Trang

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

DIỄN VĂN NHẬM CHỨC CỦA TỔNG THỐNG BARACK OBAMA


DIỄN VĂN NHẬM CHỨC CỦA TỔNG THỐNG BARACK OBAMA


 20 THÁNG GIÊNG, 2009.
Bản dịch của Phạm Tuấn Anh 
(Gấu, Gaup, Washington DC, gaupvn@gmail.com) 
Nguồn: http://abcnews.go.com/print?id=6689022


Thưa các bạn công dân:

Tôi đứng ở đây hôm nay cảm thấy mình nhỏ bé trước nhiệm vụ mà chúng ta phải đối diện, cảm thấy biết ơn niềm tin mà các bạn đã trao cho tôi, và ý thức được những sự hy sinh mà cha ông chúng ta đã phải gánh chịu. Tôi cảm ơn Tổng thống Bush về sự phụng sự quốc gia của ông, cũng như sự hợp tác và sự rộng lượng mà ông đã cho chúng ta thấy trong giai đoạn chuyển tiếp.

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

Họa bài thơ Thường Dan


Đến với bài thơ hay: Thường dân

HỌC MỖI NGÀYThường dân là bài thơ hay của Nguyễn Long một dân thường ở Thái Bình. Đây là bài thơ đoạt giải nhất trên bốn vạn bài thơ dự thi thơ lục bát năm 2003. Ngày ấy, người ta chuyền tay nhau bản phôtô để đọc và sau này bài thơ được lưu truyền rất rộng rãi trong dân gian. Tác giảPhùng Nguyên đã có bài viết "Vô tư mấy kiếp mới thành thường dântrên Tiền phong Online ngày 12/4/2010 ở chuyên mục Văn nghệ giới thiệu bài thơ này. Tác giả Nguyễn Long (ảnh dưới) trở thành nhân vật “Hỏi chuyện một người dân” nhưng ông không hề nói về thơ mà lại nói về thường dân nguyên nghĩa. Chị Bùi Thị Bình và chị Phan Thị Thanh Minh cư dân Xóm Lá BlogtiengViet có bài thơ họa "Cỏ may" và "Người"cũng khá thú vị. Xin trân trọng mời bạn nối vần bình và họa bài thơThường dân tuyệt phẩm này. 


(BTB biết được bài thơ vào đầu năm 2004 trong một lớp học VI TÍNH VĂN PHÒNG bởi Giáo viên hướng dẫn đã lấy bài thơ này làm bài tập cho Học viên ...
Khi nghe đọc xong từng câu của THƯỜNG DÂN - Mình đã thật sự xúc động và rất ấn tượng
Rồi mãi bốn năm sau( 2008)... BTB mới trải được lòng mình với THƯỜNG DÂN qua CỎ MAY sau một lần đọc lại...
Xin mạo muội gửi đến các bạn CỎ MAY) 


CỎ MAY 
 
Bùi Thị Bình
Trời sinh ra kiếp cỏ may
Thuỷ chung với đất, tháng ngày bình yên
Không ganh tỵ, chẳng đua chen
Dù cho hơn thiệt, đỏ đen, nỗi niềm…

Không buồn tủi, chẳng ưu phiền
Nhẹ nhàng, êm ái, dịu hiền, thẳm xanh
Mặc lòng thôi, cứ chân thành
Giản đơn, âu yếm, nghĩa tình: Cỏ may.


Bình minh ngắm áng mây bay
Hoàng hôn nghe tiếng thở dài nhân gian
Dẫu mưa nắng vẫn không tàn
Kiếp sau xin được lại làm cỏ may!

http://buithibinh.blogtiengviet.net


Phan Thị Thanh Minh: Được một người bạn đên chơi đọc nghe bài Thường dân của Nguyễn Long cách mấy năm chị cũng học viết được bài này, góp đồng cảm với Cỏ may của Bùi Thị Bình nha:

NGƯỜI

Phan Thị Thanh Minh
Rằng đông thì thật là đông
Rất nhiều dáng mặt mà không thấy thừa
Càng gần ai cũng thấy ưa
Cả đời kề cạnh vẫn chưa muốn rời


Mưa dưới đất, bão trên trời
Cùng nhau chống đỡ bao thời loạn ly
Gian nan, chìm nổi quản chi
Sao cho vui vẻ, kể gì thiệt hơn


Dẫu nghèo, tình vẫn thảo thơm
Mong nhau ấm áo, no cơm thỏa lòng
Dẫu nắng hè, dẫu mưa đông
Đầu trần, chân đất vẫn không quên người


Hòa bình, chinh chiến bao thời
Ngã rồi đứng dậy...đẹp đời thường dân.

thanhminhhn.blogtiengviet.net

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Ông cựu chủ tịch huyện và đội chèo làng


Ông cựu chủ tịch huyện và đội chèo làng


Thời còn đương chức, chủ tịch UBND huyện Hưng Hà (Thái Bình) Nguyễn Nhật Lai được dân rất quý vì tính cởi mở, trung thực và thẳng thắn. Chính nhờ những đức tính ấy mà nhiều vụ khiếu kiện căng thẳng đã được ông “hóa giải” một cách thỏa đáng, hợp lý hợp tình.
Đến nay, nhiều người dân xã Bình Lăng trong huyện vẫn nhắc đến ông. Dạo ấy, một số người dân xã này tổ chức khiếu kiện tập thể về chuyện đất đai rất quyết liệt, kéo lên cả cổng UBND tỉnh đứng suốt mấy ngày rồi lại về huyện. Ông Lai ra tiếp đoàn khiếu kiện ấy. Rất bình tĩnh và từ tốn, ông nghe yêu cầu của bà con rồi trao đổi và tâm tình với họ. Đang nói thì một người dân đứng bật dậy, gay gắt:
- Chúng tôi chỉ là những người dân thường, còn ông là quan chức, ông nói xuôi nói ngược thế nào mà chẳng được.
Ông Lai ôn tồn:
- Tôi vốn là thường dân, đi đánh giặc về, được nhân dân giao nhiệm vụ nên phải gánh vác. Chẳng mấy năm nữa, tôi lại thành thường dân như bà con thôi. Cán bộ là tạm thời, thường dân mới là vĩnh cửu…
Rồi ông đọc thơ về thường dân cho bà con nghe. Bài thơ "Thường dân" của Nguyễn Long (Đông thì chat, ít thì thưa/ Chẳng bao giờ thấy dư thừa thường dân/ Quanh năm chân đất đầu trần/ Khát khao sau những vũ vần bão dông/ Khi là cây mác, cây chông/ Khi thành biển cả, khi không là gì/ Thấp cao đâu có làm chi/ Ngàn năm, cỏ vẫn xanh rì cỏ thôi/ Ăn của đất, uống của trời/ Dốc lòng cởi dạ cho người mình tin/ Ồn ào mà vẫn lặng im/ Mặc ai mua bán nổi chìm thiệt hơn/ Chỉ mong ấm áo no cơm/ Chắt chiu dành dụm, thảo thơm ngọt lành/ Hòa vào trời đất mà xanh/ Vô tư mấy kiếp, mới thành thường dân) được ông đọc bằng một giọng rất chân thành, truyền cảm, khiến nhiều người xúc động. Không khí dịu hẳn đi, nhiều người dân, từ thái độ rất bức xúc bỗng hóa cởi mở, cũng trình bày nguyện vọng với ông bằng giọng tâm tình, và cuối cùng thì bà con vui vẻ ra về, cuộc khiếu kiện kết thúc.

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

Bài thơ đọc trên đường đi


10.7.2011-21:30
Đoàn dừng lại bên cột mốc biên giới (sát cửa khẩu Lệ Thanh, tỉnh Gia Lai)

Bài thơ đọc trên đường đi
BÍCH NGÂN

NVTPHCM-Quả là có những bài thơ được thai nghén rồi ra đời, được người đọc dưỡng nuôi, rồi phổng phao cao lớn cùng với rộng dài cuộc sống”.

Đoàn tác giả Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam vừa đi thực tế ở các tỉnh Tây nguyên suốt 13 ngày đêm. Trên những chặng đường, nhiều chặng phải sang xe nhà binh để vượt qua được những đoạn đường lầy lội đến với các chiến sĩ biên phòng đang bảo vệ từng tấc đất Tổ quốc ở những nơi heo hút núi rừng.
Để đường dài ngắn lại, nhiều tác giả, đạo diễn tự nguyện trổ tài kể chuyện cười, chuyện tiếu lâm, nhại giọng, nhại điệu bộ...Người góp nhiều “trò” nhất là đạo diễn Nguyễn Văn Bộ - chánh văn phòng Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam - người tham gia đoàn với vai trò trưởng ban tổ chức.
Gần đây anh Bộ vào vai Bao, một nhân vật mà theo nhận xét vui của thiếu tá Phạm Huy Thành, đồn trưởng đồn biên phòng 775 (thuộc tỉnh Đắk Nông), là “làm đúng ý Đảng nhưng chưa hợp lòng dân”, nhân vật luôn tìm mọi cách gây khó cho bí thư tỉnh ủy Hoàng Kim trong phim truyền hình Bí thư tỉnh ủy. Vai diễn của anh gây được ấn tượng nên đi đến đâu anh cũng bị khán giả xem đài chỉ tên, nhận mặt. Cái duyên diễn trò của anh Bộ khiến anh chị em cả xe cười nghiêng ngả.
Nhà văn Bích Ngân tặng sách cho bộ đội biên phòng

Nhưng khi anh Bộ đọc thơ, những bài thơ không để gây cười thì lại khiến mọi người lặng im. Xúc động là bài thơ Thường dân anh Bộ trang nghiêm đọc - trang nghiêm như trước đó không lâu anh cùng đoàn đứng cúi đầu trước đài tưởng niệm những chiến sĩ hi sinh bảo vệ biên cương Tổ quốc. Người bấm vội điện thoại ghi âm. Người đề nghị được nghe lại. Giọng ấm, vang, anh Bộ lại đọc:
Đông thì chật, ít thì thưa
Chẳng bao giờ thấy dư thừa thường dân
Quanh năm chân đất đầu trần
Tác tao sau những vũ vần bão dông
...
Ồn ào mà vẫn lặng im,
Mặc ai mua bán nổi chìm thiệt hơn.
Chỉ mong ấm áo no cơm,
Chắt chiu dành dụm thảo thơm ngọt lành.
Hòa vào trời đất mà xanh,
Vô tư mấy kiếp mới thành thường dân”.
Lạ là người diễn đọc thật xúc động những câu thơ trên dường như cũng không rõ tác giả của bài thơ. Hay bài thơ dễ nhớ, dễ thuộc, dễ đi vào lòng đến nỗi tác giả của nó không còn là điều đáng bận tâm, đã vô tư thành niềm vui, thành nỗi buồn nhân thế, tất cả như đã “hòa vào trời đất mà xanh”?
Tuy vậy, tò mò tôi vào Google gõ. Thì ra Thường dân là bài thơ từng đoạt giải nhất cuộc thi thơ lục bát của báo Văn Nghệ Trẻ từ năm 2003. Tác giả là Nguyễn Long, hội viên Hội VHNT tỉnh Thái Bình.
Quả là có những bài thơ được thai nghén rồi ra đời, được người đọc dưỡng nuôi, rồi phổng phao cao lớn cùng với rộng dài cuộc sống.
Chuyến đi thực tế của giới sân khấu được biết thêm những câu thơ chạm được vào lòng người như thế cũng là biết thêm một thực tế không dễ gì nắm bắt...