Trang

Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2011

BẢO SINH làm thơ, nuôi chó, chọi gà



  

Có người gọi ông là “lão khùng”. Có người gọi ông là nhà thơ dân gian trứ danh với những câu thơ ngạo đời xưa nay hiếm. Nhưng cũng có nhiều người biết đến ông là chủ của hotel chó mèo có một không hai ở Việt Nam. Vì thế ông có hỗn danh là “Sinh chó”. Chính ông cũng thừa nhận: “Làm thơ, nuôi chó, chọi gà/ Mấy ai biết được ông là nhà thơ” . Tất cả những bài thơ của Bảo Sinh, ông đều gọi chung là huyền thi. Ông nói để hiểu được thơ ông thì phải hiểu được thế nào “huyền thi”. Ông quan niệm sáng tác thơ bây giờ là phải “Viết những cái gì mà Google không tra được. Vì thời buổi bão hòa thông tin thế này, viết những cái gì có trên Google thì còn ai đọc nữa?”.





Ông chủ khách sạn, nghĩa trang chó mèo... làm thơ

VŨ VIẾT TUÂN

Ông chủ khách sạn chó mèo 
Vừa mới vào đến ngõ nhà Bảo Sinh, đã thấy biển chỉ dẫn: Khách Sạn Chó Mèo, 167 Trương Định. Ngay cổng là tấm biển to đùng: “Vương quốc chó mèo gà chọi”.Trong khuôn viên rộng hàng ngàn m2 giữa lòng thủ đô, có một tòa nhà khang trang, nhưng không dành cho người dành cho chó mèo. Bảo Sinh bắt đầu xây dựng khách sạn chó mèo từ năm 2000. Sau đó, ông còn lập thêm nghĩa trang chó mèo "để sau khi chết đi, linh hồn có chỗ đi về". Lại thêm hơn 700m2 giữa thủ đô.

Nhà thơ Nguyễn Bính: Hồn tôi giếng ngọt trong veo



 
Cái tài của Nguyễn Bính, là dù ông rất chú trọng về mặt vần điệu, song hơi thơ đọc lên nghe vẫn thanh thoát, tự nhiên, chữ nghĩa xem ra cũng không bị gò gẫm. Đặc biệt, trong nhiều trường hợp, như một ông thầy cao tay điểm huyệt,   Nguyễn Bính đã có cách nhấn nhá, luyến láy chữ nghĩa tài tình, tạo cho bài thơ, khổ thơ một sự thăng hoa, bứt phá rất ấn tượng. Nó như liều thuốc chống buồn ngủ khi người tài xế đang dong xe trên một cung đường êm ả, vắng người…Và cách luyến láy, nhấn nhá này được Nguyễn Bính sử dụng nhiều ngay từ lúc khởi nghiệp thơ cho mãi đến những năm về sau.







PHẠM KHẢI

Cùng với thời gian, càng ngày tôi càng nhận ra tầm vóc lớn lao của nhà thơ Nguyễn Bính. Không, ở đây tôi không nói theo cách của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng khi ông nhận xét về thơ của cụ Đồ Chiểu, rằng “Trên trời có những vì sao có ánh sáng phi thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy và càng nhìn thì càng thấy sáng”. Với tôi, thơ Nguyễn Bính là nguồn nước giếng thơi trong mát. Ta chỉ thực sự thấy hết ý nghĩa của nó khi phải đối mặt với mênh mông sa mạc. Vâng, sa mạc của chữ nghĩa và sa mạc của hồn người.

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011

SANG DAT NUOC TRIEU VOI


 SANG ĐẤT NƯỚC TRIỆU VOI

Đối với anh chị em văn nghệ sỹ ở mọi lứa tuổi, mọi chuyên ngành, những chuyến đi thực tế đến những vùng đất mới không chỉ đơn thuần là sự giao lưu học hỏi thêm những điều hay cái đẹp của xứ người mà cái lớn lao hơn là được mở rộng tầm nhìn, khơi dạy những cảm xúc giúp cho những sáng tác có tầm vóc hơn. Chẳng thế mà thừ thuở xa xưa nhà bác học Lê Quý Đôn đã nói: Nếu trong đầu không có ngàn vạn cuốn sách, trong mắt không có núi sông thiên hạ thì đừng nói chuyện làm văn chương.