Trang

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

NHÂN DÂN

NGUYỄN TRỌNG TẠO

Nguyễn Trọng Tạo




Có thể thay quan, không thay được Nhân Dân
Thay tên nước, không thể thay Tổ Quốc
Nhưng sự thật khó tin mà có thật
Không thể thay quan dù quan đã thành sâu!

Quan thành dòi đục khoét cả đất đai
Vòi bạch tuộc đã ăn dần biển đảo
Đêm nằm mơ thấy biển Đông hộc máu
Những oan hồn xô dạt tận Thủ Đô

Những oan hồn chỉ còn bộ xương khô
Đi lũ lượt, đi tràn ra đại lộ
Những oan hồn vỡ đầu gãy cổ
Ôm lá cờ rách nát vẫn còn đi

Đi qua hàng rào, đi qua những đoàn xe
Đi qua nắng đi qua mưa đi qua đêm đi qua bão
Những oan hồn không sức gì cản nổi
Đi đòi lại niềm tin, đi đòi lại cuộc đời

Đòi lại những ông quan thanh liêm đã chết tự lâu rồi
Đòi lại ánh mặt trời cho tái sinh vạn vật…
Tôi tỉnh dậy thấy mặt tràn nước mắt
Nước mắt của Nhân Dân mặn chát rót vào tôi.

Ôi những ông quan không Dân trên chót vót đỉnh trời
Có nhận ra tôi đang kêu gào dưới đáy
Cả một tỷ tôi sao ông không nhìn thấy?
Vì tôi vẫn là người mà ông đã là sâu!…

10.2012
Theo blog NTT



Nhân đọc bài thơ trên xin giới thiệu lại một bài thơ trước đây của ông
TẢN MẠN THỜI TÔI SỐNG
NGUYỄN TRỌNG TẠO                      
Như con chiên sùng đạo chợt bàng hoàng                  
Nhận ra Chúa chỉ ghép bằng đất đá

1.  
Những bông hoa vẫn cứ nở đúng mùa
Như thời đã đi qua, như thời rồi sẽ đến
Nhưng cái thời tôi sống hẳn khác xưa
Trong bài hát thêm bom rơi, và súng  

Anh yêu em anh phải đi ra trận
Vợ yêu chồng biết chờ đợi, nuôi con
Đất yêu người đất nhận làm lá chắn
Hai mươi năm không nguôi lửa chiến trường  

Hai mươi năm không ngày nào vắng người chết đạn
Khăn tang bay người sống trắng mái đầu
Đâu cũng gặp những nghĩa trang liệt sĩ
Chiến tranh chấm dứt rồi mà nào dễ tin đâu!   

2.  
Những bông hoa vẫn cứ nở đúng mùa
Nhưng màu hoa thời tôi thì có khác
Xe đến công trường bay mù bụi cát
Màu hoa thường lấm bụi suốt mùa khô 

Lúa ngậm đòng lụt bão đến xô bồ
Nhà đang dựng thiếu xi măng, thiếu gạch
Bao đám cưới chưa có phòng hạnh phúc
Mây ngổn ngang lam lũ những dáng người 

Anh nhớ em nhớ về phía cuối trời
Nơi đất mới khai hoang chân em dầm trong đất
Em nhớ anh nhớ về nơi bóng giặc
Cứ rập rình quanh cột mốc đêm đêm 

Gió thầm thào như chẳng thể nguôi yên
Gạo thịt cửa hàng nhiều khi không đủ bán
Con phe sục khắp ga tàu bến cảng
Giá chợ đen ngoảnh mặt với đồng lương… 

Có bao người ước cuộc sống bình thường
Như một thuở xa xôi mình đã có
Thuở miếng ăn không phải bàn đến nữa
Thuở chiến tranh chưa chạm ngõ nhà mình 

Có bao người bạc bẽo với quê hương
Thả số phận bập bềnh vào biển tối
Thời tôi sống có bao nhiêu câu hỏi
Câu trả lời thật không dễ dàng chi!... 

3. 
Những bông hoa vẫn cứ nở đúng mùa
Chỉ vết thương rồi thời gian làm sẹo
Vầng trăng mọc vào thơ mỗi ngày dường đổi mới
Người lo toan vầng trăng chẳng yên tròn 

Tôi sống thời không thể đứng quay lưng
Bao biến động dễ đâu nhìn thấy được
Bờ thẳng hơn những cánh đồng hợp tác
Đê sông Hồng sau màu lũ thêm cao 

Tàu ngoài khơi vừa phát hiện mỏ dầu
Đập thủy điện sông Đà đang xây móng
Tờ báo đẫm mồ hôi bỗng sáng dòng tin ngắn:
“Nhà máy giấy Bãi Bằng vừa ra mẻ đầu tiên” 

Thời đã qua sẽ chẳng khỏi ngạc nhiên
Nếu trở lại bây giờ vẫn quần nâu dạo phố
Thời tôi sống cả đến bầy em nhỏ
Diện quần bò nhảy theo điệu nhạc vui… 

Đài thêm nhiều những bài hát yêu nhau
Những điệu múa ba-lê hồng hào thêm sân khấu
Cái mới đến ngỡ ngàng rồi nhập cuộc
Báo bớt trang báo thêm chút thơ tình 

Thơ chưa hay thì thơ nói thật lòng
Ai giả dối rồi biết mình lầm lỗi
Thời tôi sống có bao nhiêu câu hỏi
Câu trả lời thật không dễ dàng chi!... 

4. 
Khi đang đắm yêu nào tin được bao giờ
Rồi một ngày người yêu ta đổi dạ
Rồi một ngày thần tượng ta tan vỡ
Bạn bè thân thọc súng ở bên sườn 

Sau cái bắt tay xòe một lưỡi dao găm
Kẻ tình nguyện giữ nhà muốn chiếm nhà ta ở
Tấm ảnh Mao treo lẫn màu cờ đỏ
Tay ta treo đâu nghĩ có một lần!... 

Như con chiên sùng đạo chợt bàng hoàng
Nhận ra Chúa chỉ ghép bằng đất đá
Thời tôi sống thêm một lần súng nổ
Trái tim đau rỏ máu dọc biên thùy… 

5. 
Rồi thời gian qua đi rồi tuổi trẻ qua đi
Ai sau tôi ở vào thời sắp đến
Thời không còn khổ đau thời không còn nghèo túng
Đọc thơ tôi xin bạn chớ chau mày. 

Bạn hãy quên đi vất vả những hàng ngày
Bao lo lắng đời thường từng làm tuổi xanh ta bạc tóc
Chỉ Hy vọng và Niềm tin giúp ta thêm sức lực
Câu thơ này xin bạn nhớ giùm cho: 
Những bông hoa vẫn cứ nở đúng mùa!...                                                            
Hà Nội, tháng 6.1981  

VỀ SỰ THA HOÁ QUYỀN LỰC


VỀ SỰ THA HÓA QUYỀN LỰC 
CỦA BỘ MÁYCHÍNH QUYỀN PHONG KIẾN CẤP Xà(*)
Bùi Xuân Đính


Cho đến nay, trong nghiên cứu về làng xã người Việt thời phong kiến, có một vấn đề chưa được quan tâm đúng mức. Đó là hiện tượng “tha hóa quyền lực” của bộ máy quản lý, thường gọi là “nạn hào cường làng xã”.

Nghiên cứu vấn đề nguồn gốc, bản chất và biểu hiện của nạn cường hào, tức sự thoái hóa biến chất của bộ máy quản lý làng xã cùng những biện pháp hạn chế, ngăn ngừa của Nhà nước phong kiến đối với tệ nạn ấy không chỉ nhằm làm rõ hơn đặc điểm làng xã, cung cách quản lý nông thôn của cha ông ta xưa kia; mà còn rút ra những bài học kinh nghiệm lịch sử cho việc nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ cấp xã, xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn hiện nay.
Về mặt khái niệm, từ “cường hào” cũng như nhiều từ khác ở điểm khởi nguyên không mang một ý nghĩa tiêu cực như ngày nay. Nó dùng để chỉ những hào trưởng (hào) mạnh (cường), có thế lực chính trị, kinh tế, quân sự ở một vùng. Lịch sử Việt Nam từng ghi nhận, thế kỷ X có nhiều hào trưởng mạnh, cai quản một vùng rộng lớn, như Khúc Thừa Dụ, Ngô Quyền, Dương Đình Nghệ v. v… Mười hai sứ quân cũng là 12 hào trưởng mạnh cát cứ ở các địa phương. Lê Lợi trước khi phất cờ khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh cũng là một hào trưởng mạnh. Song, không rõ từ bao giờ, từ “cường hào” đã được hiểu theo một nghĩa khác, chỉ một lớp người có quyền chức nhưng đã “tha hóa quyền lực”, lợi dụng chức quyền để vun vén cá nhân, áp bức những người không có quyền chức hoặc những người đối lập. ở một góc độ hẹp hơn, “cường hào” là những người có quyền chức ở làng xã, nhân danh quyền lực làng xã để áp bức, bóc lột nông dân trong từng lũy tre xanh.

QUÝT LÀM CAM CHỊU


Vụ Tiên Lãng: Báo Dân Trí nói gì?

(DÂN TRÍ) - CHƯA BAO GIỜ CHIẾM VỊ TRÍ CHỦ ĐẠO TRONG HÀNG NGÀN Ý KIẾN NGƯỜI DÂN LẠI TỎ RÕ SỰ BẤT BÌNH, CẢM THƯƠNG VÀ XA XÓT CHO SỐ PHẬN CỦA 1 CON NGƯỜI CÓ THỂ NÓI LÀ CŨNG ĐÃ CÓ CHỨC CÓ QUYỀN, NHƯNG LẠI VƯỚNG PHẢI VÒNG LAO LÝ THEO CÁCH…KHÓ HIỂU NHƯ VẬY. >>  KHỞI TỐ 4 BỊ CAN LIÊN QUAN VỤ CƯỠNG CHẾ Ở TIÊN LÃNG

 >> CÓ 3 CÔNG TY LUẬT ĐỀ NGHỊ BÀO CHỮA MIỄN PHÍ GIÚP GIA ĐÌNH ÔNG VƯƠN

Ông Nguyễn Văn Khanh - nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng - bị khởi tố
Ông Nguyễn Văn Khanh - nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng - bị khởi tố

Cá sểnh là cá to?

Cũng liên quan tới vụ án cưỡng chế đầm tôm của gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải phòng, song riêng ông Nguyễn Văn Khanh dù khi đó giữ vị trí Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, lại không bị dân kể tội hoặc ca thán. Trái ngược lại, nhiều ý kiến người dân địa phương còn nêu rõ cái thế trở đi mắc núi, trở lại vướng sông của vị phó này. Đó là ông Khanh từng phản đối việc cưỡng chế, song lại không đủ dũng cảm từ chối khi bị chỉ định vào vị trí đầy chông gai phải đứng mũi chịu sào trong vụ việc gây nhiều hệ lụy và tai tiếng ở Tiên Lãng. Để rồi giờ đây khi hay tin ông bị bắt tạm giam, đa số ý kiến bạn đọc đều cho rằng lại một kiểu “cờ bí thí tốt” hay nói cách khác là vẫn lại “Quýt làm, Cam chịu”.

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2012

NHỮNG MẨU CHUYỆN VỀ PHONG THUỶ

(Theo nguyenxuandien blog)

 Mả táng Hàm Rồng - giấc mơ đế vương ngàn đời. Ảnh: T.T.H


Truyện Đinh Tiên Hoàng

Nhà Đinh Tiên Hoàng gần một cái đầm sâu, mẹ ông vẫn thường ra đấy tắm giặt. Một hôm bà bị con rái cá lớn hãm hiếp nên thụ thai và sinh ra ông. Bố ông không biết, chỉ mẹ ông biết ông là con của loài rái cá. Mấy năm sau, người chồng qua đời, mà con rái cá cũng bị dân bắt được đem về ăn thịt, còn xương thì quẳng vào một xó. Bà được tin, đến nơi, đợi mọi người về hết, thu nhặt hết xương đem về, gói ghém cẩn thận và để trên gác bếp và bảo cho Đinh Tiên Hoàng biết đó là hài cốt của cha. Sau, có thầy địa lý Tàu sang nước ta, dõi theo long mạch đến Hoa Lư. Buổi tối thầy địa lý xem thiên văn, thấy có tia hào quang như dải lụa đỏ tự đầm nước bốc lên bắn thẳng vào sao Thiên Mã. Sáng hôm sau, thầy địa lý lần đến xem xét hồi lâu và đoán dưới đáy đầm tất có vật thiêng nên muốn thuê người bơi lặn giỏi xuống dưới đó xem sao. Nguyên là trong đầm đó, người ta đồn rằng bên dưới có chỗ rất thiêng, xưa nay chẳng ai dám bén mảng tới. Vì thế, thầy địa lý treo giải thưởng rất hậu cho người nào có gan lặn xuống để dòm xem. Họ Đinh bèn nhận lời ngay. Rồi ông lặn xuống đó, lấy tay sờ quanh, thấy có một con vật hình như con ngựa đứng dưới đáy đầm. Ông bèn trở lên báo cáo lại cho thầy địa lý biết. Thầy bảo ông lặn xuống chuyến nữa và đem theo một nắm cỏ non, nhử vào mồm ngựa xem nó thế nào. Ông lại cầm nắm cỏ xuống, đứng trước đầu ngựa để nhử, thấy nó há miệng ngoạm lấy nắm cỏ. Ông bơi lên báo cho biết, thầy địa lý gật đầu bảo: "Dưới đầm quả nhiên có ngôi huyệt quý". Rồi thầy đưa ra một số bạc vàng bảo với ông rằng: "Nay hãy tạm thù lao một ít, sau này sẽ xin tặng thêm. Tôi cần phải trở về bản quốc mấy tháng rồi lại sang ngay, bấy giờ ta sẽ nói chuyên sau". Lúc ấy tuy còn ít tuổi, nhưng ông rất thông minh. Nghe bọn khách nói chuyện với nhau, ông hiểu ngay là huyệt ở mồm ngựa, không còn hồ nghi gì. Đợi họ đi rồi, ông đem gói xương ở gác bếp xuống, lấy cỏ bao bọc xung quanh, rồi lặn xuống để vào mồm ngựa, ngựa bèn ăn hết ngay. Từ đó nhiều người phục tòng ông và tôn ông làm trại trưởng...  

Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012

THIỀN TRONG NHÂN ĐIỆN

Thiền trong Nhân Điện
Sử dụng năng lượng vũ trụ phục vụ đời sống là nền tảng căn bản mà Khoa Học Tâm Linh Nhân Điện đang thực hiện, và là những giả thiết khoa học về thực hành nhân điện trong dưỡng sinh và học tập, xin sơ lược để bạn đọc gần xa cùng suy ngẫm và ứng dụng.
Tĩnh tâm nhân điện (refreshing body by meditation) hay, thiền là kỹ thuật dưỡngsinh huyền diệu. Thiền có nhiều trường phái khác nhau đã được các thiền sư và các môn phái dưỡng sinh Đông, Tây, Kim, Cổ áp dụng và kết quả thì tùy thuộc vào công phu luyện tâp để lấy nguyên khí ngoài vũ trụ, hay năng lượng vũ trụ vào cơ thể mình. Sách vở báo chí viết về thiền rất nhiều và thú vị, đó chính là thành tựu mà loài người đã đạt được về ứng dụng năng lượng vũ trụ trong dưỡng sinh. Thiền nhân điện dựa trên căn bản khoa học tâm tinh nhân điện do Gs. ts Lương Minh Đáng sáng lập, mang tính hiện đại thể hiện ở các khía cạnh được trình bày ngắn gọn bằng sự hiểu biết khoa học sau đây:

Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

BÀI THƠ NGÀY HÀ TÂY SÁT NHẬP VỀ HÀ NỘI

NGUYỄN THÁI SƠN:

1/10/2012, tròn 4 năm tỉnh Hà Tây bị “xoá sổ”, gọi là KỈ NIÊM LẦN THƯ TƯ “TỬ NHẬT” (ngược lại với SINH NHẬT) cũng không sai. Không “chính chị chính anh” gì, chỉ thương nhớ một vùng đất “địa linh nhân kiệt” đã 4 năm rồi không còn tên trên bản đồ. Bài thơ “Thôi thì chờ nữa đợi thêm” này NTS viết hai năm trước, ngày 31/7/2010.

 THÔI THÌ CHỜ NỮA ĐỢI THÊM…

Hai năm “Tử Nhật” Hà Tây
rồi ra, cứ đến tiết này lại đau
hội vui “quốc khánh” nước Tầu
lại trùng với nỗi bể dâu Xứ Đoài (*)

 Vẫn áo nhuộm, vẫn ngô khoai
Sài Sơn núi lở, Suối Hai nước tràn
còng lưng đá đẽo, mây đan
Bối Khê mẻ tượng, Trăm Gian xiêu chùa

 Lụa tằm còn có ai mua ?
nón Chuông chắn nắng che mưa mấy người ?
bạc năm đánh đổi vàng mười
mẹ ta khóc khóc cười cười giữa đêm

 Thôi thì đợi nữa chờ thêm
biết đâu chân cứng đá mềm. Biết đâu…
bể dâu ngóng đợi bể dâu
phượng hoàng rũ lửa, cất đầu, lại bay

 Thôi đành ngóng tháng mong ngày
may ra lại có Chúa ngay, Tôi hiền
Sơn Thần về lại Tản Viên
 lại vuông tròn, hết oan khiên Xứ  Đoài !
 NTS
Theo blog NTT

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

MÂM QUẢ ĐÊM TRUNG THU

Thúy Hằng

Việt Nam cùng các nước ở Đông Á sắp đón Tết trông trăng. Cùng với một ý nghĩa đoàn viên, mang hạnh phúc, vui vẻ cho trẻ em, tết trông trăng của người Việt còn mang riêng màu sắc, hồn cốt quê hương với chiếc đèn ông sao, ông tiến sĩ giấy… và đặc biệt không thể thiếu mâm quả đêm rằm.
Tết trung thu, trái cây mùa thu đang vào vụ, mâm ngũ quả dâng lên bàn thờ tổ tiên cũng mang đậm hương sắc trái chín mùa thu. Đó là nải chuối chín vàng thơm lừng, là trái hồng đỏ mang hi vọng, là trái na nhiều hạt đen nhánh mang ước nguyện lộc nở, sinh sôi, là trái bưởi mang những điều mát lành và trái lựu chứa đựng bên trong những ngọt ngào, may mắn.

BÀI THƠ CỦA MỘT EM BÉ DA MÀU

 
Bài thơ được tổ chức UN 
bình chọn là bài thơ hay nhất . 
Bài thơ được viết bởi 
một đứa bé Châu Phi



Nominated by UN as the best Poem Written by an African Kid 

When I born, I black
When I grow up, I black :
When I go in Sun, I black
When I scared, I black
When I sick, I black
And when I die, I still black

And you white fellow
When you born, you pink
When you grow up, you white
When you go in sun, you red
When you cold, you blue
When you scared, you yellow
When you sick, you green
And when you die, you grey
And you calling me colored??

Dịch:

Khi tôi sinh ra, tôi màu đen
Khi tôi lớn lên, tôi màu đen
Khi tôi đi dưới mặt trời, tôi màu đen
Khi tôi sợ, tôi màu đen
Khi tôi đau, tôi màu đen
Và khi tôi chết, tôi cũng màu đen
.
Anh nói rằng anh trắng
Khi anh sinh ra, anh màu hồng
Khi anh lớn lên, anh màu trắng
Khi anh đi dưới mặt trời, anh màu đỏ
Khi anh lạnh, anh màu xanh
Khi anh sợ, anh màu vàng
Khi anh đau, anh màu tái (lục)
Và khi anh chết, anh màu xám
Và tại sao anh lại nói tôi là da màu !
Vì bài này quá đơn giản để dịch, v́ quá nghẹn ngào mà dịch, quá cảm phục dưới cái nh́ìn tinh tế và cách lập luận logic của một đứa bé mà dịch, và thật sự bất ngờ trước những câu chữ thật đơn giản nhưng sức chứa đựng truyền tải thật phi thường mà dịch.

Cho nên nói khi chưa biết làm thơ th́ì thấy vần điệu là hay, khi mới biết làm thơ th́ì thấy chữ nghĩa được tu từ đẻo gọt là hay, khi làm thơ được rồi thì́ thấy quan sát, đột phá, đổi mới là hay... Rồi cho đến một khi nào đó thì́ thấy tất cả đều là vô nghĩa. Chỉ cọ̀n lại tấm lòng với cảm xúc đích thực của chính ḿình tuôn chảy ra một cách tự nhiên, thoát khỏi sự ràng buộc của ngôn từ - thi tứ, thoát khỏi sự gọt nắn, o bế của chức danh, tuổi tác, đẳng cấp, giới tính..khi đó mới thực sự đúng nghĩa là Thi Ca. (theo phamvietdao. com)