Trang

Thứ Năm, 15 tháng 10, 2020

THƠ HAY THÁI BÌNH

 


THƠ HAY THÁI BÌNH

Thế nào là thơ đã khó, thế nào là thơ hay còn khó hơn nhiều. Đã bao nhiêu lời bàn kim cổ mà vẫn không có điểm dừng.

 Nay nhân kỷ niệm 50 năm thành lập Hội VHNT Thái Bình ( 1970 – 2020), tôi thử chọn thơ hay Thái Bình cũng chẳng có gì làm chuẩn, chỉ căn cứ vào hai điều:

-         Thơ Thái Bình là thơ của những người sống và làm việc ở Thái Bình. Những người quê Thái Bình đã sinh sống và sáng tác ở nơi khác  vài  ba chục năm trở lên và những người đã gắn bó với văn chương TB nhưng  hiện không ở TB nữa như: Trần Anh Thái, Đặng Hấn, Nguyễn Linh Khiếu, Kim Chuông, Bùi Hoàng Tám, Đàm Chu Văn...  thì không tính là thơ TB. Những người quê các tỉnh khác nhưng đã sông, làm việc và viết thơ ở TB vài ba chục năm nay, hơi thỏ của thơ vẫn là chất TB thì  gọi là thơ TB.

-         Thơ hay là do cấ nhân tôi cảm nhận và lựa chọn chứ không dựa trên thứ bậc, điều kiện nào.

Khi giới thiệu các tác phẩm thơ cũng vậy, không xếp thứ  bậc trên dưới trước sau, tiện ai thì giới thiệu trước, người chưa có đủ văn bản tài liệu thì giới thiệu sau, và đã là hay thì cũng không  cho là ai hơn ai kém cả.

Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2020

SỨC SỐNG MÃNH LIỆT CỦA LỤC BÁT

 SỨC SỐNG MÃNH LIỆT CỦA LỤC BÁT

(Chu Văn Sơn)

Nếu chọn loài cây Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn phải là cây tre.

Nếu chọn loài hoa Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn là hoa sen.

Nếu chọn trang phục Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn là chiếc áo dài.

Nếu chọn nhạc khí Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn là cây đàn bầu…


Cũng như thế, nếu chọn trong nền thơ ca phong phú của ta một thể thơ làm đại diện đi dự cuộc giao lưu thơ toàn cầu, đó hẳn phải là Lục bát.

Người Âu Tây tự hào về thể Sonnê, người Trung Quốc tự hào về thơ Đường luật, người Nhật Bản tự hào về thơ Haiku…, thì người Việt Nam có quyền tự hào về thể Lục bát. Lục bát là niềm kiêu hãnh của thơ Việt. Nếu tâm hồn một dân tộc thường gửi trọn vào thi ca của dân tộc mình, thì lục bát là thể thơ mà phần hồn của dân Việt đã nương náu ở đó nhiều nhất, sâu nhất. Có thể nói, người Việt sống trong bầu thi quyển lục bát. Dân ta nói vần nói vè chủ yếu bằng lục bát. Dân ta đối đáp giao duyên, than thân trách phận, tranh đấu tuyên truyền, trào lộng giải trí chủ yếu bằng lục bát. Và dân ta hát ru các thế hệ, truyền nguồn sữa tinh thần của giống nòi cho lớp lớp cháu con cũng chủ yếu bằng lục bát… Lục bát là phương tiện phổ dụng để người Việt giải toả tâm sự, kí thác tâm trạng, thăng hoa tâm hồn. Gắn với tiếng Việt, gắn với hồn Việt, thơ lục bát đã thuộc về bản sắc dân tộc này.

ĐUỔI KỊP MÔNG CỔ

Một bài viết hay không rõ tác giả là ai, thấy hay nên tôi đem về nhà đọc

 

ĐUỔI KỊP MÔNG CỔ

1.

Tôi hỏi 100 người, thì đến 97 người bảo: Mông Cổ ấy à? Nghèo lắm hả? Tới làm chi !...Sai.

Khái niệm về một nước Mông Cổ nghèo khó ngự trị trong đầu óc dân Việt Nam từ xa thời cùng phe XHCN. Nhà văn Tô Đức Chiêu bảo tôi: "Tao đã đi Mỹ, Ai Cập, Ả rập xê út, Nga và Đông Âu, không kể châu Á như Tàu, Thái... Tức là gần hết thế giới, nhưng khi đi Mông Cổ, mới thấy mình khám phá ra một thế giới mới, nếu có dịp, tao đi 2 -3 lần nữa".

Tôi thấy thế nên cũng đú theo, đi Mông Cổ một chuyến.

(Mở ngoặc ngay là, khi anh "du lịch" đến đâu, anh phải tự vấn ta đến đấy để làm gì, muốn biết gì. Nói chung là nên đi phượt. Tôi có bài học kinh nghiệm về việc này, có 1 cậu trẻ đi cùng đến thảo nguyên Mông Cổ, cậu thốt lên chán nản: Ơ, đâu cũng như đâu, mênh mông cả, chả thấy cái gì.

Thứ Tư, 2 tháng 9, 2020

NGUYỄN DUY, THI SỸ THẢO DÂN


Chu Văn Sơn

(Toquoc)- Nguyễn Duy là ai ? Tác giả của hàng loạt thi phẩm sáng giá như: Tre Việt Nam, Đò Lèn, Hơi ấm ổ rơm, Ánh trăng, Tuổi thơ, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Lời ru đồng đội, Mưa trong nắng nắng trong mưa, Sông Thao, Ông già Nam Bộ, Xẩm ngọng v.v... là ai ?

1. Tìm tên

http://toquoc.gov.vn/chuyenmuc/vanhocquenha/images/News/20070811AWRH054.jpg

Nhà thơ Nguyễn Duy

Gần đây, cứ thấy giữa đô thị bỗng mọc lên những nhà gianh, nhà sàn, nhà rông với tranh tre, nứa lá, gỗ lạt thô mộc. Người ta bỗng thích của đồng rừng, đồng bãi. Những thứ như lươn cua ốc ếch, kì đà kì nhông, rau bí rau lang... thành đặc sản tuốt. Đến nỗi người quê có thể

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2020

Khoa học không thể giải câu đố của ý thức

Càng nỗ lực khám phá bí ẩn của ý thức, các nhà khoa học càng nhận ra rằng khoa học bất lực trong việc giải mã thách đố này của tự nhiên. Năm 2016, tạp chí Scientific American loan báo“Nhà vật lý thông minh nhất thế giới Edward Witten cho rằng khoa học không thể phá vỡ bí mật của ý thức”. Đây là tin buồn cho các nhà tiến hóa, nhưng là tin vui cho những người tin vào luận đề của Descartes cho rằng ý thức là một hiện thực phi vật chất vượt quá tầm với của khoa học…
Edward Witten: Khoa học không thể phá vỡ bí mật của ý thức
Edward Witten, người được xem là nhà vật lý thông minh nhất thế kỷ 21 thừa nhận: “Khoa học không thể phá vỡ bí mật của ý thức” (Ảnh: Institute for Advanced Study)
Vấn đề bản chất của ý thức quan trọng hơn rất nhiều so với ta tưởng, bởi lẽ ý thức là đặc trưng cốt lõi của sự sống. Muốn giải thích sự sống bằng những cơ chế thuần túy vật chất như thuyết tiến hóa Darwin chủ trương, nhất thiết phải giải thích được bản chất vật chất của ý thức ─ phải trả lời một cách dứt khoát “ý thức là cái gì?”.

Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2020

MỘT SỐ BÀI KÝ TIÊU BIỂU CỦA NGUYỄN HỒNG LAM

Nguyễn Hồng Lam
 

Tên thật Nguyễn Đức Vinh,

 Sinh năm Nhâm Tý, 1972, tháng Quý Xuân, tại Trung Lễ, Đức Thọ, Hà Tĩnh

Quế  quán: Thạch Kim, Thạch Hà, Hà Tĩnh.Tốt nghiệp ĐHTH TP HCM, khoa Ngữ Văn, năm 1993. Nhà báo. Nhá văn, Hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh. Hiện làm việc tại báo An Ninh Thế giới.

Tác phẩm đã xuất bản:

- Phục Thiện, truyện ngắn, 1996

- Đường đời trong lòng tay, Truyện ký, 1998

- Người Sài Gòn đánh Mỹ, 1999

- Chiếc cầu có đám ma đi qua, truyện ngắn, 2000

- Người của giang hồ, 2004, 2006

- Vụ án Đồi Hoa Mai, 2005

  một số sách in  chung khác...

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2020

NĂM THI PHẨM ĐƯƠNG ĐẠI CỦA THƠ THÁI BÌNH

Đỗ Trọng Khơi

Tôi đang làm một tập bình thơ, bình các bài thơ hay cổ/cận và hiện đại. Trong tập tôi dành một phần nhỏ, cuối tập chọn/bình 5 thi phẩm của 5 tác giả đương đại quê Thái Bình. Xin trân trọng gt cùng bạn đọc).





THƯỜNG DÂN

Đông thì chật, ít thì thưa
Chẳng bao giờ thấy dư thừa thường dân
Quanh năm chân đất đầu trần
Tác tao sau những vũ vần bão dông

Khi làm cây mác cây chông
Khi thành biển cả khi không là gì
Thấp cao đâu có hề chi
Cỏ ngàn năm vẫn xanh rì cỏ thôi

Ăn của đất, uống của trời
Dốc lòng cởi dạ cho người mình tin
Ồn ào mà vãn lặng im
Mặc ai mua bán nổi chìm thiệt hơn

Chỉ mong ấm áo no cơm
Chắt chiu dàng dụm thảo thơm ngọt lành
Hoà vào tời đất mà xanh
Vô tư mấy kiếp mới thành thường dân.
NGUYỄN LONG