Trang

Thứ Năm, 4 tháng 5, 2017

CHÂN DUNG NHÀ THƠ VIỆT HIỆN ĐẠI

Rất nhiều người đã vẽ chân dung những nhà thơ Việt hiện đại, Đỗ Hoàng cũng làm theo kiểu riêng ông, không xếp loại sau trước, không phân biệt thế hệ tuổi tác, chắc ông chỉ thể hiện cảm nhận riêng của mình. Bởi thấy có nhắc đến mình, một kẻ làm thơ dở mùa nêm in lại cho vui. (nguyenlong - theo trannhuong.com)

Đỗ Hoàng


PHẦN ( I )


1 - Hữu Thỉnh chẳng còn bài nào,
Xe tăng vấp phải tường rào thi ca!

2 - Chế Lan Viên quá tài ba
Cách tân, truyền thống thật là tuyệt luân!

3 - Phùng Cung chịu bao phong trần
Để thơ ca Việt đến gần Trời cao!

4 - Cũng nên nhắc bác Nguyễn Bao
Cùng em Định Hải đã vào văn chương!

5 - Phùng Quán tính cách khác thường
Lưu danh sử sách cũng đương luận bàn!

6 - Lê Đạt là bậc siêu phàm
Công an đặt bục phải mang suốt đời!

7 - Hoàng Trung Thông chỉ mấy nhời,
Bên ta cũng thích, bên người cũng ưa!

8 - Trần Dần chẳng phải tay vừa
Nô ben cầm chắc ngàn xưa ai tày!

9 - Nguyễn Hữu Đang sánh trời mây,
Mặc cho hỗn thế đọa đày nhân gian!

10 - Hoàng Cầm tình ái đa mang
Tài thơ số một trên toàn Đông Dương!

11- Lưu Trọng Lư không tầm thường
Tiếng Thu là đủ khơi nguồn nghìn thu.

12 - Nhạt nhàn văn xuôi Đỗ Chu
Nhảy qua thơ phú làm ngu thi đàn!

13- Buồn cho anh Vũ Từ Trang
Buôn gỗ sung sướng lại quàng thêm thơ.

14 - Mai Phương chẳng có mộng mơ
Ngợi ca chủ mỏ đem thơ đổi tiền!

15 - Phạm Tiến Duật cổ động viên
Để bao máu lính dính liền chân mây!

16 - Lê Thanh Nghị dân trai cày
Phê bình, thơ phú chẳng say lòng người!

17- Hoàng Nhuận Cầm đáng bôi vôi
Coi cuộc đánh đấm như chơi chắt chuyền!

19 - Thơ vô lối Nguyễn Khoa Điềm
Nên đưa tất cả búa liềm lại phang!

20 - Hương thầm của Phan Thanh Nhàn
Xóm đê nhìn lại chỉ toàn cỏ rau!

21 - Trúc Thông đau chữ, đau câu
Bờ sông vẫn gió từ lâu nhạt nhèo!

22 - Nguyễn Quang Thiều đã phăng teo
Sính làm Vô lối, cố đeo làm gì!

23 - Mai Văn Phấn cũng bỏ đi
Sở Đoan, Thuế vụ thư thi ai màng!

24 - Rất lạ chàng Hồng Thanh Quang,
Hang hùm, nọc rắn vẫn vang thơ tình!

25 - Nguyễn Trọng Tạo tỉnh tình tinh
Nhạc thì một phách, thơ đinh đóng hòm!

26 - Nguyễn Đình Chính vượt đạn bom,
Đi tìm lửa khéo bị chơm ổ gà

27 - Trần Trương đừng nhắc tên ra,
Kẻo mà xấu hổ thơ ca nước mình!

28 - In sa ra - gã Chăm tinh
Tiếng Việt nói ngọng còn bình thi thư!


Hà Nội ngày 16 – 7 – 2012



Nhà thơ Chế Lan Viên

CHÂN DUNG THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI (Phần II)

29 - Hoan hô nhà thơ Hải Như
Ngợi ca quan lớn hiền sư giữ chùa.

30 - Viễn Phương hề, chẳng chịu thua,
Làm con chim hót lăng vua suốt đời!

31 - Hữu Loan bầm dập phận người,
Hoa mua màu tím vẫn ngời sắc hoa!

33- Hà Đông áo lụa Nguyên Sa,
Xứng danh thi bá tài ba vài dòng.

34- Trần Đăng Khoa thật thần đồng,
Ăn vàng cộng sản nên không thành Ngài!

35- Trần Mạnh Hảo rất kỳ tài,
Văn, thơ, luận chiến chẳng ai sánh bằng!

36- Nguyễn Duy một thuở tiếng tăm,
Cũng nhờ rau má, nong tằm, ca dao!

37- Chim Trắng thuộc loại cựu trào,
Nhưng mà chẳng có câu nào nhớ ghi!

38 - Tạ Vũ thần rượu sầu bi,
Vẫn mong Thị Hến đương thì mộng mơ!

39 - Nguyễn Thụy Kha đau giả vờ,
Nhạc thơ mưng tấy đồ rờ xi rê!

40 - Trần Nhuận Minh thấu tình quê,
Nỗi niềm câu chữ nhớ về cố hương!

41 - Chân thành thi sỹ Trần Nhương,
Nhúng vào sự thật văn chương có hồn!

42 - Nguyễn Chí Thiện nỗi như cồn,
Xứng danh Ngục Sỹ, thơ còn nghìn năm!

43 - Cao Tần đồng loại đánh văng,
Thi tâm nguồn cội sánh bằng ông cha!

44 - Nguyễn Bá Chung rời xứ ta,
Đêm ngày đau đáu quê nhà trong tim!

45 - Vũ Quần Phương đốt đuốc tìm,
Bè thơ sóng gió đánh chìm từ lâu!

46- Thạch Quỳ Củ Nghệ tóc râu,
Nhưng mà cũng có mấy câu nhớ bền!

47- Xuân Hoàng đã bị lãng quên,
Bỏ quê không để cái tên cho làng!

48 - Đa tài tử Lê Huy Quang,
Sân khấu, thơ, họa làm sang cho đời!

49 - Lê Văn Ngăn gã dở hơi,
Quyết làm Vô Lối bịp đời mấy chiêu!

50 - Bùi Giáng lục bát như Kiều,
Mưa Nguồn tưới thắm những chiều đảo điên!

51 - Đại Vô Lối Thanh Tâm Tuyền,
Hơi đâu mà nhắc cái tên ta bà!

52 - Bằng Việt vượt giàn đồng ca
Bằng dòng thơ dịch tài ba ai tày!

53 - Nữ thi sỹ Lê Thị Mây,
Chẳng còn một mảnh trăng gầy chờ mong!

54 - Y Phương tắm nước sông Hồng,
Nương thơ bị lũ bướm đồng cắn hư!

Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2012



Nhà thơ Bùi Giàng

CHÂN DUNG THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI (Phần III)

55 - Trần Mai Ninh tài sức dư
Nhớ máu cũng đủ trả thù cho quê!

56 - Hoàng Lộc viếng bạn sẽ về,
Khó ai quên được thơ thề thiêng liêng.

57 - Trần Hữu Thung tạo nét riêng,
Là nhờ thăm lúa đồng chỉêm quê mình.

58 - Xuân Hoài ở chốn lặng im,
Thơ ông không biết đi tìm nơi mô?

59 - Tài hoa vặt Trần Ninh Hồ,
Thấm câu liền chị dạt xô mạn thuyền.

60 - Nguyễn Phan Hách rất có duyên,
Làng tôi quan họ một miền thơ văn!

61 - Hà Nhật làm ánh sao băng
Trên trời thơ Việt cùng trăng sáng ngời

62 - Pờ Sảo Mìn con núi đồi,
Cây hai nghìn lá nhiều người nhớ anh!

63 - Ngọc Tường Hoàng Phủ lên xanh,
Cuối cùng thì chút công danh chẳng còn!

64 - Lâm Thị Mỹ Dạ mỏi mòn,
Hết mùa đổi hố bom tròn ra vuông!

65 - Hải Bằng dù mất đế vương,
Tuổi tên còn với quê hương lâu dài.

66 - Nguyễn Bắc Sơn thật thi tài,
Vẽ ra chất lính hình hài đánh thuê.

67 - Hồ Vi chỉ một lời quê,
Thế là cũng đủ nhớ về thơ ông.

68 - Vi Thùy Linh lúc lên đồng,
Khỏa thân chăn lạnh thèm chồng, thèm anh!

69 - Vĩnh Nguyên để lại mấy vần,
Đời và thơ giữ trong ngần cho nhau.

70 - Võ Quê lẩn lộn vàng thau,
Giờ chắc đã thấm nỗi đau cọng dừa!

71 - Đinh Thu Vân tự bị lừa
Thơ gom đem dán chẳng vừa con tem.

72 - Chính Hữu rất giỏi thổi kèn
Cho đồng chí quyết xông lên diệt thù!

73 - Vũ Cao vượt đám sương mù
Núi Đôi cũng đủ đền bù đời thơ.

74 - Thu Bồn nhờ chút mộng mơ,
Chim chơ rao được tôn thờ trên nương.

75 - Vương Anh, Ngọc Lạc xứ Mường
Nhưng thơ lai giống phố, đường Thanh Hoa.

76 - Trần Quang Đạo rất tài hoa,
Giọng quê nhà chẳng nhạt nhòa trong tim!

77 - Nguyễn Linh Khiếu quyết đi tìm
Những con trâu mộng thành chim đại bàng!

78 - Thanh Hải bỏ phố lên ngàn
Mồ anh hoa nở đã tàn từ lâu!

Hà Nội ngày 22 – 8 - 2012


CHÂN DUNG NHÀ THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI (IV)

79 - Thanh Thảo xuống cấp thi ca
Cuối đời lại hót mấy cha chức quyền

80 - Nguyễn Việt Chiến đứa huyên thuyên
Thơ vè báo liếp tuyên truyền xóm thôn

81 - Lưu Trùng Dương từ cõi ồn
Bước sang cõi lặng mất luôn tên mình

82 - Nguyễn Bình Phương gã phong tình
Vô lối ngu tối, hắc tinh thi đàn

83 - Vương Trọng xả súng từng tràng
Đằng Trần Côn gục dưới làn đạn lia

84 - Đỗ Trung Lai – Hán biết gì
Dịch như dao chém Đường thi tan tành

85 - Đinh Nam Khương sớm tàn danh
Tìm nguồn bốc thuốc non xanh mịt mờ

86 - Cầm Giang ấn khuất tài thơ
Cuối cùng vẫn được tôn thờ thi nhân

87 - Xin đừng nhắc ả Giáng Vân
Thuộc dòng vô lối tâm thần hiện nay

88 - Một đời thơ mỏ ai hay
Là Lê Tuấn Lộc ở ngay Hội nhà

89 - Lăng xăng Nguyễn Thị Ngọc Hà
Thơ vè thấp thoáng ta bà gian thương

90 - Thi tài có Trương Nam Hương
Khúc ca xa xứ đoạn trường xiết bao

91 - Lẫy lừng âm nhạc Văn Cao
Tài thơ cũng khó anh nào sánh vai

92 – Bùi Chí Vinh quả có tài
Loanh quanh lại thấy lai rai Sài Gòn

93 - Giang Nam tăm tiếng mỏi mòn
Quê hương một thuở chẳng còn tiếng tăm

94 – Đồng Nai có Đàm Chu Văn
Chút tình thi hữu thắm đằm trong tim

95 – Thương thay chàng Nguyễn Thanh Kim
Thơ không hót được như chim nhốt lồng

96 – Kim Ba ở cuối Cửu Long
Dây cà, dây muống, thi không có hồn

97 – Phan Huyền Thư chê cuội nguồn
Nằm nghiêng cho vết thương trôn chảy dài

98 – Vô lối Nguyễn Phan Quế Mai
Dịch ra thơ Việt chẳng xài được đâu

99 – Vàng Anh Phan Thị mọc râu
Văn thơ quyết cắt nhịp cầu ông cha

100 – Phạm Đình Ân lúc về già
Vòng quay tỏa sáng tài ba như người

101 – Hoàng Vũ Thuật tra (1) dở hơi
Vô lối tắc tỵ hết thời còn chi

102 - Viết ít nhất như Hải Kỳ
Thơ tình, tình tứ còn ghi thôn làng

103 – Hà Thúc Sinh rất ngang tàng
Nỗi buồn cuộc chiến tới ngàn năm sau

104 – Ngô Minh sẹo biển đỏ màu
Huyết bầm hột cát đến đau vạn đời

105 - Mai Ngọc Thanh thơ như người
Vượt lên tên tuổi giữa thời gớm ghê

106 – Hồng Thế thi sỹ tình quê
Đá còn nhảy, người còn mê mộng huyền!

Hà Nội 30 – 3 – 2017
(1) Tra: Già (tiếng miền Trung)



CHÂN DUNG NHÀ THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI (Phần V)

107 - Anh Ngọc chỉ chê không khen
Đa từng nhóm cổ động viên chiến trường

108 – Hàn Mặc Tử trí phi thường
Làm ngôi bá chủ thi vương muôn đời

109 – Bích Khê mới lạ hơn người
Nỗi đau tinh huyết muôn đời lưu danh

110 – Làm nên tên tuổi Ngọc Anh
Kơ-nia tỏa bóng còn xanh đến giờ

111 – Nguyễn Thanh Mừng thực tài thơ
Phóng sinh cho cá có bờ bến neo

112 – Nguyễn Đình Thi thuở ngặt nghèo
Ôm em, ôm cả súng đeo bên mình

113 – Trủi tăm hơi, Nguyễn Văn Dinh
Thi sỹ Quảng Bình chỉ viết ca dao

114 – Văn Lợi rất đổi tự hào
Sống cho vợ, chẳng câu nào thi ca

115 – Đình Hùng là bậc tài ba
Nỗi niềm Đông Á vạn nhà cùng đau

116 – Nguyễn Bính thơ cỏ ngọn rau
Để cho nước Việt nghìn sau trường tồn

117 – Vũ Hoàng Chương xứng suy tôn
Thi vương, thi bá có hồn núi sông

118 – Khiêm nhường bác Chữ Văn Long
Hàng Buồn phố cổ gửi lòng người quê

119 - Vũ Xuân Hoát cũng bùn đê
Thật thà pha chút xàng xê bạn bè

120 – Vũ Hiển, Hải Phòng tàu ghe
Có tên vài chữ thơ vè cho vui

121 – Trần Vạn Giã bao ngậm
không bỏ quên là mình

123 – Nữ sỹ Nguyễn Thị Ánh Huỳnh
Thi tài lạ tạo khối hình cho thơ

124 – Trần Hậu lưu lạc mộng mơ
Mối tình ảo thực nối bờ Á – Âu

125 – Mã Giang Lân bạc tóc râu
Hai lần vé giả đi tàu thi ca

126 – Triệu Lam Châu thực hào hoa
Dịch Nga, viết nhạc, thơ ta đều tài

127 – Triệu Nguyễn chẳng thích lắm lời
Thi tâm nguồn cội muôn đời cha ông

128 – Lý Hoài Xuân quá mơ mồng
Huyền thoại Nhật Lệ bềnh bồng Bảo Ninh

129 – Trần Nhật Thu vượt chính mình
Ở miền tuyến lửa rạng danh với đời

130 – Thai Sắc ở tận cuối trời
Dã quỳ hoa vọng đến người mến yêu

131 – Trần Vàng Sao tuổi cuối chiều
Mới đau những cái mình liều xông lên

132 – Văn Công Hùng nối tuổi tên
Đất đai cây cỏ Tây Nguyên ghi hình

133 – Phạm Thiên Thư khúc thơ tình
Sẽ lưu sử sách tới nghìn năm sau!

Hà Nội 3 – 4 – 2017



CHÂN NHÀ THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI (Phần VI)


134 – Xuân Diệu nổi tiếng địa cầu
Thơ tình từng chữ nhiệm mầu lời yêu!

135 – Sợi thương, sợi nhớ thêm nhiều
Thúy Bắc nhờ nhạc cho chiều thơ bay

136 – Vân Đài mơ mộng những ngày
Tài hoa một thuở đắm say Hà thành

137 – Thâm Tâm đời thật mỏng manh
Nhưng rồi nỗi “Tống biệt hành” âm vang

138 – Đông Hồ tình ái đa mang
Chút tài tử đủ làm sang cho người

139 – Lửa thiêng Huy Cận ngời ngời
Tràng giang buồn đến muôn đời chưa tan

140 – Lam Luyến trễ mấy đò ngang
Chồng em, chồng chị lỡ làng nhân hai

141 – Lê Đình Cánh rất thực tài
Nhìn Quán Sứ thấy hình hài thi nhân

142 – Nguyễn Hữu Quý sớm nổi danh
Trường Sơn khát vọng xây thành cho thơ

143 – Hai miền Âu, Á tình mơ
Nguyễn Đình Chiến nối đôi bờ thi ca

144 – Tế Hanh là bậc tài ba
Hoa niên từ thuở xưa xa lẫy lừng

145 – Thương nhau sông suối, núi rừng
Ngọc Bái in dấu trên từng nẻo quê

146 – Vũ Xuân Hương mãi đam mê
Hai miền Âu Á, lối về cha ông

147 – Tùng Bách cười cợt rất ngông
Biết chê cái đám kèn đồng không tim

148 – Một nhà thơ phải đi tìm
Anh Phan Cung Việt biết chìm nơi nao

149 – Phạm Ngọc Cảnh, cánh hô hào
Mấy sư đoàn thép lặn vào rừng tan

150 – Thơ tình nhạt nhất thế gian
Là ông giáo Mai Văn Hoan dưới vè!

151 – Nhìn mông hoa hậu vôi ve
Dương Ký Anh bị thơ đè chết tươi

152 – Chu Hoạch cống rãnh bệt ngồi
Nhưng thơ xúc động lòng người sớm trưa

153 – Phất cờ, phất mãi chưa bưa
Lê Chí ở giữa nắng mưa nhạt tình

154 – Hành phương nam Nguyễn Công Bình
Câu thơ gánh cả bóng mình trăm năm

155 – Nguyễn Trác lặng lẽ như tằm
Ngày dài, tháng lọn đợi rằm tơ ươm

156 – Khuất Bình Nguyên thơ à uôm
Chạy giải thưởng như con buôn chạy tù

157 – Đoàn Thị Ký xứ mây mù
Về xuôi giữ được câu thơ vẹn tròn

158 – Dương Thuấn con của núi non
Đi đâu cũng nhớ bản Hon xứ Tày

159 – Còn hơi thở muốn thơ hay
Đỗ Trọng Khơi vượt tháng ngày xe lăn!

160 – Mai Quỳnh Nam chữ vện vằn
Đố ai biết được rắn, trăn đề phòng!

Hà Nội 7 – 4 – 2017
Đ – H


CHÂN DUNG NHÀ THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI (VII)


161 - Tây Hồ mộng, Thái Thăng Long
Hồn thơ Hà Nội, Chín Rồng hào hoa

162 - Nguyễn Xuân Sanh nhịp hải hà
Cách tân xứng bậc tài ba thi đàn

163 – Hoàng Quang Thuận đứa bịp gian
Tưởng mua thơ được bằng vàng lưu manh!

164 – Phạm Đức thi sỹ chân thành
Đơn phương yêu vẫn ngọt lành gửi trao

165 – Ngũ Liên Tùng giỏi tự trào
Lườm phường châu chấu, cào cào nhiễu nhương

166 – Tử Phác chết đói, chết buồn
Tài thơ, nhạc, chí phi thường muôn năm

167 – Một người lặn tiếng, lặn tăm
Hồng Chinh Hiền đã từng nằm non xanh

168 – Đặng Đình Hưng mãi vang danh
Nhờ tài không phải công thành Thái Sơn

169 – Ý Nhi đời chẳng cô đơn
Buồn thơ vô lối còn hơn buồn mình

170 – Trần Chấn Uy, sông đa tình
Tha hương ngóng Mẹ gánh hình núi sông

171 – Bùi Tuyết Mai xuống phố đồng
Có hình non ánh đèn lồng trong thơ

172 – Đặng Nguyệt Anh mối tình mơ
Bao nhiêu cậu ấm, bao giờ về đây

173 – Thụy An bão gió đọa đày
Hồn Nhân văn vẫn muôn ngày còn thiêng

174– Đỗ Trung Quân nổi tuổi tên
Quê hương để nhớ xanh miền yêu thương

175 – Trải qua dặm thẳm chiến trường
Trần Nguyên Vấn đi trọn đường thơ xa

176 – Khi đàn ong lạc đến nhà
Trần Kim Anh có thi ca ngọt ngào

177 - Đồng Đức Bốn học ca dao
Người xinh mà khóc đò nào cũng nghiêng

178 – Sông Hương, núi Ngự hồn thiêng
Câu thơ Kim Yến tình riêng gửi người

179 – An Giang có Trịnh Bửu Hoài
Làm nên tên tuổi miệt xoài xanh cây

180 – Thu Nguyệt nổi tiếng những ngày
Vượt lên nữ sỹ xứ đầy bán mua

181 – Phạm Ngà nhớ lời ru xưa
Ru người nhưng cũng như vừa ru anh

183 – Lê Quốc Hán quả tài danh
Biến công thức toán trở thành tâm thi

184 – Thu Trang biền biệt Pa ri
Câu thơ hồn Việt vẫn ghi nhớ về

185 - Quang Khải đau đáu miền quê
Tưởng hình mẹ, nhớ vườn tê tái buồn

186– Lãng tử thi sỹ Kim Chuông
Câu từ đậm chất ngọn nguồn núi non

187 – Lương Định lang bạt Sài Gòn
Câu ca xứ Lạng vẫn còn tâm trong.

188 – Thi Hoàng ở tận Hải Phòng
Viết thơ Tây trắng, mắt tròng phải bai

189 – Hùng Anh cũng kẻ háo tài
Bỏ tiền mua cái miễn sai thơ vè

190 – Theo người mở cõi tìm về
Trần Hoàng Vy nối thêm quê thắm tình

191 – Phạm Đương là đứa hắc tinh
Ăn cắp thương hiệu công trình người ta!
Hà Nội 8 – 4 - 2017



CHÂN DUNG NHÀ THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI (VIII)


192 - Nổi danh lúc tuổi mười ba
Anh Thơ nữ sỹ tài hoa đương thời

193 – Vô lối rởm Từ Quốc Hoài
Còn thua mấy cháu lớp hai trường làng

194 – Loáng thoáng biết Trần Anh Trang
Hỏi thơ chẳng biết người đang làm gì?

195 – Hỏi cùng bác Đỗ Văn Tri
Biết thơ là khó nên đi tận cùng

196 – Trường Sơn một thuở luồn rừng
Nguyễn Thái Sơn vẫn đau từng câu thơ

197 – Quang Chuyền phiêu dạt ước mơ
Vẫn nhờ cánh sóng nối bờ thương nhau

198 – Trúc Cương thần rượu tiêu sầu
Trong tim chưa cạn mấy bầu thơ say!

199 – Đỗ Minh Dương nhớ những ngày
Gặp em hội diễn càng say lòng mình

200 – Trần Nhật Lam lặn bóng hình
Bạn bè nhắc kẻo quên tình thơ văn

201 – Thân to lớn Hoàng Việt Hằng
Hai bên thi báo có bằng nhau không?

202 - Leo lên đến cuối sông Hồng
Đỗ Thị Tấc vẫn nhớ dòng về xuôi

203 – Mộng Tuyết rạng rỡ bao nguời
Một trang nữ sỹ sáng trời đất Nam

204 – Quang Hoài lặng lẽ tháng năm
Con ong cần mẫn học tằm nhả tơ

205 – Không cần gây những bất ngờ
Nguyễn Trọng Văn vẫn nối bờ văn chương

206 – Nguyễn Sỹ Đại cứ thường thường
Ca ngợi đất nước, Đảng thương của mình

207 – Trong lặng lẽ, Nguyễn Tùng Linh
Biển mùa đông gửi trọn tình thủy chung

208 – Báo yên đi đến tận cùng
Cảnh Trà mất hút ở vùng cực Tây

209 – Tình bạn như ly nước đầy
Bùi Việt Mỹ sống đắm say tận lòng!

210 – Có người như có bằng không
Phải là Đào Ngọc Phong có nhầm?

211 – Vô lối chẳng có tri âm
Thuận Vi biết thế vẫn đâm sầm vào

213 – Lê Anh Xuân thuở tự hào
Cấu vồng đã tắt giữa sao băng dày

214 – Nguyễn Thị Mai nhớ Khâu Vai
Chợ tình vẫn đẹp có hai người tình

215 - Trần Ngọc Tảo với Quảng Ninh
Hột than đen nhánh giữ hình giang sơn

216 – Lão nông Fây Nguyễn Hoài Nhơn
Vẫn cày truyền thống tiếng đờn của choa

217 – Trương Quang Ngọc rất hào hoa
Lâu rồi không thấy anh ra thơ phường?

218 – Xứ người lạc Nguyễn Văn Chương
Thâu đêm câu chữ cho đường thơ lên

219 – Lê Mạnh Tuấn vẫn chí bền
Làm trai phải sống xứng tên tuổi mình

Hà Nội ngày 12 – 4 – 2017


CHÂN DUNG THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI (Phần IX)

220 – Tài năng nữ sỹ Xuân Quỳnh
Ra đi vẫn để bóng hình cho thơ

221 – Lưu Quang Vũ gây bất ngờ
Từ thơ sang kịch đôi bờ bằng nhau

222 – Phạm Văn Đoan sóng Vũng Tàu
Trường Sơn mãi mãi xanh màu biển khơi

223 – Trần Gia Thái thơ dở hơi
Đãi đằng nhục bút hót lời ngọng ngô!

224 – Vũ Ân Thi lặn đi mô?
Sài Gòn, Chợ Lớn, Tây Hồ, Hưng Yên?

225 - Bùi Minh Quốc thời không quên
Ngọn cờ Dân chủ tuổi tên vang lừng!

226 – Yêu thơ như Phạm Đông Hưng
Năm mươi đầu sách chưa dừng viết đâu!

227 – Muốn đời nhớ được vài câu
Văn Lê dầu dãi bạc đầu vì thơ.
228 – Lãng Thanh có những bất ngờ
Tình yêu như ngựa phi mờ chân mây
229 – Mai Liễu bóng núi hao gầy
Tình thơ cây vẫn nở đầy rừng hoa
230 – Đi tìm hết lối gần xa
Trần Quang Quý muốn thơ ta khác người
231 – Trải bao dặm thẳm đường đời
Lê Quang Sinh vẫn giữ lời cho quê
232 - Muốn không hổ thẹn ngày về
Luân Hoán vẫn giữ câu thề cố hương
233 – Một đời đeo đẵng văn chương
Châu Hồng Thủy chút tình thương cội nguồn
234 – Tài hoa có lúc nẫu buồn
Nguyễn Vũ Tiềm quê vẫn luôn ngóng hoài
235 – Trần Phá Nhạc giờ lai rai
Xuống đường lạc phố nhớ bài học ngu
236 – Dặm ngàn tuyết trắng mịt mù
Nguyễn Huy Hoàng được đền bù nhờ thơ
237 –Trần Chính lặng lẽ mộng mơ
Quê ta, ta hát bất ngờ gì đâu
238 - Nguyễn Hưng Hải chẳng mè mầu
Trung du, đồi cọ, nương dâu là tình
239 – Trầm luân mãi Hoàng Tích Linh
Kịch thơ lưu bút đến nghìn năm xa
240 – Phan Khôi trẻ mãi tình già
Một đời tiết tháo ta bà phải kiêng!
241 – Hằng Phương lẩn lộn chung riêng
Phẩm chất nữ sỹ bỏ quên quá buồn
242 – Tép tôm một lũ con buôn
Vũ Đức Phúc tiếp đánh đòn Nhân văn
Hà Nội 15 – 4 – 2017

CHÂN DUNG THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI (Phần X)
243 – Võ Thanh An dấu tiếng tăm
Nhưng Bờm đã sống nghìn năm nay rồi!
244 – Trần Thị Thắng phải than ôi!
Một thời đạn lửa nung vôi còn gì?
245 – Đâu đó loáng thoàng Anh Chi
Nhìn rau gắp thịt còn gì văn chương!
246 – Núi non lãng đãng mờ sương
Bế Thành Long nét khác thường thi nhân
247 – Bàn Tài Đoàn lắm phong trần
Muối Cụ Hồ thấm mặn dần bản buôn
248 – Nông Quốc Chấn giữ cội nguồn
Châu huyện đổi mới nỗi buồn sẽ tan!
249 – Mai Châu mây trắng đỉnh ngàn
Lò Cao Nhum nổi giữa là sương xanh!
250 – Sinh dòng sông nước ngọt lành
Bế Kiến Quốc chút lòng thành thi ca
251– Tiếng suối trong – Tiếng hát xa
Trăng lồng thi tứ tài ba Cụ Hồ
252 – Chà Và lãng đãng nơi mô?
Sóng Hồng thương phận dạt xô Chu Thần!
253 – Chết đường lạnh lẻo tấm thân
Phương Xích Lô chở tử thần nuôi thơ!
254 - Xích Bích khuất nẻo bến bờ
Hoa bí vàng được tôn thờ tim yêu!
255 – Lê Đình Ty đời phiêu diêu
Xác xơ thơ phú cũng liều như ai!
256 – Trần Huyền Trang thực thi tài
Núi non Bình Định gánh vai với người!
257 – Từng chữ khó nhọc ngược xuôi
Trần Quốc Thực suốt một đời cho thơ!
258 – Dương Kiều Minh lắm ất ơ
Đại ngôn, vô lối bến bờ nào neo?
259 – Hà Huy Hoàng không bọt bèo
Quê mình, mình cứ hát theo giọng mình!
260 – Hồ Zếnh một đời phiêu linh
Chiều châm điếu thuốc cho tình thêm men
261 – Một đời lặng lẽ say mèn
Trịnh Thanh Sơn níu sợi bền thơ văn!
262 – Nguyễn Khắc Thạch mất tiếng tăm
Một bờ, một cánh lịm nằm nơi nao?
263 – Một cây bút nữ tự hào
Đông Hà cũng lịm chốn nào trông mong?
264 - Xuân Miễn từ biệt miền Đông
Bao cô bộ đội không chồng mà ngoan!
265 – Xuân Sách cũng loại siêu phàm
Văn thơ quỷ quái nhưng toàn lời hay!
Hà Nội 22 – 4 -2017
Đ - H
CHÂN DUNG THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI (Phần XI)
Đỗ Hoàng
266 - Trịnh Hoài Giàng cánh buồm lay
Nỗi đau biển cả ở ngay mạn thuyền
267 – Thơ Việt không biết gọi tên
Dư Thị Hoàn bị lãng quên lặng dần
268 – Mặt trời từ ấy rạng danh
Máu hoa Tố Hữu công thành cốt khô
269 - Tài chi cũng lạnh nấm mồ
Lê Đức Thọ giỏi hoan hô quân hành!
270 – Trải qua một cuộc chiến tranh
Ít người biết Ngô Thế Oanh hội mành.
271- Đoàn Phú Tư bậc tài danh
Màu thời gian vẫn nguyên lành nghìn năm
272 - Thế Lữ nguyên súy Tao đàn
Trắng tinh cánh hạc giữa ngàn chơi vơi
273 - Tô Ngọc Thạch lúc ít lời
Thì tin mưa nắng khoảng trời của em!
274 - Khát khao cái mới thường đêm
Hải Đường cũng tự bước lên thi đàn!
275 - Thơ là dâu bể đa đoan
Nguyễn Lập Em chẳng tính toan lỗ lời!
276 – Lũi lầm lũi bãi sắn, đồng khoai
Bùi Quang Thanh cũng có bài thơ xanh
277 - Phận hèn ngọn cỏ mong manh
Nguyễn Long mấy kiếp mới thành thường dân!
278 – Có ai biết Tô Thi Vân
Hạt mưa vần vũ gieo vần thi ca
279 - Biển quê, sông nước, áo bà
Nguyễn Ngọc Phú nghĩa quê cha sớm chiều
280 -- Một đời mãi kiếp đang yêu
Đặng Vương Hưng biết nói điều vì nhau!
281 – Bầy sâu cà vạt đỏ nhàu
Bành Thanh Bần thấu nỗi đau dân mình
283 – Ngay trong cả viết thơ tình
Đặng Huy Giang biết chán mình, thật không?
284 - Đời như sân khấu một vòng
Phạm Trường Thi gửi nỗi lòng cho thơ
285 – Lục bát có cũ bao giờ
Nguyễn Thế Kiên vẫn tôn thờ ca dao!
286 - Nhọc nhằn vó ngựa non cao
Lê Minh Quốc quyết lối vào tim thương
287 – Trúc Chi lăn lộn sân trường
Vẫn dành câu chữ đời thường thơ văn!
288 – Bùi Quang Thanh (Nga) trải dặm ngàn
Về quê thấy chiếc là vàng nhặt lên!
289 – Nguyễn Hoa thao thức ngày đêm
Tình yêu như muối ướp bền vẫn tươi!
300 – Thế Dũng biệt xứ xa vời
Qua bốn phường trời, vẫn giữ từ tâm!
301 – Nấm mộ khắc dấu hương trầm
Nguyễn Đức Mậu chút tri ân bạn bè!
302 – Nguyễn Thanh Lâm chút đam mê
Tử vi, mưa nhớ lời thề tuổi hoa
303 – Nguyễn Khôi nổi tiếng gần xa
Người yêu tiên dặn như ta dặn mình
304 – Đứng dậy đi, ơi người tình
Phạm Hồ Thu gọi giữa thinh không người!
305 – Đào Vĩnh từ bụi cát vôi
Câu thơ bỏng rát nắng trời xi măng!
306 – Trải qua bao nổi bất bằng
Nguyễn Nguyên Bảy vẫn lòng hăng hái đầy
307 – Kìm giờ rượt mệt kim giây
Phạm Khải vất vả lấp đầy tình xưa
308 – Đã nhiều kẻ đón người đưa
Đỗ Bạch Mai vẫn nắng mưa một mình
309 - Lý Phương Liên nỗi đám đình
Giờ thơ đến lại người tình trăm năm
310 - Trương Tửu đau nỗi Nhân văn
Như Kiều thân gái qua trăm đoạn trường! (tràng)

Hết

Hà Nội ngày 24 – 4 – 2017
Đ - H

1 nhận xét: