Trang

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012


Kiểm soát và cân bằng quyền lực

DAVID  WILLIAMS
Nam Tước Acton có một câu nói nổi tiếng: “Quyền lực luôn tham nhũng; quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng tuyệt đối.” Khi có quá nhiều quyền lực trong tay, ngay đến người tốt cũng cai trị độc đoán. Do hiểu rõ bản chất của vấn đề như vậy, chủ nghĩa hiến chế mới nảy sinh, và đó là một bước ngoặt so với cách nghĩ truyền thống về quyền lực ở châu Á cũng như phương Tây. Trong cách nghĩ truyền thống, người ta thường ca tụng các nhà lãnh đạo và trao cho họ quyền lực tuyệt đối để bảo vệ an ninh quốc gia. Các nhà lãnh đạo truyền thống thì muốn xem thần dân trong nước như con cái, để họ làm nhiệm vụ của bậc cha mẹ và ra quyền hành xử như cha với con. Vượt ra khỏi tư duy đó là điều tiên quyết để thiết lập một chính phủ hiến định và công bằng.

Thường dân, Tượng đài, cảnh báo


Bình thơ
                           Thường dân
                                                               
                                          
                                   Đông thì chật , ít thì thưa
                                                                     
                                                                Chẳng bao giờ thấy dư thừa thường dân.

                                   Quanh năm chân đất đầu trần
                                                                       Tác tao   sau những   vũ vần   bão giông
                                    Khi là cây mác cây chông
                          Khi thành biển cả, khi không là gì
                                    Thấp cao đâu có làm chi
                          Ngàn năm cỏ vẫn xanh rì cỏ thôi .
                                     Ăn của đất, uống của trời
                          Dốc lòng cởi dạ cho người mình tin
                                     Ồn ào mà vẫn lặng im
                          Mặc ai mua bán nổi chìm thiệt hơn
                                     Chỉ mong ấm áo no cơm
                          Chắt chiu dành dụm thảo thơm ngọt lành.

                                      Hoà vào trời đất mà xanh
                          Vô tư mấy kiếp mới thành thường dân ./.
                        
                                           (Giải Nhất thơ Lục bát toàn quốc
                                                        Báo Văn Nghệ)

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

Mot bai tho ve Tien Lang



Bức xúc về vụ Tiên Lãng Hải Phòng, nguyenlong.thuongdan đã có hai bài viết gửi cho quechoa của nhà văn Nguyễn Quang Lập. Một bài về Bộ đội Thái Bình để thấy rõ cách hành sử với dân năm 1997 của bộ đội Thái Bình khác hẳn với bộ đội Hải Phòng trong vụ Tiên Lãng vừa rồi. Một bài có tít là Kỳ vọng và thất vọng,  vì thấy sự việc Tiên Lãng đã rõ mười mươi mà lãnh đạo các cấp, nhất là Hải Phòng cứ lờ lượn mãi chẳng có chuyển động cụ thể gì. Nay có bài thơ viết về anh Vươn đưa lên để lưu và ai gặp thì đọc cho vui, chứ biết thời bây giờ báo chí nói như bổ vào mặt người ta còn chẳng sợ, chứ nói bằng thơ phú thì ăn nhằm gì.

 NGUYỄN LONG

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2012

Cái đêm hôm ấy . . . đêm gì

Vụ Tiên Lãng là kết quả tất yếu của việc chính quyền lạm dụng thu hồi đất đai gây ra bất công xã hội gay gắt đưa đến nổ súng cùng những hệ quả đi kèm. Tiên Lãng khiến người dân nhớ lại Thái Bình năm 1997 và trước đó nữa vào năm 1983 tại Thanh Hóa.

Khi ấy chính quyền tỉnh này cũng coi dân như cỏ rác, hà hiếp nhũng lạm hết mức đến nỗi tịch thu cả số lúa dành vào việc ma chay. Lúa được giấu trong quan tài của bà cụ sắp đến ngày quy tiên nhưng vẫn bị tịch thu xung vào thuế nông nghiệp.

Bút ký "Cái đêm hôm ấy … đêm gì ?" của Phùng Gia Lộc được viết trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt và sau đó gây ra một làn sóng căm phẫn trong dư luận cả nước, phơi trần bộ mặt tối tăm của chính quyền lạm dụng chính sách để ức hiếp dân chúng.


Nhà văn Phùng Gia Lộc là nạn nhân trực tiếp của các vụ tịch sản dưới danh nghĩa thu thuế đã buộc phải trốn khỏi quê hương của mình về Hà Nội và được tòa soạn báo Văn Nghệ giúp ẩn náu viết lại bút ký nổi tiếng này.

Nhà văn Nguyên Ngọc lúc bấy giờ là Tổng biên tập của báo Văn Nghệ kể lại chuyến đi trốn tránh bọn tham quan Thanh Hóa như một chí sĩ trốn bọn thực dân ngay dưới thời đại của chính quyền Cộng sản. Trước tiên ông cho biết cuộc trốn tránh chính quyền Thanh Hóa của nhà văn Phùng Gia Lộc như sau:

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2012


Tham luận của nhà thơ Trần Nhuận Minh tại Liên hoan thơ Châu Á – Thái Bình Dương: “Hàng trăm năm nay, người ta bàn về thơ đã nhiều, có nhiều tập sách đã thành kinh điển, trong đó có những đúc kết của những tài năng rất lớn, trí tuệ rất cao sâu của cả nhân loại mà phải vài thế kỉ mới có một người… Cứ tưởng đến thế là xong, ai ngờ không phải. Tất cả mới bắt đầu. Và người ta lại phải bàn tiếp. Thơ vẫn là một cái gì bí ẩn, thăm thẳm xanh trước mặt như biển cả, tầng tầng lớp lớp mênh mông như rừng đại ngàn. Không có chỗ tận cùng. Và đấy cũng là một trong những lí do để chúng ta có Liên hoan thơ Châu Á – Thái Bình Dương. Không ít trường hợp, những bài thơ hay nhất thường được ra đời theo linh tính chứ không phải theo lí luận và chỉ khi mình “vô ngã” thì nó mới thanh thoát, tự nhiên. Cũng như tiếng rền của núi sông, nếp vằn của hổ báo, nào biết ánh sáng bay trên đầu nó là ánh sáng nào. Có nhà thơ vốn liếng trong trường ốc chả được bao nhiêu, nhưng bằng sự thẩm thấu tự nhiên các tầng văn hoá của dân tộc và của nhân loại, tác phẩm cuả họ vẫn là sự bừng sáng và hào hoa, về tài năng trí tuệ của nhiều thế hệ mà họ bỗng nhiên thành người đại diện” 

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012

MẶT TRĂNG VÀ MẶT ĐẤT

(Nghĩ từ liên hoan thơ quốc tế Việt Nam lần thứ nhất)

PHẠM XUÂN NGUYÊN


1. Tôi nhìn thấy mặt trăng đúng rằm nguyên tiêu Nhâm Thìn ngay khi vừa bước chân ra khỏi hội trường lớn của khách sạn Dawooh (Hà Nội), nơi diễn ra lễ bế mạc Liên hoan thơ quốc tế châu Á – Thái Bình Dương lần thứ nhất trong khuôn khổ Ngày thơ Việt Nam lần thứ mười. Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên... Bài thơ của Hồ Chí Minh viết năm 1948 giữa rừng Việt Bắc đã tạo cảm hứng cho Hội Nhà văn Việt Nam mở Ngày thơ Việt Nam trên toàn quốc bắt đầu từ năm 2003. Năm nay, lần thứ mười Ngày thơ, có thêm hơn tám mươi các nhà thơ từ hơn hai mươi lăm nước đến cùng chung vui, chia sẻ. Đó là thêm một nét đẹp, cái hay của thơ. Các nhà thơ Việt Nam và thế giới đã có một tuần cùng nhau hội thảo, trao đổi, vui chơi trong bầu không khí thi ca hữu nghị giữa trời biển Hạ Long, trên sân Văn Miếu, tại làng gốm Bát Tràng, ở mái chùa Tây Phương. Thơ đã được cất lên bằng nhiều thứ tiếng, trong nhiều cách dịch, qua nhiều giọng đọc, nhưng đều chung một khát vọng sự sống và tình yêu cho con người, cho hành tinh. Mặt trăng tròn là viên mãn của một tình yêu.

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2012

BO DOI THAI BINH


BỘ ĐỘI THÁI BÌNH.

          Tôi cũng như rất nhiều công dân Việt lớp người độ tuổi từ 50 – 70 hầu như ai cũng trải qua quân ngũ cầm súng đánh giặc nên sự trân trọng những người lính nó tự nhiên như trân trọng quá khứ đẹp đẽ của đời người. Nhưng qua vụ cán bộ chiến sỹ bộ đội Hải Phòng vừa qua tham gia cưỡng chế gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã làm tôi thất vọng. Mà không chỉ riêng tôi, qua báo chí và ý kiến của nhiều người cho thấy việc làm trên của bộ đội Hải Phòng đã làm méo mó đi hình ảnh của người chiến sỹ quân đội nhân dân xưa nay vẫn được dân tin, dân mến. Tôi chợt nhớ lại những chuyện về bộ đội Thái Bình cách đây hơn chục năm trước, ngày địa phương đang mất ổn định trầm trọng trên địa bàn cả tỉnh.