Trang

Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2011

BẢO SINH làm thơ, nuôi chó, chọi gà



  

Có người gọi ông là “lão khùng”. Có người gọi ông là nhà thơ dân gian trứ danh với những câu thơ ngạo đời xưa nay hiếm. Nhưng cũng có nhiều người biết đến ông là chủ của hotel chó mèo có một không hai ở Việt Nam. Vì thế ông có hỗn danh là “Sinh chó”. Chính ông cũng thừa nhận: “Làm thơ, nuôi chó, chọi gà/ Mấy ai biết được ông là nhà thơ” . Tất cả những bài thơ của Bảo Sinh, ông đều gọi chung là huyền thi. Ông nói để hiểu được thơ ông thì phải hiểu được thế nào “huyền thi”. Ông quan niệm sáng tác thơ bây giờ là phải “Viết những cái gì mà Google không tra được. Vì thời buổi bão hòa thông tin thế này, viết những cái gì có trên Google thì còn ai đọc nữa?”.





Ông chủ khách sạn, nghĩa trang chó mèo... làm thơ

VŨ VIẾT TUÂN

Ông chủ khách sạn chó mèo 
Vừa mới vào đến ngõ nhà Bảo Sinh, đã thấy biển chỉ dẫn: Khách Sạn Chó Mèo, 167 Trương Định. Ngay cổng là tấm biển to đùng: “Vương quốc chó mèo gà chọi”.Trong khuôn viên rộng hàng ngàn m2 giữa lòng thủ đô, có một tòa nhà khang trang, nhưng không dành cho người dành cho chó mèo. Bảo Sinh bắt đầu xây dựng khách sạn chó mèo từ năm 2000. Sau đó, ông còn lập thêm nghĩa trang chó mèo "để sau khi chết đi, linh hồn có chỗ đi về". Lại thêm hơn 700m2 giữa thủ đô.

Nhà thơ Nguyễn Bính: Hồn tôi giếng ngọt trong veo



 
Cái tài của Nguyễn Bính, là dù ông rất chú trọng về mặt vần điệu, song hơi thơ đọc lên nghe vẫn thanh thoát, tự nhiên, chữ nghĩa xem ra cũng không bị gò gẫm. Đặc biệt, trong nhiều trường hợp, như một ông thầy cao tay điểm huyệt,   Nguyễn Bính đã có cách nhấn nhá, luyến láy chữ nghĩa tài tình, tạo cho bài thơ, khổ thơ một sự thăng hoa, bứt phá rất ấn tượng. Nó như liều thuốc chống buồn ngủ khi người tài xế đang dong xe trên một cung đường êm ả, vắng người…Và cách luyến láy, nhấn nhá này được Nguyễn Bính sử dụng nhiều ngay từ lúc khởi nghiệp thơ cho mãi đến những năm về sau.







PHẠM KHẢI

Cùng với thời gian, càng ngày tôi càng nhận ra tầm vóc lớn lao của nhà thơ Nguyễn Bính. Không, ở đây tôi không nói theo cách của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng khi ông nhận xét về thơ của cụ Đồ Chiểu, rằng “Trên trời có những vì sao có ánh sáng phi thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy và càng nhìn thì càng thấy sáng”. Với tôi, thơ Nguyễn Bính là nguồn nước giếng thơi trong mát. Ta chỉ thực sự thấy hết ý nghĩa của nó khi phải đối mặt với mênh mông sa mạc. Vâng, sa mạc của chữ nghĩa và sa mạc của hồn người.

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011

SANG DAT NUOC TRIEU VOI


 SANG ĐẤT NƯỚC TRIỆU VOI

Đối với anh chị em văn nghệ sỹ ở mọi lứa tuổi, mọi chuyên ngành, những chuyến đi thực tế đến những vùng đất mới không chỉ đơn thuần là sự giao lưu học hỏi thêm những điều hay cái đẹp của xứ người mà cái lớn lao hơn là được mở rộng tầm nhìn, khơi dạy những cảm xúc giúp cho những sáng tác có tầm vóc hơn. Chẳng thế mà thừ thuở xa xưa nhà bác học Lê Quý Đôn đã nói: Nếu trong đầu không có ngàn vạn cuốn sách, trong mắt không có núi sông thiên hạ thì đừng nói chuyện làm văn chương.

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011


Sóng gió quanh 1 bài thơ


PHỎNG VẤN NHÀ THƠ "THƯỜNG DÂN"

Dư Hồng Quảng thực hiện


Ngưỡng mộ từ lâu, nhưng vừa rồi, tôi mới được gặp Nguyễn Long, người được bạn bè yêu mến gọi là "THƯỜNG DÂN". Người làm thơ, có bài thơ để gọi thay tên mình, Nguyễn Long thật hạnh phúc. Trước khi trò chuyện với anh, chúng ta cùng đọc lại bài thơ này:

Nguyễn Long

Thường dân

Đông thì chật, ít thì thưa
Chẳng bao giờ thấy dư thừa thường dân
Quanh năm chân đất đầu trần
Tác tao sau những vũ vần bão giông.
Khi là cây mác cây chông
Khi thành biển cả, khi không là gì
Thấp cao đâu có làm chi
Cỏ ngàn năm vẫn xanh rì cỏ thôi.
Ăn của đất, uống của trời
Dốc lòng cởi dạ cho người mình tin
Ồn ào mà vẫn lặng im
Mặc ai mua bán nổi chìm thiệt hơn.
Chỉ mong ấm áo no cơm
Chắt chiu dành dụm thảo thơm ngọt lành
Hoà vào trời đất mà xanh
Vô tư mấy kiếp mới thành thường dân.

Nhà thơ Đỗ Trọng Khơi: Truân chuyên cuộc phẫu thuật chỉnh hình


Nha tho Do Trong Khoi Truan chuyen cuoc phau thuat chinh hinh



Từ đầu năm đã thấy Khơi lặng lẽ chắt chiu, dành dụm một số tiền và tâm sự với anh em, bạn bè là sẽ đi làm phẫu thuật chỉnh hình. Con người ấy kể cũng lạ, quanh năm chỉ nằm co quắp trên giường mà hay lo toan sắp đặt nhiều công việc lớn.
Hết mua đất, làm nhà ở thành phố, lại lo cho anh em, cháu chắt làm việc chỗ nọ, thi vào trường kia. Bây giờ lại tính việc mình đi mổ xẻ. Người bình thường nói đến phẫu thuật đã ngại, đã kinh vì chuyện động dao kéo vào người, vì tốn kém. Thế mà Khơi nói chuyện ấy cứ như không.
Thì ra, qua người bạn chí thiết Hoàng Năng Trọng, nay đã là Tiến sỹ Y khoa, Trưởng phòng Đào tạo Đại học Y Thái Bình và mấy anh em, bạn bè bác sỹ ở bệnh viện Đa khoa tỉnh như: Nguyễn Trọng Khìn - Phó GĐ, bác sỹ Phụng, bác sỹ Lợi… Khơi đã gặp và nói chuyện với TS Lê Đức Tố - Chuyên gia của một tổ chức phi chính phủ chuyên đi mổ chỉnh hình nhân đạo cho trẻ em tàn tật...

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011


Bài diễn văn nhậm chức của Tổng thống Mỹ, John F. Kennedy

John F. Kennedy/ Ngọc Thu dịch
20-1-1961
.

.

Nhà thơ Trọng Khánh


  
Khi tôi còn lơ ngơ trước "cổng làng" văn nghệ Thái Bình, Trọng Khánh đã là người nổi tiếng. Anh nổi tiếng đến mức khi anh xuất hiện ở bất cứ một đám đông nào sẽ có không dưới một nửa số người ở đó vồn vã và lễ độ chào anh. Những người vồn vã thường là những người lớn tuổi, bạn bè hoặc các vị chức sắc của tỉnh còn những người lễ độ là học trò hoặc phụ huynh của các học sinh theo học Thầy giáo Khánh. Hơn tôi 10 tuổi, anh là bạn văn chương thân thiết của tôi ở chốn quê nhà. Khi tôi viết những dòng này, Trọng Khánh đang trị xạ tại Bệnh viên K. Đã có hàng trăm bè bạn văn chương, hàng vạn bạn đọc dân trí và học trò của Trọng Khánh đang hướng về anh cùng cầu chúc cho anh mau lành bệnh. Tiến sĩ Phạm Ngọc Ngoạn, Nhà thơ Trần Quang Quý đang đứng ra tổ chức in tập thơ thứ tám cho anh. Vợ anh, cô giáo Bùi Thị Đoan đang ngày đêm túc trực bên giường bệnh... 





Người làm đỉnh của ba "tam giác"!


BÙI HOÀNG TÁM


Trong con mắt người dân Thành phố Thái Bình quê tôi có tới ba ông Trọng Khánh. Một là Thầy giáo Trọng Khánh. Hai là nhà thơ Trọng Khánh và ba là một lãng tử Trọng Khánh.

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

NGƯỜI NHẬN DIỆN VĂN HÓA LÀNG




Nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh
Tôi biết ông không chỉ nghiên cứu về văn hóa làng xã, ông còn tham gia nhiều công trình nghiên cứu Hán Nôm có quy mô lớn trong nước và quốc tế như nghiên cứu về văn hóa sông Hồng, về nền văn minh lúa nước, về Thăng Long Hà Nội ngàn năm văn hiến ... nhưng tôi vẫn gọi ông như thế vì có lẽ không có ai ở Thái Bình và nhiều địa phương khác trong cả nước có những công trình nghiên cứu tường tận và sâu sắc về văn hoá làng như ông.
Năm 1998 ông đã xuất bản cuốn Nhận diện văn hóa làng ở Thái Bình. Là một người sinh ra và lớn lên ở quê lúa, đã sống ở nhiều nơi và xem nhiều sách vở nhưng chỉ khi được đọc tập sách trên của ông tôi mới hiểu rõ về lịch sử văn hóa làng mình, hiểu rõ các làng xã, các dòng họ và các danh nhân trong tỉnh. Mà không phải riêng tôi, rất nhiều người con khác của Thái Bình, kể cả những người đã và đang là quan chức ở địa phương cũng vậy, nếu chưa đọc những gì ông viết trong cuốn sách thì chưa thể hiểu tường tận về lịch sử văn hóa của quê hương.

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2011

Thiền và con đường nghịch lý


 CON ĐƯỜNG NGHỊCH LÝ CỦA THIỀN
(Ghi theo quan điểm của OSHO - Ấn Độ)
Thiền  không hề có học thuyết. Thiền không tiếp cận thực tại bằng học thuyết. Nó không có giáo điều chủ nghĩa, và bởi thế nó không có nhà thờ, linh mục hay giáo hoàng. Thiền là rất trần tục, thực tế nhưng không đối diện với những khái niệm trìu tượng. Đó là một hiện tượng hiếm có. Đó là sự hôn phối giữ hai tinh thần kiệt xuất Ấn Độ và Trung Hoa.
Tinh thần Ấn Độ thì rất trìu tượng, ngay cả Đức Phật đã cố gắng hết sức làm giảm bớt sự trìu tượng nhưng đâu có khác hơn. Một người Ấn vẫn luôn là một người Ấn. Tinh thần Ấn Độ đề cập đến những vấn đè vô cùng lớn lao, đến những học thuyết xoay quanh những tư tưởng lớn. Nó bay bổng trên mây, chẳng bao giờ hạ cánh xuống mặt đất.Và như thế hàng boa thế kỷ qua tinh thần Ấn Độ đã không biết làm cách nào để đáp xuống mặt đất. Nó cứ đi lên và không bao giờ có cách quay trở lại.Nó chỉ có cánh mà không có rễ. Đó cũng là điều khốn khổ.
Tinh thần Trung Hoa thì thực tế, thực dụng, thực tế hơn. Chúng không bay bổng lên trời quá mức. Ngay cả nếu chúng có lên tới mức đó thì vẫn luôn bám chặt đôi chân trên mặt đất, giữ gốc rễ trên mặt đất như cánh diều. Chúng không bay như chim , mà vươn lên như một cái cây. Chúng vẫn giữ gốc rễ trên mặt đất. Lão Tử rất thực tế, cả Khổng Tử cũng vậy.
Khi Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Quốc mang theo thông điệp vĩ đại của thiền đã tạo ra một sự giao lưu tư tưởng lớn, một cuộc đại tổng hợp giữa tinh thần Ấn Độ và Trung Quốc. Thiền vì thế không là Trung Quốc mà cũng không là Ấn Độ. Nó chứa đựng cả hai truyền thống nhưng đồng thời cũng vượt ra khỏi cả hai
Thế nên nếu bạn hỏi một tăng sĩ Phật giáo Ấn Độ về thiền, ông ta sẽ xem đó không là chuyện quan trọng. Ông ta sẽ nói: toàn những chuyện nhảm nhí. Bất cứ nơi nào mà truyền thống Phật giáo Ấn Độ hình thành, Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan chẳng hạn không ai nói đến thiền. Họ cười nữa là khác, cho rằng đó chỉ là chuyện tiếu lâm. Ngược lại nếu bạn nói chuyện đó với các thiền giả Trung Hoa, Nhật Bản về các đại tạng kinh Phật giáo họ sẽ bảo bạn: Đem đốt chúng đi ngay lập tức. Tất cả những lý thuyết trìu tượng đều nhảm nhí. Chúng kéo con người ra khỏi thực tại.
Đối với OSHO Thiền là một tổng hợp vĩ đại nhất, một hiện tượng thăng hoa. Trước tiên nó là hiện sinh mà không là lý thuyết. Nó không nói bất cứ điều gì về chân lý, nó chỉ cho mọi người chân lý, như thị. Một cách đơn giản, nó đánh thức bạn dậy. Nó lay cho bạn thức giấc, nó la lên cho bạn thức dậy, nhưng nó không hề đưa ra lý thuyết, nó không cho bạn bất cứ giáo điều, kinh điển nào. Thiền là một tôn giáo duy nhất có khả năng đốt sạch mọi kinh điển, và là một tôn giáo duy nhất có khả năng hủy diệt tất cả những gì được gọi là lý tưởng, thần tượng.
Không hề có chuyện vị thiền sư thù ghét ngôn ngữ. Ông ta đã hoàn toàn được giải phóng khỏi nó. Ông ta không có bất cứ mối quan hệ nào với ngôn từ, ông ta đã chặt đứt chiếc cầu nối. Vị thiền sư sống trong vô ngôn, vô niệm. Ông ta sống trong mặc chiếu “mo chao”, trong yên lặng, phản chiếu trong tịch tĩnh. Ông ta chỉ là một tấm kính trong suốt.
          Bởi vì, vị thiền sư trả lời một cách thẳng thắn: Nó làm cái bụng ta khó chịu. Đây là một ẩn dụ của thiền, bạn phải hiểu cho được ý nghĩa của nó.
Thiền giả cho rằng luôn luôn có sự tranh chấp giữa cái đầu và cái bụng. Cái đầu luôn làm phiền cái bụng. Cái đầu rất là độc hại với cái bụng. Cái bụng mới là trung tâm an trú thực sự của con người. Cái đầu đã trở thành nhà độc tài nhờ ngôn ngữ và lời nói, nhờ học thuyết , giáo dục và học vấn, kiến thức. Cái đầu hầu như  đã muốn chiếm vị trí của cái bụng. Không thể như vậy được. Cái đầu này có thể dẹp qua một bên, dẹp cái đầu đi bạn không mất mát gì cả, mà được thêm thì nhiều. Dẹp nó đi bạn được tất cả. Sống với cái đầu là bạn sống trong ngôn ngữ chết. Chúng không hề làm thỏa mãn bạn, chúng không thể giải phóng bạn.
Đó là chuyện giữa cái đầu và cái bụng.
Một vị thiền sư có thói quen để hai con búp bê bên cạnh mình. Chúng giống nhau như đúc, ngoại trừ sự khác biệt bên trong. Một con có cái đầu rất nặng, chắc là được nhồi kim khí. Một con rất nặng ở phần dưới đít, có lẽ do nhồi kim khí vào bụng. Chúng hoàn toàn giống nhau cả về y phục và luôn được đặt ngồi cạnh vị thiền sư. Thế rồi hễ có bất cứ ai đến kiếm ông nêu lên những câu hỏi đại khái như: Thiền là gì, thiền định là gì, làm thế nào để đạt đến?... Trước tiên vị thiền sư thảy ra một con búp bê có cái đầu nặng trước. Con này té ngã lăn ra và tất nhiên không thể ngồi dậy được. Làm thế nào mà ngồi dậy khi cái đầu quá nặng. Rồi ông đẩy con búp bê thứ hai ra, và cho dù ông xô đẩy thế nào đi nữa thì nó vẫn bật trở lại như cũ trong thế ngồi đỉnh tọa của Phật. Ông kết luận: Đây là thiền – cái bụng. Đây là Đông phương – cái bụng.
Trong tất cả các quốc gia Đông phương trước đây, đặc biệt là vùng Viễn Đông, người ta hay dùng hai chữ bụng dạ để nói đến con người: Người này tốt bụng, người kia xấu bụng, hoặc không biết bụng dạ anh ta thế nào... Trong những ngày xưa cũ đó, chừng một trăm năm trở lại đây thôi nếu bạn đến Nhật và hỏi bất cứ người nào rằng họ suy nghĩ ở đâu, họ sẽ chỉ vào bụng và nói: Chúng tôi suy nghĩ ở đây. Bây giờ những con người này không còn nữa, đặc biệt là sau đệ nhị thế chiến. Nhật Bản cũng đã trở thành con búp bê thứ nhất, do ảnh hưởng Mỹ chi phối quá nhiều. Bây giờ họ sẽ cười và không còn ai nói với bạn rằng họ suy nghĩ bằng cái bụng.Họ còn cho là chuyện ngu xuẩn nữa là khác. Bây giờ họ nghĩ bằng cái đầu.
Cái hàm ý nhấn mạnh này rất quan trọng. Cái bụng là nguồn gốc sự sống củ bạn. Bạn được nối với người mẹ bằng cái cuống rốn. Chính từ đây mà nhịp đời tuôn chảy. Còn cái đầu, nó ở một góc xa nhất của đời người, trong khi trung tâm là cái cuống rốn. Cuộc sống của bạn, sự hiện hữu của bạn được được an trú ở đó. Sự suy nghĩ của bạn có thể sảy ra ở cái đầu nhưng suy nghĩ chỉ là một bộ phận chuyên biệt. Gíông như đôi tay được dùng cho một công việc nào đó, đôi chân cho một số công việc khác, rồi đôi mắt lỗ tai, và cái mũi ... như thế bạn dùng cái đầu, cơ chế vận hàng bộ não của  bạn để suy nghĩ ,thế thôi.
Thế nhưng câu hỏi được đặt ra, ai là kẻ sử dụng tất cả những cái này? Ai dùng đôi chân để đi, ai dùng đôi tay, ai dùng đôi mắt? Và ai dùng bộ não? Đến bây giờ ngay cả giới tâm lý học Tây phương cũng đang tỏ ra ngờ vực về  ý tưởng cổ lỗ của họ cho rằng bộ não chính là tâm. Một mối hoài nghi lớn đang nhen nhún. Không phải như thế. Một số người đã bắt đầu suy nghĩ rằng bộ não không dính gì đến tâm. Ngy chính bản thân bạn thỉnh thoảng cũng có kinh nghiệm này. Cụ thể nhu bnj vừa trông thấy một người đàn ông mới đi băng ngang. Bạn nhớ lại khuôn mặt anh ta, bạn nhớ mài mại rằng  bạn đã từng biết y, bạn tin chắc rằng bạn đã biết tên của người này rồi, thốt nhiên cái tên đó như nằm trên đầu lưỡi. Và bạn tự bảo nó ở trên lưỡi mình mà. Tôi biết là nó nằm ở đó, nhưng nó chưa chịu thốt ra.
Có hai sự việc đang sảy ra. Bộ não đang cung cấp cái tên nhưng phải cần một ít thời gian. Nó nói rằng hãy chờ, nó có ở đó, nó ở trong bộ nhớ. Hãy chờ một chút. Nhưng kẻ đang chờ không phải là bộ óc , vì bạn biết cái tên này, vâng tôi biết nó ở đó . Bộ óc là cơ phận mà tâm đang sử dụng. Khi bạn cố gắng hết sức mà vẫn không nhớ ra, bạn cảm thấy bực bội và không thèm nghĩ đến chuyện này nữa. Bạn bỏ đi ra vườn, đốt một điếu thuốc, và bỗng dưng nó hiện ra.
Bạn và bộ não của bạn là hai sự vật khác nhau. Bộ não chỉ là một cơ phận của bạn, giống như các cơ phận khác. Cái bàn tay này là một cơ phận của tôi, tôi dùng nó.
Như vậy đâu là trung tâm an trú của tâm? Thiền cho rằng nó ở trong bao tử, trong bụng, trong cái cuống rốn. Chính ở đó, nơi mà nhịp đập đầu tiên của sự sống xuất hiện. Từ đó nó tuôn chảy ra khắp nơi. Hãy đi trở lại chỗ này.
Khi vị thiền sư bảo: bởi vì nó làm cái bụng ta khó chịu, ý ông muốn nói rằng những người nặng về đầu óc tác động mạnh vào tâm của ông . Họ là náo động là phiền nhiễu. ‘Nó làm cái bụng ta khó chịu”.
Chuyện cái đầu và cái bụng có thể dược nhân ra thành nhiều dạng cặp phạm trù khác: trí óc vói trực giác, lý luận với tình yêu, ý thức với vô thức, bộ phận với toàn thể , hành động với sự cố, sống với chết, của cải với sinh thể. Tất cả bảy cặp tương quan này đều khả hữu và có ý nghĩa.
Trí óc rất giới hạn, trực giác thì vô tận. Trực giác luôn luôn đến từ cái bụng. Bất cứ lúc nào bạn bạn trực giác một chuyện gì đó sắp xảy đến, ta gọi là linh cảm, nó luôn luôn khirns ruột gan bạn cồn cào.Khi bạn yêu một người , bạn khoongn yêu bằng cái đầu, thế nên những người lý trí gọi đó là tình yêu mù quáng. Đúng vậy,vìu bộ óc của baqnj không hề xen vào chuyện này. Khi bạn yêu, tình yêu bắt nguồn từ một chỗ khác. Nếu bạn hỏi những nhà khoa học lớn, những thi hào, những thiên tài sáng tạo, họ cũng sẽ nói rằng những phát kiến, một ý tưởng mới mẻ xảy đến với họ, nó không hề đến từ cái đầu, không toát ra từ bộ óc, mà từ một nơi nào đó vượt ngoài khả năng hiểu biết của họ.
Nhà thiên tài Marie Curie trong suốt ba năm trời vật lộn với một bài toán không tìm ra lời giải. Bà đã hoàn toàn thất bại. Đem đó bà dứt khoát dẹp nó đi, để hôm sau khởi sự bắt tay làm việc cho một dự án mới. Nhưng chính đêm hôm đó, cái vấn nạn của bài toán đã được giải quyết. Vào lúc nửa đêm bà thức dậy đi đến bàn làm việc và giải quyết xong bài toán một cách chóng vánh rồi lên giường đi ngủ trở lại. Sáng hôm sau khi trở lại bàn làm việc bà đã không còn tin vào đôi mắt của mình nữa. Ai đã vào phòng để giải bài toán này?  Bài giải chỉ có người bồi phòng là có thể vào đây ban đêm để sửa soạn giường ngủ cho bà. Nhưng người bồi phòng tất nhiên không thể. Rồi bà nhìn vào nét chữ viết tay ở trên lời giải, đúng là nét chữ của bà. Nét chữ viết có vẻ hơi run run, lờ mờ như được viết trong cơn say, nhưng đúng là của bà. Nó ở đâu ra vậy?
Bà chợt nhớ lại giác mơ đêm rồi , bà mơ thấy  rằng bà sẽ giải được bài toán này và viết ra lời giải đó. Và rồi bà nhớ lại toàn thể giấc mơ . Như vậy, bà Curie đã giải được bài toán hóc buá của mình trong giấc mơ. Bộ óc đã hoàn toàn thất bại. Bộ óc đã không tìm ra lời giải.     Lời giải đến từ cái bụng, từ tâm thức.
Và cũng nhiều sự việc đến một cách không tình cờ. Tâm thức từ lúc nào đó đã trở thành vấn đề lớn trên con đường loài người tìm đến cái đích đích thực của những hoạt động tinh thần của mình.
                                                (Theo datviet.com)

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011



 MỘT SỐ NÉT VỀ PHẬT GIÁO:
Đạo Phật hiện có khoảng 315 triệu phật tử, ở Việt Nam hiện có khoảng 3triệu tín đồ quy y tam bảo, khoảng 12 ngàn ngôi chùa với 24 ngàn tăng ni (Theo giáo sư Nguyễn Lân Dũng – tháng 9/1999)
-         Đạo Phật chủ trương vừa lấy trí tuệ để diệt trừ vô minh phá vòng luân hồi sinh tử, vừa thực hành tu tập diệt trừ tham dục để chuyển nghiệp đạt tới sự siêu thoát.
-         Thiền không hề có học thuyết, không tiếp cận với thực tại bằng học thuyết. Nó không có giáo điều chủ nghĩa nên không có nhà thờ, linh mục hay giáo hoàng. Thiền là trần tục, thực tế nhưng không đối diện với những khái niệm trìu tượng.

BÁCH THUẬN, RIÊNG MỘT LỐI ĂN LÀM



Bút ký NGUYÊN LONG


Từ những năm đầu thập niên của thế kỷ trước cách đây khoảng bốn mươi năm, những ngày cả nước còn đang bom rơi đạn nổ, phong trào hợp tác xã nông nghiệp còn đang rầm rộ và cuộc sống khó nghèo vẫn còn trùm lên miền Bắc thì Bách Thuận đã nổi tiếng là một vùng quê giầu đẹp. Nghe nói thời ấy việc chạy ăn chạy mặc cho dân là công việc vất vả nhất của các địa phương nên mỗi khi phải đón tiếp khách là các cán bộ xã lo chạy đến són vó. Bởi khách trên đã về là phải lo cỗ bàn. Khách to, đông thì mổ bò, mổ lợn. Thấp nhất thì cũng phải “cơm gà, cá gỡ”. Có cơ sở một vụ phải đón vài ba lần khách là đã vốn teo, quỹ vỡ.

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2011


Nước Mỹ “quên” khóa cửa và thấy khóa bị phá ở Nội Bài


Những người Mỹ không khóa cửa nhà bao giờ !
Những ngôi nhà ở Mỹ thường “quên” khóa cửa nhưng không thấy kẻ cắp, kẻ trộm lọt vào. Việt Nam thì khóa đủ các loại khóa vẫn bị bẻ khóa, cắt khóa. Khóa cửa nếu xét về mặt cơ học thì chỉ là hành động diễn ra trong mấy phút. Nhưng để đi đến việc không cần khóa cửa thì có lẽ người Việt Nam cũng phải mất 100 năm nữa mới có thể làm được.
Đấy là câu nói như thốt lên của những người đã đến Mỹ. Chuyện người Mỹ không khóa cửa là chuyện xưa lắm rồi. Nhưng tôi vẫn muốn nói lại. Bởi câu chuyện người Mỹ không khóa cửa chứa đựng bao điều suy ngẫm khi tôi phải chứng kiến những gì ngược lại ở Việt Nam.
Ngày đầu tiên đến Mỹ, chúng tôi ở tạm trong ngôi nhà của một gia đình Mỹ đang đi nghỉ cuối tuần. Một người bạn của tôi lần đâu đến Mỹ đã không thể hiểu vì sao một ngôi nhà đẹp như thế, nhiều đồ đạc như thế mà không khóa cửa. Tôi đã giải thích nhưng người bạn ấy vẫn băn khoăn mãi đến gần hết chuyến đi. Trong cái đêm đầu tiên ấy, khi người bạn đi ngủ bèn mang theo cả chiếc túi sách đựng hộ chiếu và một ít tiền lên giường vì sợ đang đêm kẻ trộm mò vào nhà ăn cắp. Tôi hiểu tâm trạng ấy. Nỗi ám ảnh về những chuyện mất mát ở khách sạn hay trong chính nhà mình đã theo đuổi bạn tôi không rời.
Trong những ngày cuối cùng ở Mỹ, một người bạn nhờ con trai tôi mua giúp một cái ipad2 qua mạng. Một chiều đi chơi về, tôi thấy chiếc ipad2 được đóng gói cẩn thận để trên bậc cầu thang trước cửa nhà sát ngay vỉa hè khu phố. Cho dù đã bắt đầu hiểu một phần nào đó nước Mỹ nhưng bạn tôi vẫn rất bị "sốc". Chiếc Ipad2 được đóng gói để một nơi rất dễ nhìn thấy và chỉ cách lối đi bộ một hai bước chân mà thôi. Đấy là một khu phố vắng vẻ gần như nhà nào biết nhà ấy. Nếu ai đó muốn lấy cái ipad2 kia thì chẳng khó khăn gì, chỉ cần bước ba bước và nhặt lên. Tất cả quá dễ dàng và an toàn. Nhưng không ai lấy chiếc ipad2 đó. Không ai lấy bất kỳ những gì mà những người vận chuyển hàng hóa để trước cửa nhà của khách hàng. Người già đi qua không lấy. Người trẻ đi qua không lấy. Những người làm công việc vệ sinh môi trường đi qua cũng không lấy. Và có lẽ những người vô gia cư đi qua cũng không lấy.
Lối sống ấy không phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh sống nghèo khó hay thiếu thốn...Đó là lối sống của văn hóa, luật pháp và lòng tự trọng. Đương nhiên không phải tất cả những người Mỹ sống như vậy. Nhưng cách sống ấy là cách sống của đại đa số người Mỹ.
Xin đừng nghĩ là nước Mỹ giàu có nên chẳng ai muốn ăn cắp. Người Mỹ là người tiêu tiền một cách kỹ lưỡng và có kế hoạch nhất. Thực tế, người Mỹ vào siêu thị sẽ đứng khá lâu trước một mặt hàng giá 2 đô 99 xu và một mặt hàng giá 3 đô 10 xu. Khi đi ăn với bạn, họ trả không thừa một xu với số tiền họ phải trả. Mà khi đó, một cái ipad2 giá ở Mỹ khoảng 1.200 đô la.
Chúng ta từng đọc trên báo Việt Nam viết về những làn sóng khổng lồ người Mỹ ùa đến các siêu thị trong những ngày giảm giá và tai nạn chết người đã xẩy ra khi những khách hàng chen nhau vào siêu thị để mua hàng giảm giá. Một đô la có giá trị rất nhỏ với mức lương tháng trung bình của người Mỹ là hàng ngàn đô la. Nhưng tôi đã quan sát trong nhiều năm khi ở Mỹ cách tiêu một đô la của người Mỹ. Nhiều lúc, tôi có cảm giác họ đang tiêu những đồng một đô la như tiêu những đồng tiền cuối cùng của đời họ. Nói vậy để thấy họ quý từng đồng đô la như thế nào.
Ông cha ta có câu " đói cho sạch, rách cho thơm". Những tưởng đó là lối sống của người Việt Nam ngày nay. Nhưng câu nói của ông cha chúng ta đang bị vấy bẩn và làm lu mờ. Trong chuyến đi này, khi quá cảnh ở sân bay Narita, Tokyo, tôi đã phải mở cái thùng giấy của mình cho an ninh cửa khẩu Nhật khi họ soi thấy có một số bật lửa ga trong đó.  Sau khi kiểm tra xong, họ đã tự tay dán băng dinh chiếc thùng giấy của tôi một cách cẩn thận như chính họ đang dán chiếc thùng của họ vậy.
Thành phố Boston - Mỹ
Thế nhưng, khi về đến Hà Nội, chiếc thùng giấy của tôi đã bị rạch và một số thứ trong thùng giấy đã biến mất. Cái vali có khóa ngầm cũng bị đập vỡ. Chiếc khóa kiểu như vậy không thể bị vỡ một cách vô tình như thế. Tôi không có chứng cứ để nói rằng những ai đó ở sân bay Nội Bài đã rạch thùng, đập khóa vali và ăn cắp đồ của tôi. Nhưng tôi tin thùng hàng của tôi đã bị rạch và khóa vali của tôi bị đập ở đó. Tôi không bao giờ tin những nhân viên làm việc ở sân bay Narita, Tokyo đã làm cái việc xấu xa đó.
Bởi ngay ở sân bay Narita, tôi đã chứng kiến nhân cách của người Nhật ngay trong chính thời gian mà người Nhật vừa trải qua đại thảm họa sóng thần. Tôi đã viết câu chuyện về nhân cách Nhật thông qua một người hầu bàn ở câu chuyện trước. Những thứ tôi mất tính ra không phải là một món tiền lớn. Nhưng hành động ăn cắp đã làm tôi nổi giận nhiều ngày. Mà không chỉ là tôi, không ít hàng khách Việt Nam và báo chí đã lên tiếng về những điều xấu xa tương tự mà họ là nạn nhân.
Đời sống của con người Việt Nam đã khác trước rất nhiều so với 10 năm trước và quá nhiều so với những năm tháng ngèo đói trước kia. Nhưng những hành động tham nhũng, tham ô, ăn cắp, lừa dối... của người Việt Nam hình như mỗi ngày một gia tăng. Mấy ngày trước, chúng tôi đi du lịch ở Nha Trang. Người hướng dẫn viên mỗi khi lên xe lại nhắc chúng tôi hãy cảnh giác cao độ nếu không muốn bị móc túi, nếu không muốn mua phải hàng giả. Anh cảnh báo chúng tôi rằng ngay cả mặt hàng yến sào đắt như vàng cũng dễ dàng bị làm giả.
Đời sống kinh tế của đất nước được cải thiện rất nhiều và với một tốc độ khá nhanh. Nhưng lòng tự trọng và lối sống văn hóa thì những người có quan tâm đều nhận thấy nó bị đánh mất đi nhanh hơn và lan truyền rộng hơn sự phát triển kinh tế nhiều lần. Nếu cứ đà này thì chỉ mươi năm nữa, những người yếu bóng vía ra đường sẽ chỉ thấy nhan nhản những kẻ ăn cắp và bọn lừa đảo.
Tại sao những năm tháng chiến tranh đầy thiếu thốn và hy sinh con người Việt Nam lại sống với lòng tự trọng cao như vậy mà bây giờ giàu có hơn thì lòng tự trọng ấy lại bị hoen ố quá nhiều ? Tôi biết rằng câu hỏi của tôi quá ngây thơ nhưng tôi cứ phải hỏi. Mà đúng hơn đó không phải là một câu hỏi mà là một tiếng kêu đau đớn và lo sợ. Và những điều làm cho chúng ta đau đớn và lo sợ sinh ra từ nền giáo dục của chúng ta. Nền giáo dục ở đây xin đừng hiểu chỉ là nhà trường mà là cách quản lý và điều hành xã hội. Không có sự thật nào ngoài sự thật này.
Lần đầu tiên đến Mỹ cách đây 19 năm, tôi thực sự ngạc nhiên vì những ngôi nhà ở Mỹ không đóng khóa cửa. Trong mỗi ngôi nhà của họ có biết bao thứ đắt tiền. Nhưng không mấy ai lọt vào nhà người khác để lấy cắp. Có nhiều lý do. Nhưng lý do cơ bản nhất là ý thức làm người của họ cùng với sự trợ giúp cho ý thức sống ấy là luật pháp và cách quản lý xã hội. Còn ở đất nước chúng ta, nhiều ngôi nhà khóa ba tầng bảy lớp vần bị phá tan tành.
Khóa cửa nếu xét về mặt cơ học thì chỉ là hành động diễn ra trong mấy phút.  Nhưng để đi đến việc không cần khóa cửa thì có lẽ người Việt Nam có ý thức về việc đó cũng phải mất 100 năm nữa mới có thể làm được. Khi tôi nói vậy, nhiều người thấy mệt mỏi rã rời vì nghĩ đến chặng đường dài đến tận...100 năm. Nhưng cho dù có phải đi đến 1000 năm thì chúng ta cũng phải đi chứ không còn cách nào khác.

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2011


HIỆN TƯỢNG VÈ HÓA, VĂN XUÔI HÓA VÀ CŨ HÓA THƠ… CẦN BÁO ĐỘNG

NGUYỄN TRỌNG TẠO
Khi đánh giá về ngôn ngữ Truyện Kiều của Nguyễn Du, các nhà nghiên cứu đều cho rằng, tác giả đã đẩy ngôn ngữ bình dân lên ngôn ngữ bác học. Nhận định này đã gián tiếp phân cấp ngôn ngữ ca dao hò vè với ngôn ngữ thơ. Tức là thơ cao hơn ca dao bình dân. Đó là một điểm rất đáng chú ý trong việc phân biệt thơ với các thể loại văn vần hay văn xuôi, từ, phú mà dân gian vẫn thường sử dụng. Như ta đều biết, thơ được xây dựng bằng một thứ “ngôn ngữ lạ hóa” mà nhà nghiên cứu Phan Ngọc còn gọi là “ngôn ngữ quái đản” đã phát triển ở giai đoạn cao, chứa đựng các đặc tính không thể thiếu, đó là nhạc điệu, truyền cảm, hàm súc và giàu tính biểu tượng.

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011


Thơ Lục Bát như con đê chắn sóng 
Nhà thơ Y Phương quan niệm: “Thơ lục bát trên sáu dưới tám, nó có hình thang, vững vàng như con đê ngăn sóng. Lục bát là con đê thơ sừng sững với thời gian. Đấy là một phát minh kỳ diệu của tổ tiên chúng ta. Đã trải qua mấy ngàn năm, lục bát vẫn là hồn cốt thi ca của người Việt. Điều này tôi nói cũng bằng thừa. Bởi đã có rất nhiều thế hệ người Việt nam thực sự tự hào, cảm phục về thơ lục bát. Tổ quốc ta bao phen bị nhấn chìm dưới gót giày của quân xâm lược. Thế nhưng văn hóa Việt Nam không hề bị khuất phục, không bị đồng hóa. Nó vẫn trường tồn như núi sông, như cây cỏ, như miếng trầu, như tóc búi tó, như răng đen nhức. Nói như thế có vẻ đao to búa lớn, nhưng những gì ta đang sống, đã trải nghiệm, trả lời cho chúng ta rồi. Văn hóa Việt Nam mất sao được. “Truyện Kiều còn nước ta còn”. Tôi xin nhái, nước ta còn thơ lục bát còn. Thơ lục bát mất sao được…” 




Thơ lục bát như con đê ngăn sóng

Y PHƯƠNG

Anh bạn của tôi là Nguyễn, làm thơ, tuổi đời còn rất trẻ. Nhưng anh đã sớm bộc lộ cá tính văn chương rất mạnh và khác người. Anh ấy hỏi tôi rằng, vào thế kỷ hăm mốt, thơ lục bát liệu còn có đất sống không? Thấy tôi chưa kịp mở miệng, người bạn trẻ đã nhấn mạnh thêm. Trái đất ngày nay không còn là hình cầu nữa, một thế giới phẳng đang hình thành. Nó sẽ phát triển bền vững và ổn định lâu dài. Bởi nhân loại đang sở hữu một nền khoa học kỹ thuật tiên tiến, siêu bùng nổ và ngày càng hùng mạnh. Điều đó khiến cho cả loài người và các quốc gia không còn cảm giác khoảng cách nữa. Vậy văn học nghệ thuật ở ta liệu có thể giữ vững bản sắc riêng của mình không. Đặc biệt là thơ lục bát, em xin nhắc lại. Thơ lục bát.

Muỗi. Tôi không nghĩ thế. Cơm tính đằng cơm. Rượu tính đằng rượu. Khác đường khác tính. Người miền núi chúng tôi vẫn nói vậy. Rượu dẫu có quý giá và ngon, nhưng không thay thế được cơm. Và ngược lại. Hầy dzà! Lại nói cái lý người Mèo rồi. Nhưng bạn đã hỏi, chả lẽ tôi lại không dám liều.
Khoa học bùng nổ là công việc của mấy ông bác học, mấy vị trong viện hàn lâm. Những nhà khoa học lừng danh hàng đầu thế giới. Công nhận họ là những người ưu tú nhất của hành tinh, ở thế kỷ này. Công lao ấy thật to lớn, các nhà khoa học làm thay đổi hẳn bộ mặt sinh hoạt đời sống xã hội, đến từng con người cụ thể. Phải gọi những thành quả ấy là thần kỳ. Quả không sai.
Nhưng với văn học nghệ thuật, có một sức sống mạnh mẽ và hoàn toàn độc lập. Đặc biệt, thơ lục bát là tài sản tinh thần vô giá của ông cha chúng ta để lại. Thơ lục bát trên sáu dưới tám, nó có hình thang, vững vàng như con đê ngăn sóng. Lục bát là con đê thơ sừng sững với thời gian. Đấy là một phát minh kỳ diệu của tổ tiên chúng ta. Đã trải qua mấy ngàn năm, lục bát vẫn là hồn cốt thi ca của người Việt. Điều này tôi nói cũng bằng thừa. Bởi đã có rất nhiều thế hệ người Việt nam thực sự tự hào, cảm phục về thơ lục bát. Tổ quốc ta bao phen bị nhấn chìm dưới gót giày của quân xâm lược. Thế nhưng văn hóa Việt Nam không hề bị khuất phục, không bị đồng hóa. Nó vẫn trường tồn như núi sông, như cây cỏ, như miếng trầu, như tóc búi tó, như răng đen nhức. Nói như thế có vẻ đao to búa lớn, nhưng những gì ta đang sống, đã trải nghiệm, trả lời cho chúng ta rồi. Văn hóa Việt Nam mất sao được. “Truyện Kiều còn nước ta còn”. Tôi xin nhái, nước ta còn thơ lục bát còn. Thơ lục bát mất sao được. Tôi đố …

Anh bạn trẻ lại hỏi. Thế tại sao bác ít làm thơ lục bát, hầu như em chưa được đọc bài lục bát nào. Vì tôi sợ. Thơ lục bát dễ làm nhưng thậm khó hay. Tôi nhớ có một ai đó nói thế này, làm thơ lục bát giống như ta luộc rau muống. Ai cũng có thể làm cho rau chín, nhưng để nó xanh giòn mà vẫn mềm rau, đòi hỏi phải có tay nghề. Phàm đã là tay nghề, dẫu có được truyền lại, thì cũng mỏi tay mờ mắt lắm lắm, mới có thể học đòi bắt chước được tý chút. Anh bạn đừng cười. Có bao nhiêu cái tinh túy của lục bát, ông cha chúng ta đều sài trước cả rồi. Còn lại vài miếng bạc nhạc với xương xẩu, thì mấy bác, mấy chú, mấy anh nhanh mắt nhanh tay cỗm nốt. Thành ra tôi chỉ đứng ngoài nhìn thèm nhỏ dãi.

À mà xin nói ngay. Tôi là người Tày. Người Tày không có truyền thống thơ lục bát. Đấy! Tôi chả giấu giếm gì. Cũng chẳng phải là cái thằng tôi cổ hủ cực đoan, không chịu tiếp thu cái hay cái đẹp của người khác làm giàu cho mình. Tôi tự biết mình không sở trường sở đoản gì cả về khoản thơ lục bát này. Đúng không. Cho nên tôi cứ thơ tự do mà giã. Thơ tự do như người chơi cờ tướng trong túi quần. Như hai gã khùng chơi bóng bàn mà không cần lưới giăng. Nó có cái cực khó đấy, nhưng dễ thì đúng như …tự do. Thôi, chả dám. Thằng chết cãi thằng khiêng. Bạn còn trẻ, là người học hành nhiều, có bài bản. Tôi sắp hạ thổ đến nơi rồi, mới học lỏm dăm ba câu thôi.
Bác có đồng ý với em, thời của các cụ cứ hàng một rồng rắn mà đi trên bờ ruộng. Vừa đi vừa làm thơ à ơi đưa đẩy.
Đến đây mận mới hỏi đào
vườn hồng đã có ai vào hay chưa. 

Chúng ta đang sống là thời siêu tốc độ. Loáng một cái, tất cả đã biến mất. Chưa kịp phát hiện ra đâu là đực, đâu là cái, đâu là xấu, đâu là đẹp. Đào với chả mận, nghe mà sốt ruột. Cứ toạc móng heo “em  bỏ chồng về ở với anh không”
hay: “khỏa thân trong chăn/ thèm chồng”  cho nó nhanh. Ấy! Đừng nóng tính, anh bạn.
Đang trưa ăn mày vào chùa
Sư ra cho một lá bùa rồi đi
Lá bùa chẳng biết làm gì
Ăn mày nhét túi lại đi ăn mày. 

Chẳng biết nhớ có chính xác không, nhưng theo tôi, đó là một trong những bài thơ đọc một lần thấy thích ngay. Hiện đại đấy chứ. Hình như đấy là bài thơ cuối cùng của nhà thơ Đồng Đức Bốn. Thiêng thế. Vừa nhắc đến anh, có ngay một trận mưa rào.
Ăn mày cửa phật là hiện thực đời sống ngày nay. Trong thời đại công nghiệp, do áp lực của công việc, nên nhiều nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà quản lý… đã tìm đến cửa Phật để thư giãn, vừa là để ăn mày. Một sự ăn mày tâm linh. Sư ra mà không giảng giải gì. Sư cho một lá bùa. Lá bùa phải chăng là những tri thức siêu việt của nhà Phật. Là sự tự giác ngộ. Tự anh nhận thức lấy. Tu tại tâm. Nếu tôi không nhầm, điều này chỉ xảy ra ở thế kỷ hăm mốt. Thế kỷ mà các nhà khoa học đã đạt đến trình độ nghiên cứu hơn hẳn ngày trước.

Nếu bạn chưa tin, hãy đi cùng tôi tới Câu lạc bộ Hiệp hội các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam. Bạn sẽ chứng kiến tận mắt các học giả, nhà khoa học cả ta lẫn tây đang miệt mài om ma ni tê mê hông …lăn lưng ra mà thiền tập cùng yôga, vào các buổi chiều thứ ba và thứ năm hàng tuần. Văn hóa phương Đông đang có cơ thắng thế văn hóa phương Tây.
Nói thế có ngoa không nhỉ. Nhưng sự thật là nhiều nước trên thế giới, đã áp dụng phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc của giáo sư bác sỹ Nguyễn Tài Thu. Vì thế, châm cưú Việt Nam là một bí ẩn. Cũng vậy. Đàn bầu Việt nam là một bí ẩn. Tất nhiên, thơ lục bát của Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nó là một món đặc sản.
 
Nhưng, nói đi thì nói lại. Chắc chắn đã, đang và sẽ có một bộ phận người từ chối thơ lục bát. Họ cho rằng thể thơ ấy, từ lâu không còn hợp thời nữa. Hãy cất nó vào trong rương cùng với khăn xếp áo the, quần thâm quạt mo, thuốc lào cơi trầu.
Thơ lục bát đã được toàn dân quy chuẩn là toàn bích, nó có niêm luật rõ ràng mạch lạc. Thơ lục bát là hàng hóa đặc biệt đã được đóng hộp, hãy cứ để nguyên đai nguyên kiện. Có bảo hành vô thời hạn. Nếu bác nào có ý định làm mới, bóp méo hoặc phá cách, cứ thử đi, nhưng không được sai luật bằng trắc.

Trên thực tế, đã có nhiều nhà thơ tên tuổi và để lại nhiều thi phẩm lục bát độc đáo. Đó là một sự sáng tạo thành công đáng kể của các nhà thơ Việt Nam đương đại. Song, vấn đề chính yếu là ở tính nhịp điệu tốc độ cà rịch cà tang của thể thơ. Hình như thơ lục bát chỉ hợp với khung cảnh mây tre đan nhâm nhi trà thuốc  nhàn tản. Có vẻ như nó không ăn kịp với suy nghĩ và việc làm của con người ngày nay. Thậm chí có người tung hô rất to, đòi cách tân thơ Việt một cách triệt để. Nào là thơ hậu hiện đại, tân hình thức. Rồi họ khuyến cáo, ta phải nhanh chóng đuổi kịp thơ thế giới. Nhưng đuổi cái gì và như thế nào thì không một ai nói cho ra ngô ra khoai. Các bác cứ viện dẫn ông Ốp, ông Ép, bà Hytotôbô… nói thế này kia. Tại sao không nêu hẳn cái sự đời của xã hội, con người Việt Nam bức xúc như thế nào.

Tôi không bao giờ tin những kẻ vung tay quá óc, to mồm lên mà gào thét. Chả thèm biết mình biết người. Khiếp quá! Tôi chỉ nể sợ bông hoa lặng lẽ thơm, con cá lặng lẽ lớn, mặt trời lặng lẽ tỏa sáng, bào thai lặng lẽ nở. Anh muốn nói gì cũng được, miễn có thơ hay. Nếu thế ai chả nói được. Đúng không bạn. Thế nào là thơ hay nó mới khó. Nói tóm lại, thơ hay tự nó khẳng định sự “tồn tại hay không tồn tại”. Nhưng mà bạn ơi, nói đến những vấn đề có hơi hướm “ný nuận”, tôi lại thấy đau đầu nhức óc quá rồi. Xin phép bạn cho tôi được ngồi trên cỏ, dùng cơm canh với rau muống luộc dầm sấu. Nó giải sầu ngon lành như thơ lục bát. He! he !
 Mình rằng mình hãy còn son
ta đi qua ngõ thấy con mình bò. He! he!
 Áo anh sứt chỉ đường tà
vợ hai ba bốn năm anh chưa có …he he…