Trang

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

GỬI NHỮNG CÔN ĐỒ KHOA HỌC

Đó là cái tít bài viết của nhà văn Nguyễn Quang Vinh bày tỏ nỗi bức xúc khi nghe tin Sở KHCN Thái Bình không cho ông nông dân trong tỉnh làm lò đốt rác phát điện. Xung quanh vụ việc này có nhiều báo đã đưa tin và bình luận. Để mọi người tiện xem xét, chúng tôi xin đăng lại một số bài đã đăng trên các báo. (NL)



Nông dân Thái Bình làm "nhà máy điện", cạnh tranh EVN
(Báo Đất Việt ngày 5/7/2014)
(Quan điểm) - Một người nông dân chính hiệu đã chế tạo thành công một lò đốt rác có khả năng phát điện đủ cho 20 hộ sử dụng thoải mái.
Hành trình để có chiếc máy phát điện kỳ diệu
Những ngày này, người dân huyện Thái Thụy (Thái Bình) vô cùng ngạc nhiên về việc một người nông dân đã hoàn thiện một chiếc máy phát điện có một không hai trên thế giới khi nguyên liệu để tạo ra điện lại chính từ rác.
Đó chính là ông Bùi Xuân Kiên, một người nông dân chính hiệu với dáng người cao gầy, khắc khổ. Anh cho biết chiếc máy phát điện, chính xác hơn là lò đốt phát điện của anh đã được thai nghén từ nhiều năm nay và chính thức thành công cách đây vài tháng.
Chia sẻ về người nông dân này, trưởng thôn Bùi Khắc Huệ đã hãnh diện: "Ông Kiên là niềm tự hào của chúng tôi, chiếc lò đốt rác phát điện của ông ấy đã hoạt động hiệu quả và với một chiếc lò như vậy hoạt động hết công suất có thể đáp ứng được điện cho 20 gia đình."
Ông Bùi Xuân Kiên mới chỉ học hết cấp hai trường làng, cả đời lam lũ với công việc đồng áng, với đủ thứ nghề vất vả của xã hội, tuy nhiên, trong lòng ông vẫn ấp ủ một đam mê cháy bỏng với nghiên cứu, sáng chế.
Bùi Khắc Kiên bên chiếc lò do anh tự chế tạo
Ông tâm sự, từ lâu đã ấp ủ kế hoạch tạo ra một chiếc máy làm ra điện, mà phải làm từ rác chứ không phải làm từ những nguyên liệu quý giá ngày càng cạn kiệt. Để thực hiện đam mê ấy, ông từ bỏ căn nhà khang trang trong làng, rời ra ở một căn nhà khoảng 20m2 ngoài chợ huyện.


Lý do để ông Kiên dọn ra gần chợ ở vì chỉ có chợ cũng là cái mỏ rác để ông có thể thoải mái kiếm được nguyên liệu để thử nghiệm. Ông tâm sự: "Tôi có 30 năm kinh nghiệm trong nghề nung, rèn. Đã từng tạo ra hàng nghìn cái lò nên tôi cũng ấp ủ từ những chiếc lò như vậy có thể làm ra được một năng lượng nào đó, và thế là tôi mày mò nghiên cứu chế tạo một dạng máy phát nhiệt điện."
Và tiếp đó, ông Kiên mất thêm 6 năm trời cùng với khoảng 100 triệu tập trung sáng chế... Cuối cùng "nhà máy điện" cũng thành hiện thực. Trong quá trình nghiên cứu, ông còn phải đi Thái Nguyên, Quảng Ninh, Lạng Sơn để nghiên cứu cơ chế hoạt động của các nhà máy nhiệt điện và mua sách về nhà tự học.
Ông Kiên quan tâm nhất đến những kiến thức về sự chuyển hóa nhiệt năng thành cơ năng, cơ năng thành điện năng. Và những kiến thức này ông có thể tìm được rất nhiều trong các cuốn giáo trình cho trình độ đại học.
Cho đến hiện tại, chiếc lò phát điện của ông Kiên đã có thể làm được 1kg rác sản xuất được 1,5kW điện, 1kg gỗ sẽ được 4-5kW điện. Chiếc máy này cho ra giá thành điện sẽ rẻ hơn 80% giá điện hiện hành. Để vận hình chiếc máy này cũng chỉ cần một vài người, hoặc thậm chí chỉ có mình ông Kiên.
"Công việc chính của người vận hành chỉ là phân loại rác, cho vào guồng, đảm bảo nhiệt độ lò luôn từ 1.600 độ C đến 2.000 độ C" - ông Kiên cho biết.
Cạnh tranh với điện lực Việt Nam
Ông Bùi Xuân Kiên khẳng định chiếc lò đốt của ông chính là giải pháp cho vấn đề nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt trong khi thế giới ngày càng ngập rác.
Lò đốt này được thiết kế gồm 2 cửa. Cửa trên là lò đốt chính, cửa dưới có tác dụng hỗ trợ. Khi đưa rác vào lò, nhiệt độ đốt rác bao giờ cũng phải được đảm bảo ở mức cao từ 1.600 - 2.000 độ C để duy trì nhiệt năng yêu cầu.
Toàn bộ rác thải sẽ được đốt sạch tới mức không còn tro than. Nhiệt độ này đảm bảo cho lượng hơi nước bay hơi nhanh trong nồi hơi, tạo nên áp lực làm quay tua-bin. Hơi nước đó được tuần hoàn và quay về bể ngưng.

Tại đây, nhiệt độ nước khoảng 90 độ C. Với lượng nước chờ bốc hơi này, ông Kiên thiết kế một máy bơm khiến nước quay trở lại nồi hơi. Nước sôi và bốc hơi ngay lập tức và đảmbảo nhiệt không hề suy giảm. Nguồn điện được sản sinh ra trong chuỗi tuần hoàn các thao tác vừa rồi và được đấu thẳng vào điện nguồn của hộ gia đình sử dụng.
Có người cho rằng đốt rác như thế ảnh hưởng đến môi trường, gây ô nhiễm. Ông Kiên cũng đã tính đến điều này và có cách khắc phục đơn giản. Người nông dân này lý giải:
"Lượng khói ban đầu khi đốt rác sẽ được đưa khép kín trở lại để sấy các goòng nhiên liệu chuẩn bị đốt. Còn khi nhiên liệu rác đã cháy hết không còn cả tro than thì đương nhiên không còn tí khói nào xả ra không khí. Chỉ có hơi nước của nhiên liệu khi được sấy bay lên không trung."
Ông Bùi Xuân Kiên đã có một sáng kiến có thể được cho là cạnh tranh với ngành điện Việt Nam khi một "nhà máy điện" của ông đủ sức đáp ứng nhu cầu của 20 hộ dân, giá thành rẻ bằng 1/5.
Còn nguyên liệu, có lẽ các lãnh đạo thành phố đang đau đầu vì rác sẽ phải cám ơn người nông dân này nhiều nhiều nếu mô hình này được nhân rộng.
Minh Tuệ


Thảm cảnh lò đốt rác phát điện: Người Nhật thấy "ngọc"
(Báo Đất Việt ngày 11/7/2014)
(Quan điểm) - Với sáng chế lò đốt có khả năng đốt triệt để rác thải ở nhiệt độ cao và dùng nhiệt năng để phát điện, đã có công ty của Nhật quan tâm.
Công ty Nhật Bản quan tâm đến công nghệ nông dân
Trong chiều ngày 7/7/2014, tại nhà của người nông dân Bùi Khắc Kiên (xã Thái Giang, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) - chủ nhân của chiếc lò đốt nhiệt độ cao đã có sự thăm quan của một công ty Nhật Bản.
Đại diện cho công ty này là ông Nukihiko Nakayama. Ông cho biết đã làm việc tại Việt Nam từ 20 năm nay, sau khi đọc được thông tin trên báo chí về sáng chế này của nông dân Việt Nam, ngay lập tức ông cùng người bạn cũng là người phiên dịch đến tận mục sở thị công nghệ này.
Tuy nhiên, khi đến nơi, chiếc máy của ông Bùi Khắc Kiên đã bị dỡ bỏ hoàn toàn, vị giám đốc người Nhật này tỏ ra tiếc nuối. Ông Nakayama cũng lo lắng về việc một khi chính quyền đã cấm đoán, chắc chắn khả năng thành công của chiếc máy này là không thể.
Nhưng sau khi xem lại băng tư liệu về các cuộc thử nghiệm trước đó, cũng như được ông Bùi Khắc Kiên lý giải về những công nghệ của mình, vị giám đốc người Nhật Bản này tỏ ra khó hiểu về cách làm của chính quyền sở tại của Việt Nam và thêm niềm tin vào người nông dân này.

Ông Nakayama cho biết: "Trong sáng chế này cái quý nhất là lò đốt rác ở nhiệt độ cao. Khi có lò đốt rác này rồi thì nhiệt năng sinh ra có thể làm được rất nhiều ứng dụng chứ không chỉ phát điện.
Nếu quả thực ông Kiên có thể đốt rác ở nhiệt độ cao trên 1.400 độ C và làm chủ được nhiệt độ của lò thì sáng chế của ông là duy nhất trên thế giới mà người Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Mỹ chưa ai có thể làm được."

Nhật không làm như Việt Nam
Sau buổi làm việc hôm 7/7/2014, ông Bùi Khắc Kiên đã gửi một bản vẽ mô hình cùng những chi phí giá thành để sản xuất một mô hình như vậy tới chuyên gia người Nhật.
Và sau đó vị giám đốc này đã trở về nước để bàn bạc với nhiều bên liên quan. Ông Nakayama cho biết: "Tôi phải trở về nước để bàn bạc với các cộng sự của mình." Theo thông tin từ ông Bùi Khắc Kiên, nếu sự hợp tác giữa ông và người Nhật Bản bị chính quyền làm khó khăn thì công ty Nhật ấy sẵn sàng đưa ông sang Nhật Bản để chế tạo cho họ công nghệ đó.
Tuy nhiên, ông Kiên vẫn đang cân nhắc và mong muốn có một hợp đồng hợp tác rõ ràng, trong đó ràng buộc các điều khoản để bảo vệ quyền lợi và bản quyền cho ông. Bởi theo thông tin mới nhất mà người nông dân này nhận được thì tháng 5/2015, ông mới có chứng chỉ sở hữu trí tuệ.

Trao đổi với ông Nakayama, vị giám đốc này cho biết: "Từ lâu, chính phủ Nhật Bản đã khuyến khích toàn bộ các nhà khoa học, các công ty năng lượng, và toàn bộ người dân tham gia sáng tạo trong việc gia tăng nhiệt năng và sử dụng các ứng dụng của nhiệt.
Nhật Bản có nhiều cách làm để có thể đốt ở nhiệt độ cao như ông Kiên, nhưng phải sử dụng các nguyên liệu tốn kém, chưa ai có thể sử dụng các nguyên liệu từ rác mà có thể đốt được ở nhiệt độ cao như vậy."
Khi được hỏi về cách làm khoa học của người Nhật Bản, ông Nakayama cho biết: "Tại Nhật Bản, không chỉ có các chương trình hỗ trợ các nhà khoa học nghiên cứu mà có rất nhiều chương trình, cuộc thi nhằm khuyến khích sự sáng tạo của nhân dân. Mỗi sáng chế của người dân đều được một hội đồng có trách nhiệm thẩm tra tính ứng dụng và tạo điều kiện tốt nhất để họ tiếp tục phát huy sáng tạo của mình."
Có thể thấy rằng, để có một nền khoa học phát triển như hiện nay, người Nhật Bản đã có cách làm rất khác với Việt Nam. Bởi để giúp được ông Bùi Khắc Kiên đi đăng ký bản quyền, đoàn công tác của Bộ Khoa học Công nghệ cũng phải năm lần bảy lượt tới địa phương để tìm hiểu, trong khi Sở KHCN Thái Bình đã nhanh chóng cấm đoán người dân sáng chế mà không tìm hiểu cái hay, cái dở của họ, tính ứng dụng ra sao.










Cấm lò đốt rác phát điện
(Tinmoi.vn) Câu chuyện chiếc “lò đốt rác phát điện” do một nông dân chế tạo bị Sở Khoa học Công nghệ Thái Bình cấm hoạt động đã gây “sóng” trong dư luận. Một blogger có tiếng thậm chí đã gọi xem việc cấm đoán này là “côn đồ khoa học”. Tinmoi/Nguoiduatin đã tìm hiểu nội tình vụ việc.
Lò đốt rác tạo ra điện đủ cho 20 hộ gia đình ?
Chủ nhân của lò phát điện trên là ông Bùi Xuân Kiên (trú tại Thái Thụy, trình độ học vấn lớp 4, nghề nghiệp nông dân). Ông chia sẻ, đã có ý tưởng sản xuất một “nhà máy điện” từ lâu. Để thực hiện ước mơ, ông mất 6 năm dành dụm số tiền 100 triệu đồng, đi các nhà máy nhiệt điện ở Lạng Sơn, Quảng Ninh… tham quan, mua sách về tự học hỏi kiến thức.
Cuối cùng, ông ra ở một ngôi nhà hoang gần chợ vì nơi đó có nhiều rác thải để làm nguyên liệu cho lò “nhiệt điện” của mình.
Theo ông Kiên mô tả: Lò đốt này được thiết kế gồm 2 cửa. Cửa trên là lò đốt chính, cửa dưới có tác dụng hỗ trợ. Khi đưa rác vào lò, nhiệt độ đốt rác bao giờ cũng phải được đảm bảo ở mức cao từ 1.600 - 2.000 độ C.

Toàn bộ rác thải sẽ được đốt sạch tới mức không còn tro than. Nhiệt độ này đảm bảo cho lượng hơi nước bay hơi nhanh trong nồi hơi, tạo nên áp lực làm quay tua-bin. Hơi nước đó được tuần hoàn và quay về bể ngưng.
Tại đây, nhiệt độ nước khoảng 90 độ C. Với lượng nước chờ bốc hơi này, ông Kiên thiết kế một máy bơm khiến nước quay trở lại nồi hơi. Nước sôi và bốc hơi ngay lập tức và đảmbảo nhiệt không hề suy giảm. Nguồn điện được sản sinh ra trong chuỗi tuần hoàn các thao tác vừa rồi và được đấu thẳng vào điện nguồn của hộ gia đình sử dụng.
Cũng theo ông Kiên, lò này có thể biến 1kg rác thành 1,5kW điện, 1kg gỗ sẽ được 4-5kW điện. Với lò đốt rác phát điện này, giá điện sẽ rẻ hơn 80% điện lưới. Ngoài ra, chỉ cần vài người để vận hành lò này,  thậm chí chỉ cần một người.
 "Nếu vận hành hết công suất, một lò phát điện mini có thể cung cấp điện cho 20 hộ dân" - ông Kiên cho biết.
Sở KHCN Thái Bình cấm, người dân bức xúc
Sau khi chế tạo thành công, ông Kiên có mong muốn mời nhà khoa học, cơ quan chức năng về thẩm định để “nhà máy điện” của ông để đưa vào sử dụng.
Tuy nhiên, trái với kỳ vọng, Sở Khoa học Công nghệ Thái Bình đã không cho phép ông Kiên tiếp tục chế tạo, hoàn thiện lò này.
Quyết định này, đã vấp phải sự phải ứng dữ dội từ dư luận nhiều ngày qua. Blogger có tiếng Bùi Quang Vinh đã có hẳn bài viết với tiêu đề khá bức xúc: Gửi những "côn đồ" khoa học.
Gi nhng "côn đ" khoa hc

Nguyễn Quang Vinh

+Việc Sở Khoa học công nghệ Thái Bình các ông quyết định nhắm mắt dẹp bỏ sáng chế lò đốt có khả năng đốt triệt để rác thải ở nhiệt độ cao và dùng nhiệt năng để phát điện của người nông dân Bùi Khắc Kiên (xã Thái Giang, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) chỉ vì những lý do vớ vẩn, những lý do mà nghe ra đứa con nít cũng thừa biết các ông không chỉ là quan liêu, không chỉ là vô cảm, không chỉ là máy móc, không chỉ là bừa bãi mà là dấu hiệu của sự ngu dốt, dấu hiệu của sự đố kị, dấu hiệu của sự cửa quyền...

 +Ngu dốt vì trước một sáng chế được coi là rất lớn lao như thế, đến thế giới đọc thông tin còn ngạc nhiên, mà các ông phẩy tay, dẹp, đó là cái phẩy tay của những kẻ tô son má hồng hai chữ khoa học nhưng hoàn toàn là kẻ mù điếc về khoa học, hay nói chính xác hơn các ông là những kẻ chà đạp khoa học.

+Đố kị vì các ông ưỡn ngực chúng tao là những kỹ sư, tiến sĩ ở cái Sở rất là trí thức: Khoa học công nghệ, thì ngoài chúng tao ra, chúng mày, nhân dân, làm đéo gì mà dám qua mặt chúng tao, để sáng chế sáng chiếc. Tại sao không tham vấn những nhà khoa học chúng tao. Tai sao không nhờ vã chúng tao. Tại sao chúng mày, là nhân dân, là nông dân mà dám làm khoa học, mà trời ơi, lại dám sáng chế ra một thiết bị hữu ích, để chúng mày tồn tại sáng chế đó thế hóa ra dư luận nó bôi cứt vào mặt chúng tao sao? Trời ơi, lại dám bỏ tiền túi ra để sáng chế cơ, không thèm dùng tiền nhà nước thì làm khoa học cái chi?Không có bôi trơn, phết phẩy, đi đêm thì mần khoa học cái chi? Một sáng chế hữu ích và sáng tạo như thế mà chúng mày làm giá thành rẻ như bèo là thế nào hả? Khoa học là phải tiền tỉ chứ? Là để còn chia, còn biếu, còn xén, còn ém, còn nhẹm chứ, sao rẻ thế? Sao ngu thế? "Ngu" tiền thế thì không được làm khoa học. Không. Khoa học là chúng tao. Chúng tao không làm thì không thằng đéo nào được làm, hiểu chửa?

+Cửa quyền là đúng rồi, Sở Khoa học công nghệ cơ mà, thằng đéo nào trong địa phương này dám làm khoa học mà không có tờ trình, kính gửi lên chúng tao duyệt, chúng tao không dí mắt dí mũi dí mồm vào thì đừng hòng.

Và cuối cùng, dẹp.

Và cuối cùng tất cả thiết bị sáng chế bị tháo dở.

Và cuối cùng, công ty Nhật bay sang ngay và sẵn sàng hợp tác với ông nông dân, trong trường hợp địa phương cấm quản, gây khó dễ, công ty Nhật sẵn sàng mời ông nông dân này qua Nhật. (ảnh)
Hỡi những ông khoa học ở Sở Khoa học Thái Bình, bây giờ thì sao nhỉ? Cấm Nhật không được dùng sáng chế của ông nông dân này đi.Cấm đi.

Chỉ còn một cách cuối cùng để thể hiện Thái Bình biết tôn trọng chất xám, tôn trọng khoa học, tôn trọng sự sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân, cần ngay một quyết định đuổi cổ lũ "côn đồ" khoa học của Sở khoa học công nghệ này về vườn. Đuổi đi. Một quyết định đuổi mạch lạc, nhanh chóng lúc này cũng là cách để lãnh đạo Thái Bình chứng minh rằng họ là người văn minh và quý trọng khoa học.

Tôi chửi khai vị nhẹ nhàng mấy câu rứa thôi, được chứ?
-----
P/S:

1.
Số liệu khoa học:
Chỉ số mẫu khí đều đảm bảo tiêu chuẩn Việt Nam. Trong đó, lượng bụi của ông Kiên là 160mg/Nm3, còn tiêu chuẩn VN là 150mg/Nm3 (vượt chuẩn không đáng kể). Chỉ số CO của ông Kiên là 324mg/Nm3 còn tiêu chuẩn VN là 300mg/Nm3 (vượt chuẩn không đáng kể).
Chỉ số SO2 của ông Kiên là 110 mg/Nm3 còn tiêu chuẩn VN là 300mg/Nm3, NO2 của ông Kiên là 130mg/Nm3 còn tiêu chuẩn VN là 500mg/Nm3. Đây là những con số rất đáng thuyết phục cho lò đốt rác của người nông dân này.

2.

Nói thêm một câu cho vuông thế này, người ta là nông dân, sáng chế đó chỉ cần đạt 60% đã phải khuyến khích , động viên, thúc giục người ta rồi...Nếu không có những cán bộ tâm huyết của Bộ TNMT lui tới tới lui thì có khi sáng chế này đã bi dẹp trong trứng nước. Hãy nhìn sự thay đổi bằng sự trân trọng cơ các bác ạ, rất trân trọng và chân thành, để gom góp, để nâng niu, để khuyến khích cơ, chứ còn nhìn người có ý tưởng sáng tạo, đôi khi hơi khùng khùng, nói năng không biết nịnh, láo láo mà nổi đóa lên, dẹp dẹp dẹp thì còn lâu mới thành... người lớn. 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét