Trang

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2015

NRASARA nhận diện Văn Chương Tan Rã

(Theo lethieunhon.com)

Thế kỉ mới mở ra cơ hội lớn đồng thời đặt nhà văn trước thách thức không nhỏ, trong đó sự ra đời và phát triển phương tiện sản xuất mới (internet) luôn ở thế như muốn đẩy Hội Nhà văn Việt Nam về phía lạc hậu. Lâu nay lực lượng sản xuất thơ văn thuộc biên chế Hội Nhà văn và những ứng viên đã buộc lòng chấp nhận chờ đến phiên mình để được đăng bài vở như một cách phân phối tem phiếu thời bao cấp, từ khi văn chương mạng ra đời, cả bộ phận lớn hội viên tách đàn mà không một lần ngoảnh lại báo Văn nghệ, Văn nghệ trẻ, tạp chí Nhà văn nữa. Xong bài nào họ post lên mạng bài nấy. Rồi thì nhà văn lập website, blog riêng, sau nữa là Facebook. Cơ quan ngôn luận của Hội Nhà văn Việt Nam mất thế giá nghiêm trọng dưới mắt hội viên lẫn độc giả. Đến khi những người trách nhiệm nhìn ra vấn đề thì mọi chuyện đã quá muộn. Website của Hội đã làm lỗi thời lúc nào không hay.

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2015

Con người và xã hội Việt Nam qua truyện TẤM CÁM

 (Theo LÊ THIẾU NHƠN. com)

Góc nhìn của nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn: “Người Việt có câu: “Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Xưa nay mọi người vẫn cho rằng câu ca dao này nói đến nhu cầu đùm bọc lẫn nhau giữa những người nghèo khó. Thế nhưng đọc nhà sử học Tạ Chí Đại Trường, thấy ông gợi ra ý khác. Ông Trường cho câu này là lời kêu than của kẻ bị trị với người thống trị. Sống trong một giàn đấy, tức cùng trên một địa bàn cư trú, trong một xã hội, nhưng là khác giống, khác cấp độ, khác hẳn nhau về vị thế. Nên mới kêu rằng hãy thương lấy chúng tôi với. Chứ giữa những người nghèo khó, làm gì có sự khác giống mà phải kêu gọi vậy? Tôi cũng học theo cách đó, thử nhìn khác đi một chút về truyện Tấm Cám”.


CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI VIỆT NAM QUA TRUYỆN TẤM CÁM

VƯƠNG TRÍ NHÀN