Trang

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

ĐẤT NƯỚC NHỮNG THÁNG NĂM THẬT BUỒN


Nguyễn Khoa Điềm


Đất nước những năm thật buồn
Nửa đêm ngồi dậy hút thuốc vặt
Lần mò trên trang mạng tìm một tin lành
Như kẻ khát nước qua sa mạc
Chung quanh yên ắng cả
Ngoài đường nhựa vắng tiếng xe lại qua
Người giàu, người nghèo đều ngủ
Cả bầy ve vừa lột xác
Sao mình thức?
Sao mình mải mê đeo đuổi một ngày mai tốt lành?
Bây giờ lá cờ trên Cột cờ Đại Nội
Có còn bay trong đêm
Sớm mai còn giữ được màu đỏ?
Bây giờ con cá hanh còn bơi trên sông vắng
Mong gặp một con cá hanh khác?
Bao giờ buổi sáng, buổi chiều nhìn ra đường
Thấy mọi người nhẹ nhàng, vui tươi
Ấm áp ly cà phê sớm
Các bà các cô khỏe mạnh yêu đời
Hớn hở tập thể dục
Bao giờ giọt nước mắt chảy xuống má
Không phải gạt vội vì xấu hổ
Ngước mắt, tin yêu mọi người
Ai sẽ nắm vận mệnh chúng ta
Trong không gian đầy sợ hãi?
Những cây thông trên núi Ngự Bình thấp thoáng ngọn nến xanh
Đời đời an ủi
Cho người đã khuất và người sống hôm nay …

22.4.2013

Nguồn: Quê Choa.

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

Đừng tưởng




Đừng tưởng


Đừng tưởng cứ núi là cao
Cứ sông là chảy, cứ ao là tù
Đừng tưởng cứ dưới là ngu
Cứ trên là sáng cứ tu là hiền
Đừng tưởng cứ đẹp là tiên
Cứ nhiều là được cứ tiền là xong
Đừng tưởng không nói là câm
Không nghe là điếc không trông là mù
* * *

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

5 lần phá CNXH để tồn tại


5 lần phá CNXH để tồn tại

NQL: Hi hi bác Ngô Minh tổng kết thật vui. Câu hỏi đặt ra trước Hội nghị TW7 là: Liệu có phá lần thứ 6 hay không? Chắc không. Khó lắm, khó lắm. Lực lượng các đồng chí lú trong đảng còn rất đông.
Không ai biết Chủ nghĩa xã hội ( CNXH) là một hình thái xã hội như thế nào. Nó có trong trí tưởng của ai đó hay có ở hành tinh khác. Chỉ nghe thầy giáo chính trị giảng đi giảng lại trong lớp học từ bé lớp một cho đến sinh viên đại học, rằng : Nước ta đang xây dựng CNXH, giai đọn đầu của Chủ nghĩa Cộng sản. Chủ nghĩa xã hội là sung sướng gấp vạn lần, dân chủ, tự do gấp vạn lần chủ nghĩa tư bản. Nhưng thực tế ở nước ta ( và nhiều nước CNXH “anh em” khác như Trung Quốc, Triều Tiên, Cu Ba, các nước Đông Âu , Liên Xô ( cũ) 80 năm qua, càng xây dựng CNXH thì cuộc sống càng đi xuống,bị kềm nén không có tự do báo chí, không có tự do lập hội, thiếu dân chủ.v.v..Chỉ đi xe chục tiếng sang Thái Lan, thấy đời sống nước họ, tự do dân chủ nước họ mà thèm. Đó là chưa nối đến Hà Lan,Thụy Sĩ, Thủy Điển, Đan Mạch… cuộc sống của họ là thiên đường thực sự . Ở xứ ta, chỉ có giai cấp lãnh đạo Đảng, Chính quyền là ngày càng giàu sang và quyền lực. Các nước Đông Âu và Liên Xô đã làm một cuộc “cách mạng mềm” lật đổ CNXH để xây dựng cuộc sống mới. Bốn trăm triệu người ở Liên Xô và Đông Âu được giải phóng, vô cùng hoan hỷ. Nước ta từ năm 1954 ở miền Bắc và từ sau năm 1975 trên cả nước, ai cũng nhận thấy càng xây dựng CNXH thì dân càng đói kém, cuộc sống càng bị o ép khổ cực. Đến bây giờ nước ta vẫn được xếp hạng một trong những nước nghèo nhất thế giới. Nhưng nhân dân ta đã có những cuộc vượt phá chiếc “vòng kim cô” “ CNXH” để mưu sinh và tôn tại rất ngoạn mục

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013

ĐẲNG CẤP VĂN THƠ ViỆT


ĐẲNG CẤP VĂN THƠ ViỆT

Nguyễn Hoàng Đức 

Cuộc đời không cách gì thoát khỏi so sánh, sắp xếp, và trao thứ tự. Đơn giản nhất, khi ra chợ, người bán rau lẫn người bán thịt, đều xếp riêng từng loại rau hay thịt, để từ đó định giá riêng cho mỗi loại cao thấp khác nhau. Sự phân loại riêng biệt đó bắt đầu ngay từ nhà của mỗi nông dân. Người ta chọn hàng đẹp hơn đem ra chợ bán, cái kém hơn thì để nhà dùng, giống câu phương ngôn của người Việt “tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại”. Trong lớp học, thầy cô cũng phân loại để xem em nào cần phát huy, em nào cần nâng đỡ. 

Không có phân biệt thì không có sắp đặt từ thấp đến cao! Và nếu không có sắp đặt thì không có trật tự! Không trật tự sẽ hỗn loạn, và trong một cơ thể sống nó bị coi là điên. Đó chính là tư tưởng của triệt gia Aristote. Còn người Việt nói, đó là loại người nôm na mách qué, dở ông dở thằng, hay hâm hấp cám lợn. 

Kiến trúc là môn nghệ thuật đầu tiên của loài người, vì ở quan trọng đầu tiên. Nó luôn luôn phải phân biệt từ móng đến mái, tức là từ thấp đến cao. Trong tật tự lập trình của bất kể việc gì từ xã hội đến khoa học người ta đều phải phân biệt và sắp đặt. Một đội quân cần ai đi trước ai đi sau, ai tổ trưởng ai tổ phó; một giàn nhạc cần vị trí ở từng bè, một gánh xiếc khi chồng lên nhau – ai to đứng dưới, ai nhỏ đứng trên, và một đoàn rước thì trẻ con đi đầu vua chúa ra sau. Một phác thảo hay chế tạo khoa học cũng vậy, chiếc máy bay được xác định động cơ là quan trọng nhất nên người ta làm nhiều động cơ cho một chiếc máy bay để đề phòng rủi ro mà không thể làm nhiểu cánh…