Trang

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011


Sóng gió quanh 1 bài thơ


PHỎNG VẤN NHÀ THƠ "THƯỜNG DÂN"

Dư Hồng Quảng thực hiện


Ngưỡng mộ từ lâu, nhưng vừa rồi, tôi mới được gặp Nguyễn Long, người được bạn bè yêu mến gọi là "THƯỜNG DÂN". Người làm thơ, có bài thơ để gọi thay tên mình, Nguyễn Long thật hạnh phúc. Trước khi trò chuyện với anh, chúng ta cùng đọc lại bài thơ này:

Nguyễn Long

Thường dân

Đông thì chật, ít thì thưa
Chẳng bao giờ thấy dư thừa thường dân
Quanh năm chân đất đầu trần
Tác tao sau những vũ vần bão giông.
Khi là cây mác cây chông
Khi thành biển cả, khi không là gì
Thấp cao đâu có làm chi
Cỏ ngàn năm vẫn xanh rì cỏ thôi.
Ăn của đất, uống của trời
Dốc lòng cởi dạ cho người mình tin
Ồn ào mà vẫn lặng im
Mặc ai mua bán nổi chìm thiệt hơn.
Chỉ mong ấm áo no cơm
Chắt chiu dành dụm thảo thơm ngọt lành
Hoà vào trời đất mà xanh
Vô tư mấy kiếp mới thành thường dân.

Nhà thơ Đỗ Trọng Khơi: Truân chuyên cuộc phẫu thuật chỉnh hình


Nha tho Do Trong Khoi Truan chuyen cuoc phau thuat chinh hinh



Từ đầu năm đã thấy Khơi lặng lẽ chắt chiu, dành dụm một số tiền và tâm sự với anh em, bạn bè là sẽ đi làm phẫu thuật chỉnh hình. Con người ấy kể cũng lạ, quanh năm chỉ nằm co quắp trên giường mà hay lo toan sắp đặt nhiều công việc lớn.
Hết mua đất, làm nhà ở thành phố, lại lo cho anh em, cháu chắt làm việc chỗ nọ, thi vào trường kia. Bây giờ lại tính việc mình đi mổ xẻ. Người bình thường nói đến phẫu thuật đã ngại, đã kinh vì chuyện động dao kéo vào người, vì tốn kém. Thế mà Khơi nói chuyện ấy cứ như không.
Thì ra, qua người bạn chí thiết Hoàng Năng Trọng, nay đã là Tiến sỹ Y khoa, Trưởng phòng Đào tạo Đại học Y Thái Bình và mấy anh em, bạn bè bác sỹ ở bệnh viện Đa khoa tỉnh như: Nguyễn Trọng Khìn - Phó GĐ, bác sỹ Phụng, bác sỹ Lợi… Khơi đã gặp và nói chuyện với TS Lê Đức Tố - Chuyên gia của một tổ chức phi chính phủ chuyên đi mổ chỉnh hình nhân đạo cho trẻ em tàn tật...

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011


Bài diễn văn nhậm chức của Tổng thống Mỹ, John F. Kennedy

John F. Kennedy/ Ngọc Thu dịch
20-1-1961
.

.

Nhà thơ Trọng Khánh


  
Khi tôi còn lơ ngơ trước "cổng làng" văn nghệ Thái Bình, Trọng Khánh đã là người nổi tiếng. Anh nổi tiếng đến mức khi anh xuất hiện ở bất cứ một đám đông nào sẽ có không dưới một nửa số người ở đó vồn vã và lễ độ chào anh. Những người vồn vã thường là những người lớn tuổi, bạn bè hoặc các vị chức sắc của tỉnh còn những người lễ độ là học trò hoặc phụ huynh của các học sinh theo học Thầy giáo Khánh. Hơn tôi 10 tuổi, anh là bạn văn chương thân thiết của tôi ở chốn quê nhà. Khi tôi viết những dòng này, Trọng Khánh đang trị xạ tại Bệnh viên K. Đã có hàng trăm bè bạn văn chương, hàng vạn bạn đọc dân trí và học trò của Trọng Khánh đang hướng về anh cùng cầu chúc cho anh mau lành bệnh. Tiến sĩ Phạm Ngọc Ngoạn, Nhà thơ Trần Quang Quý đang đứng ra tổ chức in tập thơ thứ tám cho anh. Vợ anh, cô giáo Bùi Thị Đoan đang ngày đêm túc trực bên giường bệnh... 





Người làm đỉnh của ba "tam giác"!


BÙI HOÀNG TÁM


Trong con mắt người dân Thành phố Thái Bình quê tôi có tới ba ông Trọng Khánh. Một là Thầy giáo Trọng Khánh. Hai là nhà thơ Trọng Khánh và ba là một lãng tử Trọng Khánh.

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

NGƯỜI NHẬN DIỆN VĂN HÓA LÀNG




Nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh
Tôi biết ông không chỉ nghiên cứu về văn hóa làng xã, ông còn tham gia nhiều công trình nghiên cứu Hán Nôm có quy mô lớn trong nước và quốc tế như nghiên cứu về văn hóa sông Hồng, về nền văn minh lúa nước, về Thăng Long Hà Nội ngàn năm văn hiến ... nhưng tôi vẫn gọi ông như thế vì có lẽ không có ai ở Thái Bình và nhiều địa phương khác trong cả nước có những công trình nghiên cứu tường tận và sâu sắc về văn hoá làng như ông.
Năm 1998 ông đã xuất bản cuốn Nhận diện văn hóa làng ở Thái Bình. Là một người sinh ra và lớn lên ở quê lúa, đã sống ở nhiều nơi và xem nhiều sách vở nhưng chỉ khi được đọc tập sách trên của ông tôi mới hiểu rõ về lịch sử văn hóa làng mình, hiểu rõ các làng xã, các dòng họ và các danh nhân trong tỉnh. Mà không phải riêng tôi, rất nhiều người con khác của Thái Bình, kể cả những người đã và đang là quan chức ở địa phương cũng vậy, nếu chưa đọc những gì ông viết trong cuốn sách thì chưa thể hiểu tường tận về lịch sử văn hóa của quê hương.

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2011

Thiền và con đường nghịch lý


 CON ĐƯỜNG NGHỊCH LÝ CỦA THIỀN
(Ghi theo quan điểm của OSHO - Ấn Độ)
Thiền  không hề có học thuyết. Thiền không tiếp cận thực tại bằng học thuyết. Nó không có giáo điều chủ nghĩa, và bởi thế nó không có nhà thờ, linh mục hay giáo hoàng. Thiền là rất trần tục, thực tế nhưng không đối diện với những khái niệm trìu tượng. Đó là một hiện tượng hiếm có. Đó là sự hôn phối giữ hai tinh thần kiệt xuất Ấn Độ và Trung Hoa.
Tinh thần Ấn Độ thì rất trìu tượng, ngay cả Đức Phật đã cố gắng hết sức làm giảm bớt sự trìu tượng nhưng đâu có khác hơn. Một người Ấn vẫn luôn là một người Ấn. Tinh thần Ấn Độ đề cập đến những vấn đè vô cùng lớn lao, đến những học thuyết xoay quanh những tư tưởng lớn. Nó bay bổng trên mây, chẳng bao giờ hạ cánh xuống mặt đất.Và như thế hàng boa thế kỷ qua tinh thần Ấn Độ đã không biết làm cách nào để đáp xuống mặt đất. Nó cứ đi lên và không bao giờ có cách quay trở lại.Nó chỉ có cánh mà không có rễ. Đó cũng là điều khốn khổ.
Tinh thần Trung Hoa thì thực tế, thực dụng, thực tế hơn. Chúng không bay bổng lên trời quá mức. Ngay cả nếu chúng có lên tới mức đó thì vẫn luôn bám chặt đôi chân trên mặt đất, giữ gốc rễ trên mặt đất như cánh diều. Chúng không bay như chim , mà vươn lên như một cái cây. Chúng vẫn giữ gốc rễ trên mặt đất. Lão Tử rất thực tế, cả Khổng Tử cũng vậy.
Khi Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Quốc mang theo thông điệp vĩ đại của thiền đã tạo ra một sự giao lưu tư tưởng lớn, một cuộc đại tổng hợp giữa tinh thần Ấn Độ và Trung Quốc. Thiền vì thế không là Trung Quốc mà cũng không là Ấn Độ. Nó chứa đựng cả hai truyền thống nhưng đồng thời cũng vượt ra khỏi cả hai
Thế nên nếu bạn hỏi một tăng sĩ Phật giáo Ấn Độ về thiền, ông ta sẽ xem đó không là chuyện quan trọng. Ông ta sẽ nói: toàn những chuyện nhảm nhí. Bất cứ nơi nào mà truyền thống Phật giáo Ấn Độ hình thành, Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan chẳng hạn không ai nói đến thiền. Họ cười nữa là khác, cho rằng đó chỉ là chuyện tiếu lâm. Ngược lại nếu bạn nói chuyện đó với các thiền giả Trung Hoa, Nhật Bản về các đại tạng kinh Phật giáo họ sẽ bảo bạn: Đem đốt chúng đi ngay lập tức. Tất cả những lý thuyết trìu tượng đều nhảm nhí. Chúng kéo con người ra khỏi thực tại.
Đối với OSHO Thiền là một tổng hợp vĩ đại nhất, một hiện tượng thăng hoa. Trước tiên nó là hiện sinh mà không là lý thuyết. Nó không nói bất cứ điều gì về chân lý, nó chỉ cho mọi người chân lý, như thị. Một cách đơn giản, nó đánh thức bạn dậy. Nó lay cho bạn thức giấc, nó la lên cho bạn thức dậy, nhưng nó không hề đưa ra lý thuyết, nó không cho bạn bất cứ giáo điều, kinh điển nào. Thiền là một tôn giáo duy nhất có khả năng đốt sạch mọi kinh điển, và là một tôn giáo duy nhất có khả năng hủy diệt tất cả những gì được gọi là lý tưởng, thần tượng.
Không hề có chuyện vị thiền sư thù ghét ngôn ngữ. Ông ta đã hoàn toàn được giải phóng khỏi nó. Ông ta không có bất cứ mối quan hệ nào với ngôn từ, ông ta đã chặt đứt chiếc cầu nối. Vị thiền sư sống trong vô ngôn, vô niệm. Ông ta sống trong mặc chiếu “mo chao”, trong yên lặng, phản chiếu trong tịch tĩnh. Ông ta chỉ là một tấm kính trong suốt.
          Bởi vì, vị thiền sư trả lời một cách thẳng thắn: Nó làm cái bụng ta khó chịu. Đây là một ẩn dụ của thiền, bạn phải hiểu cho được ý nghĩa của nó.
Thiền giả cho rằng luôn luôn có sự tranh chấp giữa cái đầu và cái bụng. Cái đầu luôn làm phiền cái bụng. Cái đầu rất là độc hại với cái bụng. Cái bụng mới là trung tâm an trú thực sự của con người. Cái đầu đã trở thành nhà độc tài nhờ ngôn ngữ và lời nói, nhờ học thuyết , giáo dục và học vấn, kiến thức. Cái đầu hầu như  đã muốn chiếm vị trí của cái bụng. Không thể như vậy được. Cái đầu này có thể dẹp qua một bên, dẹp cái đầu đi bạn không mất mát gì cả, mà được thêm thì nhiều. Dẹp nó đi bạn được tất cả. Sống với cái đầu là bạn sống trong ngôn ngữ chết. Chúng không hề làm thỏa mãn bạn, chúng không thể giải phóng bạn.
Đó là chuyện giữa cái đầu và cái bụng.
Một vị thiền sư có thói quen để hai con búp bê bên cạnh mình. Chúng giống nhau như đúc, ngoại trừ sự khác biệt bên trong. Một con có cái đầu rất nặng, chắc là được nhồi kim khí. Một con rất nặng ở phần dưới đít, có lẽ do nhồi kim khí vào bụng. Chúng hoàn toàn giống nhau cả về y phục và luôn được đặt ngồi cạnh vị thiền sư. Thế rồi hễ có bất cứ ai đến kiếm ông nêu lên những câu hỏi đại khái như: Thiền là gì, thiền định là gì, làm thế nào để đạt đến?... Trước tiên vị thiền sư thảy ra một con búp bê có cái đầu nặng trước. Con này té ngã lăn ra và tất nhiên không thể ngồi dậy được. Làm thế nào mà ngồi dậy khi cái đầu quá nặng. Rồi ông đẩy con búp bê thứ hai ra, và cho dù ông xô đẩy thế nào đi nữa thì nó vẫn bật trở lại như cũ trong thế ngồi đỉnh tọa của Phật. Ông kết luận: Đây là thiền – cái bụng. Đây là Đông phương – cái bụng.
Trong tất cả các quốc gia Đông phương trước đây, đặc biệt là vùng Viễn Đông, người ta hay dùng hai chữ bụng dạ để nói đến con người: Người này tốt bụng, người kia xấu bụng, hoặc không biết bụng dạ anh ta thế nào... Trong những ngày xưa cũ đó, chừng một trăm năm trở lại đây thôi nếu bạn đến Nhật và hỏi bất cứ người nào rằng họ suy nghĩ ở đâu, họ sẽ chỉ vào bụng và nói: Chúng tôi suy nghĩ ở đây. Bây giờ những con người này không còn nữa, đặc biệt là sau đệ nhị thế chiến. Nhật Bản cũng đã trở thành con búp bê thứ nhất, do ảnh hưởng Mỹ chi phối quá nhiều. Bây giờ họ sẽ cười và không còn ai nói với bạn rằng họ suy nghĩ bằng cái bụng.Họ còn cho là chuyện ngu xuẩn nữa là khác. Bây giờ họ nghĩ bằng cái đầu.
Cái hàm ý nhấn mạnh này rất quan trọng. Cái bụng là nguồn gốc sự sống củ bạn. Bạn được nối với người mẹ bằng cái cuống rốn. Chính từ đây mà nhịp đời tuôn chảy. Còn cái đầu, nó ở một góc xa nhất của đời người, trong khi trung tâm là cái cuống rốn. Cuộc sống của bạn, sự hiện hữu của bạn được được an trú ở đó. Sự suy nghĩ của bạn có thể sảy ra ở cái đầu nhưng suy nghĩ chỉ là một bộ phận chuyên biệt. Gíông như đôi tay được dùng cho một công việc nào đó, đôi chân cho một số công việc khác, rồi đôi mắt lỗ tai, và cái mũi ... như thế bạn dùng cái đầu, cơ chế vận hàng bộ não của  bạn để suy nghĩ ,thế thôi.
Thế nhưng câu hỏi được đặt ra, ai là kẻ sử dụng tất cả những cái này? Ai dùng đôi chân để đi, ai dùng đôi tay, ai dùng đôi mắt? Và ai dùng bộ não? Đến bây giờ ngay cả giới tâm lý học Tây phương cũng đang tỏ ra ngờ vực về  ý tưởng cổ lỗ của họ cho rằng bộ não chính là tâm. Một mối hoài nghi lớn đang nhen nhún. Không phải như thế. Một số người đã bắt đầu suy nghĩ rằng bộ não không dính gì đến tâm. Ngy chính bản thân bạn thỉnh thoảng cũng có kinh nghiệm này. Cụ thể nhu bnj vừa trông thấy một người đàn ông mới đi băng ngang. Bạn nhớ lại khuôn mặt anh ta, bạn nhớ mài mại rằng  bạn đã từng biết y, bạn tin chắc rằng bạn đã biết tên của người này rồi, thốt nhiên cái tên đó như nằm trên đầu lưỡi. Và bạn tự bảo nó ở trên lưỡi mình mà. Tôi biết là nó nằm ở đó, nhưng nó chưa chịu thốt ra.
Có hai sự việc đang sảy ra. Bộ não đang cung cấp cái tên nhưng phải cần một ít thời gian. Nó nói rằng hãy chờ, nó có ở đó, nó ở trong bộ nhớ. Hãy chờ một chút. Nhưng kẻ đang chờ không phải là bộ óc , vì bạn biết cái tên này, vâng tôi biết nó ở đó . Bộ óc là cơ phận mà tâm đang sử dụng. Khi bạn cố gắng hết sức mà vẫn không nhớ ra, bạn cảm thấy bực bội và không thèm nghĩ đến chuyện này nữa. Bạn bỏ đi ra vườn, đốt một điếu thuốc, và bỗng dưng nó hiện ra.
Bạn và bộ não của bạn là hai sự vật khác nhau. Bộ não chỉ là một cơ phận của bạn, giống như các cơ phận khác. Cái bàn tay này là một cơ phận của tôi, tôi dùng nó.
Như vậy đâu là trung tâm an trú của tâm? Thiền cho rằng nó ở trong bao tử, trong bụng, trong cái cuống rốn. Chính ở đó, nơi mà nhịp đập đầu tiên của sự sống xuất hiện. Từ đó nó tuôn chảy ra khắp nơi. Hãy đi trở lại chỗ này.
Khi vị thiền sư bảo: bởi vì nó làm cái bụng ta khó chịu, ý ông muốn nói rằng những người nặng về đầu óc tác động mạnh vào tâm của ông . Họ là náo động là phiền nhiễu. ‘Nó làm cái bụng ta khó chịu”.
Chuyện cái đầu và cái bụng có thể dược nhân ra thành nhiều dạng cặp phạm trù khác: trí óc vói trực giác, lý luận với tình yêu, ý thức với vô thức, bộ phận với toàn thể , hành động với sự cố, sống với chết, của cải với sinh thể. Tất cả bảy cặp tương quan này đều khả hữu và có ý nghĩa.
Trí óc rất giới hạn, trực giác thì vô tận. Trực giác luôn luôn đến từ cái bụng. Bất cứ lúc nào bạn bạn trực giác một chuyện gì đó sắp xảy đến, ta gọi là linh cảm, nó luôn luôn khirns ruột gan bạn cồn cào.Khi bạn yêu một người , bạn khoongn yêu bằng cái đầu, thế nên những người lý trí gọi đó là tình yêu mù quáng. Đúng vậy,vìu bộ óc của baqnj không hề xen vào chuyện này. Khi bạn yêu, tình yêu bắt nguồn từ một chỗ khác. Nếu bạn hỏi những nhà khoa học lớn, những thi hào, những thiên tài sáng tạo, họ cũng sẽ nói rằng những phát kiến, một ý tưởng mới mẻ xảy đến với họ, nó không hề đến từ cái đầu, không toát ra từ bộ óc, mà từ một nơi nào đó vượt ngoài khả năng hiểu biết của họ.
Nhà thiên tài Marie Curie trong suốt ba năm trời vật lộn với một bài toán không tìm ra lời giải. Bà đã hoàn toàn thất bại. Đem đó bà dứt khoát dẹp nó đi, để hôm sau khởi sự bắt tay làm việc cho một dự án mới. Nhưng chính đêm hôm đó, cái vấn nạn của bài toán đã được giải quyết. Vào lúc nửa đêm bà thức dậy đi đến bàn làm việc và giải quyết xong bài toán một cách chóng vánh rồi lên giường đi ngủ trở lại. Sáng hôm sau khi trở lại bàn làm việc bà đã không còn tin vào đôi mắt của mình nữa. Ai đã vào phòng để giải bài toán này?  Bài giải chỉ có người bồi phòng là có thể vào đây ban đêm để sửa soạn giường ngủ cho bà. Nhưng người bồi phòng tất nhiên không thể. Rồi bà nhìn vào nét chữ viết tay ở trên lời giải, đúng là nét chữ của bà. Nét chữ viết có vẻ hơi run run, lờ mờ như được viết trong cơn say, nhưng đúng là của bà. Nó ở đâu ra vậy?
Bà chợt nhớ lại giác mơ đêm rồi , bà mơ thấy  rằng bà sẽ giải được bài toán này và viết ra lời giải đó. Và rồi bà nhớ lại toàn thể giấc mơ . Như vậy, bà Curie đã giải được bài toán hóc buá của mình trong giấc mơ. Bộ óc đã hoàn toàn thất bại. Bộ óc đã không tìm ra lời giải.     Lời giải đến từ cái bụng, từ tâm thức.
Và cũng nhiều sự việc đến một cách không tình cờ. Tâm thức từ lúc nào đó đã trở thành vấn đề lớn trên con đường loài người tìm đến cái đích đích thực của những hoạt động tinh thần của mình.
                                                (Theo datviet.com)