Trang

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

TỔNG THUẬT THÓI HƯ TẬT XẤU CỦA NGƯỜI VIỆT

TRẦN VĂN CHÁNH (Theo trannhuong.com)

MỞ ĐẦU

Thời gian gần đây, nhiều người được biết đến câu chuyện một nữ tiếp viên hãng hàng không Vietnam Airlines bị bắt tại Nhật do nghi ngờ xách lậu hàng ăn cắp về Việt Nam. Văn phòng của Vietnam Airlines tại Tokyo bị lục soát, tổ bay bị điều tra, cảnh sát Nhật nói họ nghi ngờ có khoảng 20 nhân viên của hãng hàng không này liên quan đến vụ xách lậu (xem báo Tuổi Trẻ, 27.3.2014). Chuyện tưởng nhỏ nhưng liền sau đó trở nên lùm xùm, nhưng không phải đối với người Nhật, mà lại đối với người Việt Nam. Báo chí trong nước lên tiếng. Người ta cho đây là hành động gây tiếng xấu chung cho uy tín người Việt.

Thật ra, chuyện người Việt khá thường ăn cắp đồ tại các siêu thị ở Nhật hay ở một số nước khác không mới lạ. Ông Tai Odata, một nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam hiện đại, trong một bài trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ (31.3.2014), cho biết người Việt (gồm cả người lao động xuất khẩu và người định cư) hay ăn cắp một số đồ vật như xe máy, máy ảnh, máy quay phim, mỹ phẩm…, và khi bị cảnh sát bắt thường chối tội không chịu khai thật (khác với người Nhật quen khai thật). Người ta hỏi ông Odaka nghĩ gì khi ngày càng nhiều người nói đến cụm từ “người Việt xấu xí” thì ông tế nhị không trả lời thẳng, mà nói quanh co bằng cách so sánh một vài tính cách khác biệt giữa người Việt Nam với người Nhật (như người Nhật có thói quen giữ vệ sinh trong ăn uống hơn, tôn trọng giờ giấc hơn, trong giao tiếp nói nhiều câu “cám ơn” hơn…).

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015

XÃ HIỆP HÒA (HUYỆN VŨ THƯ - THÁI BÌNH) ĐÓN NHẬN DANH HIỆU ĐƠN VỊ ANH HÙNG LLVT THỜI KỲ CHỐNG PHÁP

Xã Hiệp Hòa, huyện Vũ Thư (Thái Bình) quê mình hôm nay đón nhận “Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ chống Pháp”. Dân làng và cán bộ địa phương náo nức chờ ngày Hội. Từ hôm hai đồng chí Bí thư Đảng ủy và chủ tịch xã xuống thành phố ghé vào nhà mình đưa giấy mời về dự Lễ. Là một người con của quê hương, hiểu lịch sử làng xã, mình thấy vui buồn lẫn lộn. Hiệp Hòa là một xã Khoa bảng. Từ đời Lý tới đời Nguyễn đã có bốn vị Đai khoa được khắc tên trên bia đá ở Văn Miếu quốc tử giám tại Thăng Long và Huế. Hiện nay Hiệp Hòa đã có bốn quân nhân được phong tướng. Nhưng những người làm lên thành tích anh hùng của làng xã ngày ấy là thế hệ ông bà, bố mẹ mình. Ông ngoại mình tham gia hoạt động cách mạng từ những năm 1930, bị bắt tù Côn Đảo từ năm 1931 – 1936. Năm 1945 khi CM Tháng 8 thành công được cử là chủ tịch UBCM lâm thời của làng. Cụ mất từ năm 1954, do bị bọn cường hào đâm chết, nhưng chế độ lão thành cách mạng của cụ hôm nay Thường vụ tỉnh ủy vẫn chưa duyệt xong. Mẹ mình là chủ tịch Hội phụ nữ đầu tiên của xã nay đã 86 tuổi ròi, còn bố mình là một trong 7 Đảng viên được kết nạp đợt đầu tiên ở xã cũng đã mấy cách đây 2 năm. Mình không hiểu vì sao sau hơn 60 năm kháng chiến chống Pháp và 40 năm thống nhất đất nước, địa phương mới được công nhận là anh hùng. Cái danh hiệu ấy không phải là của những người 60, 70 tuổi trở xuống mà là của lớp người đã mất. Cả xã có gần 20 vị lão thành các mạng thì nay chỉ còn lại hai cụ, đi lại không còn vững. Và gần 30 bà mẹ VNAH nay chỉ còn một mẹ đã tròn 100 tuổi. Nhưng muộn còn hơn không. Dù sao thì cũng là một vinh dự của địa phương và một sự yên ủi đối với những người đã làm nên sự tích anh hùng.

          Mình đưa một số hình ảnh làng xã đón anh hùng lên để những người con củả Hiệp Hòa ở xa nhìn thấy quê hương mình.
Đồng chí chủ tịch Huyện Vũ Thư phát biểu trong buổi lễ

Đồng chí Bí thư huyện ủy huyện Vũ Thư thay mặt Nhà nước trao cờ và bằng chứng nhận danh hiệu AHLLVT cho xã

Các đòng chí lãnh đạo xã đón nhận cờ và Bằng chứng nhận Đơn vị anh hùng


Đ/c Bí thư Huyện ủy Vũ Thư phát biểu trong Lễ hội

Đại diện các lực lượng của xã

Đại diện Hội CCB xa Hiệp Hòa

Đ/c Đỗ Lương Thiện chủ tịch xã phát biểu trong buổi lễ

Một bà cụ gần 100 tuổi trong xã, đã sống trong thời kỳ anh hùng chống Pháp của xã


Hai bức ảnh dân làng dự lễ

Màn biểu diễn Văn nghệ xã trong ngày Hội

Những người con của quê hương công tác ở thành phố TB về dự lễ Hội

Ông Tân nguyên chủ tịch xã trong thời kỳ làng xã mất ổn định năm 1997