THỜI
CỦA VĂN CHƯƠNG
NGUYỄN
LONG
Trong lịch sử
hàng nghìn năm, văn chương luôn được coi là quan trọng nhất, là lĩnh vực đứng
đầu thiên hạ. Người xưa thi chọn người tài chủ yếu thi văn chương chữ nghĩa.
Người làm vua quan, phần lớn đều văn hay chữ tốt. Những tác phẩm bất hủ trong
kho tàng văn học dân tộc như: bài thơ Nam quốc sơn hà nam đế cư tương
truyền là của Lý Thường Kiệt thời Lý, Hịch tướng sỹ của Trần Quốc Tuấn
thời Trần, Cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi thời Lê…đều là những đấng bậc quân
vương nắm trong tay vận mệnh đất nước. Tới nhà Nguyễn, thời Tự Đức, cái ông vua
“Đập cổ kính ra tìm lấy bóng/ xếp tàn y lại để dành hơi…” còn lập lên
Hội thơ Thập nhị bát tú tự mình đứng đầu. Thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ông Trường Trinh là Tổng
bí thư Đảng vừa là nhà thơ Sóng Hồng, ông Lê Đức Thọ trưởng Ban tổ chức Trung
ương quyền nghiêng thiên hạ vẫn làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam . Thời Chống Mỹ văn chương vẫn
còn linh thiêng, được xã hội trọng vọng. Ông Phạm Tiến Duật chỉ là tài thơ, khi
vào chiến trường Trường Sơn được tướng Đồng Sỹ Nguyên cho đặc cách hưởng chế độ
như một vị tướng. Khi ông ra Bắc được các ủy viên Bộ chính trị thay nhau mời
cơm ở nhà riêng. Trên còn có ý xắp xếp cho ông chiếc ghế Bí thư Đoàn toàn quốc,
ngang hàm bộ trưởng… Nhưng từ thời cơ
chế thị trường, nhất là đôi chục năm trở về đây số lượng người làm văn làm thơ
càng đông lên, các tổ chức hội hè văn bút càng to ra và nở rộ thì văn chương
ngày càng xuống cấp, càng bị xã hội thờ ơ, rẻ rúng. Không còn mấy người hào
hứng với nghiệp văn chương.