát qua câu: Lồn nào mà chẳng có lông/Buồi nào mà chẳng muốn tông vào lồn. 

Mối quan hệ giữa hai loại sinh thực khí trong các câu thành ngữ tục ngữ còn phản ánh những đặc điểm mang tính chất tâm sinh lý của giới hoặc các đặc điểm mang tính xã hội. Đặc điểm tâm sinh lý có thể thấy qua các câu như: Của lồn lồn đòi của buồi buồi quên (ý nói phụ nữ hay để ý, nhớ việc chi tiết tỉ mỉ, đàn ông thì tính phóng khoáng hơn, mau quên những việc đó. Câu trên cũng có thể hiểu về việc chắt bóp tiết kiệm tiền bạc đối với nữ và phóng khoáng tiền bạc đối với nam), Cái buồi thì nuôi cái lồn, cái lồn thì chôn cái buồi (ý nói nữ giới thường sống thọ hơn nam giới, câu này cũng phản ánh đặc điểm xã hội nam giới thường được coi là trụ cột kiếm tiền nuôi sống gia đình). Quan niệm về vị thế xã hội của người nam và người nữ được phản ánh trong một loạt những câu như: Buồi ơi cha tổ thằng buồi/Chịu nhịn chịu nhục mà chui vào lồn, Lồn ơi tao khổ vì lồn/Vì mày có lỗ mày chôn đầu buồi (đề cao vị thế người nữ), Lồn ơi cha tổ cái lồn/Chịu nhịn chịu nhục mà chôn thằng buồi (đề cao vị thế người nam). Theo chúng tôi nhận thấy, qua vùng ngữ liệu này, có nhiều câu đề cao vị thế của người nữ hơn vị thế của người nam. Người nữ thậm chí được coi là đối tượng cưng chiều, ít phải chịu vất vả cực nhọc. Triết lý trâu đi tìm cọc chứ cọc không tìm trâu cũng được thể hiện qua câu: Nứng cặc thì vặc đến nhà/Lồn còn đau mắt chưa ra đến ngoài.

Một điểm giống nhau thú vị trong biểu trưng ngữ nghĩa của hai loại sinh thực khí là chúng cùng được sử dụng để bày tỏ sự phủ nhận, sự đánh giá tiêu cực về một điều gì đó, một việc gì đó. Chẳng hạn ta vẫn nghe những cách nói: Làm ăn như cặc, làm ăn như lồn, làm ăn như cái đầu buồi. Những từ chỉ sinh thực khí còn được dùng để chửi, để hạ thể diện người khác. Trong khối ngữ liệu đã dẫn ở trên, có thể kể tới các câu như: Mặt lồn tâm hồn chó dại (câu chửi), Ghét ai cứ chửi mặt lồnăn cái (máu) lồnăn giẻ chùi trôn ăn lồn chấm muốikhôn thì ăn cháo ăn chè/dại thì ăn đếch ăn đác ăn ghe cái lồn. Trong đời sống sinh hoạt thường ngày của người Việt, ta cũng bắt gặp những cách chửi gắn với sinh thực khí nam như: Mày như cặc tao, mày như cái đầu buồi tao... Người Việt còn dùng động từ “dí” gắn với sinh thực khí của cả hai giới để bày tỏ ý phủ định (ví dụ: ông dí buồi vào, bà dí lồn vào), còn riêng với động từ “đút” chỉ dùng với sinh thực khí nam mà không đi với sinh thực khí nữ (ví dụ: ông đút buồi thèm...)

Chúng tôi nhận thấy, khi dùng sinh thực khí mang ý nghĩa phủ nhận hoặc khó chịu trước một đối tượng hoặc sự việc nào đó, mật độ của sinh thực khí nữ được dùng hơn sinh thực khí nam rất nhiều, mà đại diện mang tính chất điển mẫu cho sinh thực khí nữ được hoạt động với công suất tối đa chính là LỒN. Ta thường nghe những cách nói: Nóng vãi lồn, Chán vãi lồn chứ ít khi nghe thấy ai nói Nóng vãi buồi, Chán vãi buồi. Trong tiếng chửi nhau, người Việt cũng chỉ dùng “mặt lồn” mà không thấy ai nói là “mặt buồi”. Chữ lồn còn trở thành tiếng đệm trong các cách nói khẩu ngữ, thường là câu nghi vấn, chẳng hạn: Cái lồn gì thế nhỉ, Nó nói cái lồn gì thế, Thằng lồn nào kia...Trong những trường hợp như thế này, có thể bỏ chữ lồn mà câu vẫn giữ được nội dung thông tin cơ bản. Dĩ nhiên việc đệm tiếng “lồn” vào khiến cho câu nói trở nên suồng sã và không mang tính lịch sự. Sự phong phú trong cách sử dụng sinh thực khí nữ (so với sinh thực khí nam) còn được bắt gặp trong những trường hợp diễn tả cảm xúc phấn khích: Sướng vãi lồn (không thấy ai nói sướng vãi buồi), Đẹp vãi lồn (Không thấy ai nói đẹp vãi buồi). 

Mật độ sử dụng áp đảo của điển mẫu LỒN so với BUỒI có thể tạm sơ kết qua bảng dưới đây:
.
LỒN (+)
BUỒI (-)
Nóng vãi lồn
Nóng vãi buồi
Chán vãi lồn
Chán vãi buồi
Mặt lồn
Mặt buồi
Sướng vãi lồn
Sướng vãi buồi
Đẹp vãi lồn
Đẹp vãi buồi
Thần lồn
Thần buồi
Sử dụng
Không thấy sử dụng

Vi
ệc sử dụng sinh thực khí để bày tỏ những thái độ tiêu cực còn kéo theo việc sử dụng động từ chỉ quan hệ tính giao (địt, đụ, đéo) cũng để bày tỏ những cảm xúc tương tự. Ở đây ta thấy có sự gặp gỡ giữa các nền văn hóa phương Đông và phương Tây. Nếu như người Việt có cách nói: Địt mẹ mày, Đù má, Đụ mẹ, Đéo cần thì người Anh, Pháp, Nga, Đức... cũng có những cách diễn đạt tương tự, có thể so sánh qua bảng dưới đây:



Chúng tôi còn nhận thấy một điểm giống nhau giữa phương Đông và phương Tây nữa là khi con người bị kìm hãm về tính dục lâu ngày mà không tìm được đối tác, họ có thể bất đặc dĩ phải nhờ đến động vật (hoặc chí ít là nghĩ đến) để giải quyết nhu cầu. Nếu như ở ngữ liệu của người Việt, tôi bắt gặp câu Đi biển lâu lồn trâu cũng thích như một lời tâm sự chân thành của ngư dân miền biển thì ở phương Tây, trong tác phẩm tự truyện nổi tiếng mang tên Papilon người tù khổ sai của nhà văn Pháp Henri Charrière, có một đoạn nói về việc người tù da đen Martinique thường giao cấu với một con trâu cái tên là Marguerite. Trong phần 8 của tác phẩm mang tên Trở lại đảo Royale, nhà văn kể lại: “Thế mà hôm qua, khi điểm danh, Marguerite lại dẫn xác vào trại, cô nàng đi ngang qua hơn sáu chục người và đến trước anh chàng da đen, cô nàng chổng mông lại, giơ đít ra cho chàng kia. Ai nấy đều cười phá lên và chàng da đen xấu hổ đến xám mặt” (bản dịch Dương Linh – Nguyễn Đức Mưu).

Lí giải về việc sử dụng sinh thực khí cũng như những từ ngữ chỉ hành động tính giao để bày tỏ thái độ phủ nhận, rủa xả, chửi bới, xúc phạm, chúng tôi cho rằng có hai lí do cơ bản. Thứ nhất, việc sử dụng những từ ngữ như thế hướng sự xúc phạm – hạ thể diện tới cả những bậc sinh thành của đối tượng đang bị chửi, nói cách khác, người chửi không chỉ chửi một đời mà còn chửi nhiều đời của đối tượng bị chửi. Thứ hai, chúng tôi cho rằng, sinh thực khí của cả hai giới có một diễn trình phát triển từ chỗ linh thiêng (được thờ phụng, coi là một loại tín ngưỡng) đến chỗ giải thiêng, coi đó là những bộ phận mang đến cảm giác không sạch sẽ (vì nó cũng gắn với cơ quan bài tiết chất thải, ở bên cạnh cơ quan bài tiết chất thải). Vì lẽ đó, khi sinh thực khí được dùng làm công cụ để diễn tả sự phủ nhận, chửi bới, người nói dường như muốn dồn tất cả những thứ bẩn thỉu vào đối tượng mà anh ta đang căm ghét, đang cảm thấy khó chịu. Còn một câu chuyện nữa xảy ra ở đây, đó là sự đổi ngôi lịch sử giữa nữ quyền và nam quyền. Ban đầu, nữ quyền được đề cao hơn, thể hiện ở những biểu trưng tích cực của sinh thực khí nữ mà bên nam không hề có, thể hiện ở chỗ có nhiều định danh để gọi hơn và có cả sự ca ngợi trong những định danh đó (thần lồn). Về sau, khi nam quyền lên ngôi, vị trị của sinh thực khí nữ trong mối tương quan với sinh thực khí nam cũng bị hạ xuống, hay nói cách khác,  được coi là gây cảm giác dơ bẩn hơn. Vì lẽ đó mà trong các câu chửi, xúc phạm hoặc bày tỏ thái độ phủ nhận trước thực tại, yếu tố chỉ sinh thực khí nữ được đem ra dùng nhiều hơn yếu tố chỉ sinh thực khí nam. Tuy thế, có một tâm lí nước đôi ở đây khi người ta vừa muốn hạ vị trí của sinh thực khí nữ xuống nhưng lại không thể phủ nhận được tầm quan trọng của nó, và dường như, mạch nữ quyền tuy bị nam quyền lần át song vẫn ngầm chảy dưới lòng sâu. Vì thế mà ở những cách nói suồng sã mang tính chất bộc lộ cảm xúc khen ngợi hoặc thán phục, người ta vẫn dùng sinh thực khí nữ chứ không dùng sinh thực khí nam (Đẹp vãi lồn!, Sướng vãi lồn!) Trong ngữ cảm của người Việt, việc dùng từ lồn để chửi được coi là mang mức độ xúc phạm cao nhất, việc dùng các từ chỉ sinh thực khí nam để chửi có mức độ xúc phạm thấp hơn.

Việc sử dụng sinh thực khí đôi khi không dụng ý sâu xa cao siêu gì mà chỉ đơn thuần mang tính chất đùa vui, trêu chọc nhẹ nhàng. Đối với sinh thực khí nam, có thể dẫn câu: Ra đường sợ nhất Min khơ/Về nhà sợ nhất vợ sờ vào chim...Đối với sinh thực khí nữ, có thể dẫn những câu: Vợ tôi nửa tỉnh nửa mơ/Đêm nằm nó bảo dí thơ vào lồn...hoặc Bà cốt đánh trống long tong/Nhảy lên nhảy xuống con ong đốt lồn...Trong một số câu thơ theo trường phái Bút Tre của thời hiện đại, người Việt cũng “tạo điều kiện” cho yếu tố sinh thực khí xuất hiện một cách lấp lửng, nửa kín nửa hở qua một vài thủ pháp như biến âm, vắt dòng, mục đích chủ yếu chỉ là đùa vui, tếu táo:Liên hoan có thịt có chuồi (chuối)/Ra về nhớ mãi cái buồi (buổi) hôm nay; Chợ Đồng Xuân có tin đồn/Một cô bán trứng vịt lồn (lộn) rất to; Hoan hô thi sĩ Lưu Trùng/Dương vật nổi tiếng một vùng Quảng Nam v.v... 

2.5. Sinh thực khí trong câu đố của người Việt. 

Trong khi khảo sát vùng ngữ liệu văn hóa dân gian của người Viêt, chúng tôi bắt gặp 21 câu đố có sử dụng các từ ngữ chỉ sinh thực khí trong lời đố (phần đưa thông tin). Vì cơ chế của câu đố khác với cơ chế của thành ngữ tục ngữ ca dao nên chúng tôi xếp nhóm câu đố vào một phần riêng. Với những câu đố như thế này, người Việt hay gọi là đố tục giảng thanh. Cụ thể danh sách những câu đố có sử dụng các yếu tố chỉ sinh thực khí của người Việt mà chúng tôi tìm được như sau: 

1. Ba bà mà dạng chân ra
Một ông đứng giữa mà tra cặc vào
(Giải đố: Gầu sòng tát nước)

2. Ba ông ngồi ghế
Một ông cậy thế một ông cậy thần
Một ông tần ngần đút buồi vào bếp
(Giải đố: Bễ thổi lửa)

3. Bốn chân mà lại có đuôi
Đầu như đầu buồi lưng lại gù lưng
(Giải đố: Con chuột)

4. Canh một thì trải chiếu ra
Canh hai bóp vú canh ba rờ lồn 
Canh tư thì lắc xom xo
Canh năm cuộn chiếu ẵm con mà về
(Giải đố: Người kéo vó)

5. Còn bé cho ăn cho chơi
Ngày sau khôn lớn mọc buồi ngang lưng
(Giải đố: Cây ngô)

6. Chấm chấm mút mút đút vào lỗ tròn
Hai cái lông lồn cái dài cái ngắn
(Giải đố: Xỏ kim)

7. Chửa chết đã đem đi chôn
Chửa ra đến ngõ vạch lồn xem ghe
(Giải đố: Người cầm bó rơm đi xin lửa)

8. Gày gò bốn cái xương
Cái giải thòng lõng vướng anh buồi dài
(Giải đố: Cái vó)

9. Không chân không tay mà hay mó lồn 
(Giải đố: Cái nia)

10. Lồn già ăn với cà kheo
Lại thêm cặc lõ và đèo nắm lông
(Giải đố: Miếng trầu)

11. Lồn già da dính tận xương
Váy xanh mỏng mảnh mà lại thương buồi dài
(Giải đố: Cối giã gạo)

12. Lù lù như mu lồn chị
Lị sị như đầu buồi tôi
Ngày thời đi khắp mọi nơi
Đêm đêm lại chui vào mu lồn chị
(Giải đố: Con rùa)

13. Mình bằng quả chuối tiêu 
Lồn bằng vỏ trấu, lỗ bằng niêu
(Giải đố: Con chuột)

14. Người thì cao lớn trượng phu
Đóng mười lần khố trật cu ra ngoài
(Giải đố: Cây chuối có hoa)

15. Rau âm phủ nấu với mủ lồn tiên
Ngựa cửa quyền nấu với ả lồn treo
(Giải đố: măng nấu với rươi và cua nấu với khế)

16. Vừa bằng cổ tay đâm ngay vào lồn 
Gặp ông quan ôn bỏ lồn mà chạy
(Giải đố: con chuột và con mèo)

17. Bốn cô trong tỉnh mới ra
Cái lồn trắng hếu như hoa ngó cần
Sư ông tẩn ngẩn tần ngần
Cái buồi cứng tễu như cần câu rô
(Giải đố: Bộ ấm chén)

18. Ông nằm dưới
Chổng cặc lên
Bà nằm trên
Rên ư ử
(Giải đố: Cái cối xay)

19. Cái lồn có bốn cái lông
Có hai người kéo bập bồng hai bên
(Giải đố: Tát nước)

20. Lồn tôi thì để đầu hè
Tự nhiên anh đến anh đè lên tôi
Không cho thì bảo là tồi
Cho thì nhớt nhát cả người tôi ra
(Giải đố: Hòn đá mài)

21. Hai đầu sáu cẳng
Buồi đặt trên lưng
(Giải đố: Người cưỡi ngựa) 

Qua 21 câu đố cùng lời giải vừa thống kê ở trên, có thể thấy, người Việt đã thể hiện cái nhìn rất hài hước, ngộ nghĩnh với thế giới xung quanh. Sinh thực khí lúc này, được xem là yếu tố ví von, so sánh ngầm (chủ yếu dựa trên sự tương đồng về hình thức) với các sự vật hiện tượng trong cuộc sống. Có thể thấy, nếu nhìn vào lời giải của các câu đố, những đối tượng, sự vật được so sánh với sinh thực khí đều là những gì rất gần gũi, dân dã với cuộc sống lao động của người Việt ở vùng nông thôn. Về động vật, đó là con chuột, con rùa, con mèo. Về thực vật, đó là cây ngô. Về đồ vật, đó là cái gầu sòng tát nước, bễ thổi lửa, cái vó, cái nia, miếng trầu, cối giã gạo, cái cối xay, hòn đá mài, cây chuối có hoa, bộ ấm chén. Về sự việc, nhân vật đó là hành động xỏ kim, người cầm bó rơm đi xin lửa và nấu canh (măng nấu rươi và cua nấu khế), tát nước, người cưỡi ngựa. Cách liên tưởng qua những câu đố của người Việt cho ta thấy một tư duy trực quan sinh động, mang nhiều cảm tính và ngây thơ, đậm nét đáng yêu và hài hước của người bình dân. Khi nghĩ ra những câu đố này, có lẽ các tác giả dân gian chẳng hề cho rằng mình đang nói những lời lẽ thô tục, kém lịch sự mà mục đích chính, theo chúng tôi, là đạt được sự giải trí và sảng khoái trong tư duy, việc ra câu đố rồi giải câu đố là một trò chơi không tốn kém, lại có thể làm giảm những căng thẳng mệt mỏi sau những giờ làm việc. 

3. Kết luận  

3.1. Việc tìm hiểu sự hoạt động của những yếu tố chỉ sinh thực khí trong thành ngữ tục ngữ, ca dao và câu đố của người Việt cho ta một bức tranh sống động và đa sắc màu. Nếu như việc tra cứu một số từ điển song ngữ thông dụng Anh - Việt, Pháp - Việt [9, 10, 11, 12] chỉ cho ta vài cách diễn đạt về sinh thực khí (sinh thực khí nam và nữ trong tiếng Anh, mỗi loại có ba từ: prick, cock, penis/vagina. cunt, pussy; sinh thực khí nữ trong tiếng Pháp có một từ vulve, sinh thực khí nam có ba từ: verge/pesnis/phallus) thì riêng trong thành ngữ tục ngữ người Việt đã có tới 9 định danh về sinh thực khí nam và 14 định danh về sinh thực khí nữ. Số lượng này sẽ còn tăng lên nếu ta tính cả những cách diễn đạt trong ngôn ngữ đương đại (chẳng hạn, sinh thực khí nam còn có các cách diễn đạt khác như: dương vật, của quý, thằng nhỏ, “súng”, “chày”, sinh thực khí nữ còn có cách cách diễn đạt như: “cô bé”, cửa mình, phụ khoa...). Qua thống kê khảo sát, chúng tôi nhận thấy điển mẫu cho sinh thực khí nam trong lời ăn tiếng nói dân gian là BUỒI, còn điển mẫu cho sinh thực khí nữ ở thế đối ứng là LỒN. 

3.2. Việc miêu tả, sử dụng sinh thực khí nam và nữ trong kho tàng văn hóa dân gian thể hiện nhiều quan sát, kinh nghiệm, tri thức của người lao động bình dân, đồng thời cũng qua đó mà đưa ra những lời khuyên về xử thế, những phê phán, lên án các mặt trái của đạo đức xã hội. Bên cạnh đa số các biểu trưng tiêu cực, cũng có một vài biểu trưng tích cực được sử dụng gắn với sinh thực khí, chủ yếu biểu hiện tích cực nằm ở cách sử dụng sinh thực khí của nữ giới. Nổi bật lên hơn cả là cách sử dụng sinh thực khí để đưa ra những ý kiến phủ nhận, bất bình, khó chịu, chửi mắng hoặc xúc phạm ai đó. Trong những trường hợp như thế này, sinh thực khí nữ với điển mẫu LỒN được sử dụng nhiều hơn cả. 

3.3. Việc tìm hiểu sự hoạt động của các yếu tố chỉ sinh thực khí còn phản ánh nhiều đặc điểm mang tính lịch sử, xã hội và văn hóa đã từng tồn tại hoặc vẫn đang tồn tại trong xã hội hiện nay, chẳng hạn quan niệm về trọng nam khinh nữ, vai trò và vị trí của mỗi giới trong gia đình. Căn cứ theo ngữ liệu thành ngữ tục ngữ, có thể thấy vị trí và vai trò của nữ quyền trong lịch sử được đề cao hơn nam quyền rất nhiều, thể hiện qua những biểu hiện mang tính tích cực, dương tính của sinh thực khí nữ. Nhưng sau đó, nam quyền lên ngôi và kéo theo những thay đổi trong cách sử dụng những từ ngữ chỉ sinh thực khí của mỗi giới. Bên cạnh đó, những khác biệt và tương đồng về văn hóa cũng được thể hiện nếu ta so sánh với các nước phương Tây. Những sự khác biệt ấy là tất yếu, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà lịch sử mang lại. 

3.4. Các từ ngữ chỉ sinh thực khí có một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của người bình dân Việt Nam. Nó không chỉ mang trong đó tri thức, kinh nghiệm sống mà còn là nơi để giãi bày cảm xúc, nơi để tâm sự tâm tình, nơi để giải trí, nơi để thỏa mãn những trò chơi của tư duy. Việc có nhiều cách diễn đạt về sinh thực khí chứng tỏ người Việt cũng có ý thức sâu sắc về việc nói giảm nói tránh, về các phương châm khác nhau trong giao tiếp thường ngày, về mục đích sử dụng...Việc không thể dùng các từ chỉ sinh thực khí thay thế cho nhau tùy tiện là một điều hoàn toàn có thật. Ý niệm về lời nói tục, nên hay không nên, có lẽ chỉ mang ý nghĩa tương đối bởi mọi yếu tố ngôn ngữ khi đã ra đời và tồn tại qua hàng ngàn năm lịch sử cho tới ngày nay đều mang trong mình những lí do chính đáng của nó. 

Đ.A.V 
___________

Chú thích:

Trong bản danh sách 115 câu TNTNCD, các câu 5, 106, 115 được TS Nguyễn Xuân Diện cung cấp, câu 65, 130 do TS Trần Đại Nghĩa cung cấp, câu 35 do GS TS Nguyễn Văn Khang cung cấp, câu 41 do TS Nguyễn Tài Thái cung cấp, câu 105 do CTV Phạm Thanh Ngọc cung cấp.

Trong bản danh sách 21 câu đố (đố tục giảng thanh), các câu 18, 19, 20 do TS Nguyễn Xuân Diện cung cấp.

Qua đây, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc về việc cung cấp ngữ liệu tới các nhà khoa học và CTV nói trên. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Xuân Kính (chủ biên). Kho tàng tục ngữ người Việt. NXB KHXH, HN, 2002. 
2. Nguyễn Xuân Kính (chủ biên). Kho tàng ca dao người Việt. NXB KHXH, HN, 2002. 
3. Nguyễn Văn Ngọc . Tục ngữ phong dao (2 quyển). NXB Văn hóa Thông tin, HN, 2000.
4. Phan Ngọc. Cơ sở văn hóa Việt Nam. NXB Giáo dục, HN, 2005.
5. Hoàng Phê (chủ biên). Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học), NXB Từ điển Bách khoa, HN, 2010.
6. Trần Ngọc Thêm. Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2006.
7. Nguyễn Đức Tồn. Đặc trưng văn hóa dân tộc của ngôn ngữ và tư duy. NXB Từ điển bách khoa, HN, 2010.
8. Đỗ Anh Vũ. Tìm hiểu một yếu tố tục trong cấu tạo thành ngữ tục ngữ tiếng Việt. Ngôn ngữ và đời sống, số 10/2004.
9. Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Anh - Việt, NXB KHXH, HN, 2012.
10. Lê Khả Kế (cùng một số giáo viên), Từ điển Việt - Anh, NXB TPHCM, 1994.
11. Lê Khả Kế (chủ biên). Từ điển Pháp - Việt, NXB KHXH, HN, 1997.
12. Lê Khả Kế - Nguyễn Lân. Từ điển Việt – Pháp, NXB KHXH, HN, 1989.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét