(Theo nguyenxuandien blog)
Mả táng Hàm Rồng - giấc mơ đế vương ngàn đời. Ảnh: T.T.H
Truyện Đinh Tiên Hoàng
Nhà Đinh Tiên Hoàng gần một cái đầm sâu,
mẹ ông vẫn thường ra đấy tắm giặt. Một hôm bà bị con rái cá lớn hãm
hiếp nên thụ thai và sinh ra ông. Bố ông không biết, chỉ mẹ ông biết
ông là con của loài rái cá. Mấy năm sau, người chồng qua đời, mà con
rái cá cũng bị dân bắt được đem về ăn thịt, còn xương thì quẳng vào một
xó. Bà được tin, đến nơi, đợi mọi người về hết, thu nhặt hết xương đem
về, gói ghém cẩn thận và để trên gác bếp và bảo cho Đinh Tiên Hoàng
biết đó là hài cốt của cha. Sau, có thầy địa lý Tàu sang nước ta, dõi
theo long mạch đến Hoa Lư. Buổi tối thầy địa lý xem thiên văn, thấy có
tia hào quang như dải lụa đỏ tự đầm nước bốc lên bắn thẳng vào sao
Thiên Mã. Sáng hôm sau, thầy địa lý lần đến xem xét hồi lâu và đoán
dưới đáy đầm tất có vật thiêng nên muốn thuê người bơi lặn giỏi xuống
dưới đó xem sao. Nguyên là trong đầm đó, người ta đồn rằng bên dưới có
chỗ rất thiêng, xưa nay chẳng ai dám bén mảng tới. Vì thế, thầy địa lý
treo giải thưởng rất hậu cho người nào có gan lặn xuống để dòm xem. Họ
Đinh bèn nhận lời ngay. Rồi ông lặn xuống đó, lấy tay sờ quanh, thấy có
một con vật hình như con ngựa đứng dưới đáy đầm. Ông bèn trở lên báo
cáo lại cho thầy địa lý biết. Thầy bảo ông lặn xuống chuyến nữa và đem
theo một nắm cỏ non, nhử vào mồm ngựa xem nó thế nào. Ông lại cầm nắm
cỏ xuống, đứng trước đầu ngựa để nhử, thấy nó há miệng ngoạm lấy nắm
cỏ. Ông bơi lên báo cho biết, thầy địa lý gật đầu bảo: "Dưới đầm quả
nhiên có ngôi huyệt quý". Rồi thầy đưa ra một số bạc vàng bảo với ông
rằng: "Nay hãy tạm thù lao một ít, sau này sẽ xin tặng thêm. Tôi cần
phải trở về bản quốc mấy tháng rồi lại sang ngay, bấy giờ ta sẽ nói
chuyên sau". Lúc ấy tuy còn ít tuổi, nhưng ông rất thông minh. Nghe bọn
khách nói chuyện với nhau, ông hiểu ngay là huyệt ở mồm ngựa, không
còn hồ nghi gì. Đợi họ đi rồi, ông đem gói xương ở gác bếp xuống, lấy
cỏ bao bọc xung quanh, rồi lặn xuống để vào mồm ngựa, ngựa bèn ăn hết
ngay. Từ đó nhiều người phục tòng ông và tôn ông làm trại trưởng...
Cách mấy năm sau, thầy địa lý đem xương bố ở Trung Quốc sang, tìm đến chỗ đầm ấy để mai táng. Nghe nói Đinh Bộ Lĩnh đã trở thành bậc anh tài cái thế, thủ hạ có hơn một nghìn người, thầy địa lý biết ngay là họ Đinh đã táng huyệt ấy rồi. Thấy uổng phí bao nhiêu công sức, thầy căm tức lắm, bèn đến bảo ông rằng: "Nghe nói ông đã được đất. Cái huyệt tuy đẹp, nhưng ngựa không có gươm thì không được tốt. Nay tôi tặng cho một thanh gươm, ông đem xuống treo ở cổ ngựa, như vậy thì ông sẽ dọc ngang trời đất, đánh đâu được đấy". Đinh Bộ Lĩnh tin lời thầy địa lý bèn lặn xuống chỗ ngựa thần, lấy tay sờ cổ ngựa, để gươm vào đấy rồi bơi lên.
Từ đó đánh đâu được đấy, gọi là Vạn Thắng Vương. Ông dẹp được 12 sứ quân, thống nhất dư đồ, lên làm vua, hiệu là Đinh Tiên Hoàng. Ông ở ngôi 12 năm thì bị tên hầu cận là Đỗ Thích ám sát, con cả là Đinh Liễn cũng bị giết. Vì thầy địa lý dùng kế đánh lừa để gươm vào đầu ngựa, nên hai bố con ông mới thế.
TRUYỆN MỘ TỔ NHÀ TRẦN
Tiên Tổ nhà Trần ở xã Tức Mặc, huyện Mỹ
Lộc, (tỉnh Nam Định) đời đời làm nghề đánh cá, một dải trường giang ở
phía Nam đâu đâu cũng là nhà. Bấy giờ có một ông thày địa lý Trung quốc
sang nước ta xem đất. Chú theo Long mạch từ núi Tam đảo đi xuống, qua
Thăng long, Cổ Bi đến các xã Kệ Châu và Cao xá thuộc Huyện Kim Động,
thấy có nhiều đống đất hoàn tụ, bèn cười nói rằng:
- Đây là chỗ đóng quân và nấu cơm. Đến xã Phượng Trà, huyện Nam xương không thấy vết tích đâu nữa. Chú ngắm trông một hồi lâu rồi nói :
- Nước sông chảy mạnh, không lẽ huyệt lại ẩn tàng dưới đáy sông. Chú bèn sang sông đi đến Huyện Hà liễu, Huyện Ngự Thiên, thấy các ngọn núi đều đứng thẳng, liền lấy tay chỉ và cười nói rằng: - Chỗ cất đầu lên ở đây, trốn tránh ta như thế nào được. Chú tìm đến chỗ phát tích tại xã Nhật Cảo và chỗ kết cục tại xã Thái Đường mới hạ la bàn để xem xét và cứ say mê quanh quẩn mãi ở đấy không đi được. Chợt có Nguyễn Cố người xã Tây vệ đến đấy, hỏi Khách rằng:
- Ông lưu ý ở chỗ này, có Huyệt tốt phải không ? Khách ngửa mặt lên Trời cười nói rằng: - Không ngờ ở nơi bình địa mà lại có đất Đế Vương. Đáng chê các thày Địa lý thời nay, không Thày nào có nhãn lực. Nguyễn Cố nói : - Nếu quả là đất Đế Vương, xin Ông cho tôi. Ông muốn được tạ lễ bao nhiêu, tôi cũng xin nộp đủ.
Khách nói : - Nhà ông có Phúc may gặp được tôi thì tôi cho ông. Nhưng sau khi táng rồi, ông phải trả tôi ngay 100 quan tiền, và về sau lấy được nước, ông phải cho tôi một nửa. Nguyễn Cố xin vâng lời, rồi đem mộ Tổ táng vào chỗ ấy. Khách sợ Cố phản trắc, bèn bảo :
- Táng xong tất có điềm lành. Nhưng trong hạn trăm ngày, thỉnh thoảng phải đến thăm nom. Nếu sau cơn mưa gió, sấm sét, thấy có sự lạ, thì lành ít, dữ nhiều, phải táng đi chỗ khác ngay. Nguyễn Cố đem mả Tổ táng vào nơi ấy, được ba bốn ngày, đến nửa đêm có một tiếng sét rất to, làm kinh động nhân dân và súc vật ở vùng ấy. Sáng hôm sau đi xem thì thấy ở các xã Đặng xá, Tây vệ và Thái đường có nhiều hòn đá nhô lên, gọi là đá tai mèo, khắp vườn tược ao chuôm, nơi nào cũng có. Những hòn đá ấy đến nay vẫn còn.
Nguyễn Cố biết là được đất rồi, rất lấy làm mừng rỡ. Vợ Cố bảo rằng: - Ngôi đất ấy dầu cho là phát Phúc, nhưng hiện nay thì làm thế nào lo được 100 quan tiền. Vả lại sau này chia đội Thiên hạ, thì còn được bao nhiêu.
Cố thấy vợ nói thế, thì định bụng không tạ lễ cho chú Khách nữa. Khi Khách đến hỏi, Cố hẹn mấy ngày sau sẽ trả. Khi đến hẹn, Khách tới nhà, Cố liền bắt trói lại, rồi đang đêm đem vứt xuống sông. Vất xong vội vàng chạy về. Nguyên chỗ Cố vất Khách xuống là một bãi phù sa, nước Thủy triều dâng lên ngập cả bãi. Sau khi vất Khách xuống, nước triều rút lui, bãi phơi khô, Khách nằm lại trên bãi. Chợt có một chiếc thuyền đánh cá của họ Trần đi ngang qua đấy, nghe có tiếng người hô hoán, vội tới cứu đem lên thuyền, rồi cở trói cho Khách và hỏi duyên cớ. Khách đem đầu đuôi sự việc này thuật lại cho họ Trần nghe và nói thêm rằng: - Nhờ có ông mà tôi được sống lại. Tôi xin đem ngôi đất quý ấy biếu ông để tạ ơn. Người họ Trần nói:
- Ngôi đất đó Nguyễn Cố đã táng rồi còn làm gì được nữa.
Khách nói:
- Tôi đã tính trước, ngôi đất ấy thế nào nhà ông cũng được.
Người họ Trần bèn lưu chú Khách ở trong thuyền, không để lộ cho người ngoài biết. Khách bảo người họ Trần lấy đồng đỏ đúc lưỡi Tầm sét và lấy cây vang nấu nước để dùng.
Một đêm, mưa to gió lớn và luôn có tiếng sét đán. Đến khi tạnh mưa, Khách và người họ Trần đem lưỡi tầm sét cắm xuống mộ Tổ của Nguyễn Cố, xuyên thủng đến quan tài, rồi lấy nước vang tưới vào mộ. Sáng hôm sau Nguyễn Cố ra thăm, cho là mộ bị sét đánh, có máu chẩy ra, vội vàng rời mộ ra chỗ khác. Khách bèn đem mộ Tổ họ Trần táng vào đó.
Ngôi đất này phía trước trông ra ngã ba sông Cái(Nguyên chú: Thuộc xã Hữu Bị Huyện Mỹ lộc, tục gọi là Cửa Vàng) ..Phía sau gối vào voi phục, lâu đài và cờ, gươm bài trí hai bên. Huyệt ở Thổ Phúc tàng Kim (Trong đất giấu vàng), tọa Càn - Hướng Tốn. Táng xong Khách bảo rằng: Phấn đại yên hoa đối diện sinh, hẳn lấy được nhan sắc Thiên hạ.
Người họ Trần nói: Nếu được như lời Ông, xin chia cho Ông một nửa đất nước.
Khách nói :
- Không cần phải làm như thế. Nhà ông hưởng nước, chỉ cần đời đời tư cấp cho nhà tôi đủ ăn, đủ mặc mà thôi.
Người họ Trần hứa sẽ ghi lòng tạc dạ. Rồi làm giấy tờ giao ước, mỗi bên giữ một bản để làm tin. Lại nói chú Khách vốn là người tâm cơ trí lực . Chú làm hai bản sấm thư để lại cho con cháu và dặn:
- Nếu sau này họ Trần vẫn đối đãi tử tế, thì bảo thực cho họ biết. Nếu họ bội ước thì như thế, như thế ...
Khách lại bảo họ Trần rằng:
- Tôi đã để lại một phép, có thể làm cho nhà ông trị vì được lâu dài hơn. Phép ấy là gì, sau này sẽ bảo cho biết.
Họ Trần vô cùng cảm tạ.
Trần Thừa là cháu ba đời, năm Diên phúc thứ 8 (1218) triều Lý, sinh ra Trần cảnh mũi cao, mặt Rồng, được Chiêu Hoàng nhường ngôi cho làm Vua Thái Tông. Ban đầu khi con cháu chú Khách ở Trung quốc sang, các Vua Trần đều tặng tống rất hậu. Nhưng đến cuối đời thì đối đãi kém tử tế. Một người cháu của chú Khách sang nói với Vua Trần:
- Tổ tiên hạ thần có để lại một bản sấm thư, dặn đến năm nay thì đem sang trình quý Quốc.
Vua Trần xem sấm thư thấy nói: Ngôi mộ phát tích ở Thái Đường nay sắp hết thịnh, cần phải khơi thông Thủy đạo thì mới giữ được lâu dài. Vua Trần tin lời nói ấy, bèn chiểu theo họa đồ ở sấm thư đào một Thủy đạo từ sông Cái xã Phú xuân đi vào, quanh đến xã Thái Đường.(Con sông ấy nay vẫn còn dấu vết). Không ngờ đào đứt Long mạch, họ Trần bèn suy , rồi bị Xích Chủy hầu(Gọi Hồ Quý Ly) thoán đoạt. Xét ra Vua Trần trị vì được từng ấy năm, là do mệnh Trời, chứ sức người làm thế nào được.
TRUYỆN TRÂU CANH Ở NÚI TỬ TRẦM
Tại phía Tây đất Tử Trầm, huyện Yên Sơn (nay là núi Trầm, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) có hơn mười ngọn núi đá chạy dài gần một dặm, phong cảnh thanh tú đáng yêu. Bên trong có một cái động đá, bên dưới có chùa, tiền Thánh Vương lập cung ở đó, thường đến chơi luôn và đổi tên là xã Phụng Châu. Ở phía đông núi có một hòn đá nhô lên, rất giống hình con cóc tía.
Tương truyền xã ấy có môt người tên là Trâu Canh nhà nghèo, phải đi làm thuê
kiếm ăn. Một hôm, ông đang nhổ mạ ở khe núi chợ có một chú khách Trung Quốc đi
qua nói rằng: Tôi có một ngôi đất tốt, nếu có ai xin tôi sẽ cho ngay.
Ông nghe
thấy khách nói, liền bỏ mà chạy đến trước mặt vái chào và mời về nhà. Ông chỉ
chuẩn bị được một niêu cơm bé đem ra cho khách ăn và nói với khách rằng: May
mắn dược gặp ông, thế là nhà tôi có phúc. Chỉ vì nghèo túng, nên bữa ăn quá đạm
bạc. Nếu ông cho tôi một ngôi phúc địa, đời sau phát dạt, không bao giờ chúng
tôi dám quên ơn. Khách thấy ông thành khẩn, bèn dẫn ông đến chỗ con cóc tía bên
cạnh núi chỉ vào bảo ông rằng: Chỗ đất này rất đẹp nếu làm nhà ở thì tất sẽ
giàu sang. Nhưng sau khi đã được gần vua chúa rồi thì phải dời nhà đi chổ khác
ngay chứ không nên ở lại dù chỉ một ngày. Ông theo lời khách làm gian nhà tranh
chỗ đó để ở, được ba năm. Bấy giờ trong làng có tục lệ đánh cá. Ao cá ở bên
cạnh núi trước cửa nhà ông dài rộng mỗi bề độ vài trượng. Dân làng đem dó và
lưới xuống ao đánh cá. Ông ở dưới ao lấy dây buột đó cá vào người. Dây buộc tự
nhiên đứt ông phải leo lên bờ lấy môt đoạn dây mây quấn vào ngang thắt lưng
thay dây cũ. Bổng thấy dương vật cương lên, cứng rắn lạ thường. Ông chỉ có một
chiếc khố rách, sợ không che dậy được nên phải đứng ở dưới ao, không dám lên
bờ. Bấy giờ dân làng đã lục tục kéo nhau về, chỉ còn một mình ông ở lại. Sau mẹ
ông đến tìm, thấy một mình ông ở dưới nước, bèn quở mắng ông sao lại về chậm.
Ông cởi đó cá ra đưa cho mẹ đem về, rồi cởi dây mây ở ngang thắt lưng ra, thì
thấy dương vật dần dần xìu nhỏ lại và mềm nhũn ra như thường. Sau khi ông về
nhà, mẹ ông hỏi vì cớ gì mà phải ở lại dưới ao. Ông cứ thực thưa với mẹ. Mẹ ông
bèn lấy dây mây phơi khô để lên gác bếp rồi thỉnh thoảng sai ông lấy dây ấy đeo
thử vào người thì thấy dương vật cương cứng. Lần nào cũng hiệu nghiệm như thế.
Bấy giờ vua Trần Dụ Tông bị bệnh liệt dương, các thầy thuốc chữ mãi không khỏi.
Vua cho sứ giả đi rao khắp trong nước, hứa người nào chữa khỏi, thì vua sẽ cho
ăn một nửa dân lộc thiên hạ. Sứ giả đến làng ông. Mẹ ông gọi sứ giả vào hỏi:
Liệt dương là bệnh gì ? Sứ giả cứ thực nói cho bà biết. Bà nói: Nhà tôi có một
vật có thể chữa khỏi được cho vua. Rồi hai mẹ con đem dây mây theo sứ giả vào
Kinh dâng vua. Vua đeo dây mây vào, quả nhiên dương vật hoạt động trở lại, sau
sinh dược hai Hoàng tử. Vua cho ông là thần y bèn lưu lại ông ở trong cung để trông
nom thuốc men cho vua, vua ban thưởng rất hậu và sủng ái hơn tất cả mọi người.
Từ khi
được Vua sủng ái, ông quên mất lời dặn chủa chú Khách, không dỡ nhà đem đi chỗ
khác. Sau con ông thông dâm với cung nữ. Việc bị phát giác, con ông bị tử hình,
còn ông thì bị đuổi về. Gia tư điền sản bị tịch thu hết, ông lại bị đói rét như
ngày trước. Chỗ nhà ông ở phía trước có mấy mẫu ruộng cao hình giống như chiếc
bàn dao cắt thuốc, cho nên nổi tiếng về nghề làm thuốc. Nhà ở cạnh núi, mỗi khi
mặt trăng tà chiếu, bóng núi đổ xuống, trông như con cóc ở trên nóc nhà, còn người
thì như đang ngồi tại cung trăng, cho nên được gần vua chúa, ra vào nơi cung
cấm. Chỉ hiềm nhà ở cạnh núi, địa thế bức bách, phía trước lại hướng về kiếp
sơn (?), đi lại vô định, cho nên giàu sang không được lâu.
Truyện họ Vũ ở xã Trung Hành
Tại
xã Trung hành - huyện An Dương có một người họ Vũ, nhà nghèo nhưng hay
làm việc thiện. Bấy giờ trong làng thường có một người hay nhờ thày
Địa lý xem đất. Sau khi tìm được một ngôi đất đẹp và đem mộ Tổ đến
táng.
Một đêm, người ấy nằm mơ thấy một vị Thần nhân đến bảo rằng: -Ta cai quản địa phương này. Ngươi là ai mà dám đem mộ đến táng ở đất của ta. Ngươi phải di mộ đi nời khác ngay, nếu không sẽ có tai vạ. Người ấy còn trù trừ chưa quyết, thì cả nhà đau ốm, trong họ không yên.
Lại nằm mơ thấy Thần nhân đến bảo: - Nhà ngươi ít phúc, không đương nổi cái huyệt ấy. Ta giữ cái huyệt cho họ Vũ. Ngươi nên nhường cho họ đó, thì con cháu ngươi sau này sẽ được họ ấy báo đáp.
Người ấy theo lời Thần bảo, đến nói với người nhà họ Vũ rằng: -Tôi có một ngôi đất tốt. xin nhường cho ông. Sau này nhà ông phát đạt, thì đừng quên con cháu tôi. Người họ Vũ xin vâng, rồi đem mộ phần tiên nhân táng vào ngôi đất ấy.
Về sau, họ Vũ hưng thịnh, sinh ra nhiều người tài nghệ và vũ dũng hơn người. Trong khoảng Trung hưng, họ này có công dẫn đường diệt Mạc, được phong công thần. Đến nay, con cháu được kế tiếp nhau nắm giữ quyền binh, tước lộc đương thịnh. Bấy giờ có câu tục ngữ: An Dương trung hành, Kim Thành Quỳnh Khê - Ý nói làng Trung Hành thuộc huyện An Dương và làng Quỳnh Khê thuộc huyện Kim Thành là những làng đời nào cũng có nhiều quan chức.
Một đêm, người ấy nằm mơ thấy một vị Thần nhân đến bảo rằng: -Ta cai quản địa phương này. Ngươi là ai mà dám đem mộ đến táng ở đất của ta. Ngươi phải di mộ đi nời khác ngay, nếu không sẽ có tai vạ. Người ấy còn trù trừ chưa quyết, thì cả nhà đau ốm, trong họ không yên.
Lại nằm mơ thấy Thần nhân đến bảo: - Nhà ngươi ít phúc, không đương nổi cái huyệt ấy. Ta giữ cái huyệt cho họ Vũ. Ngươi nên nhường cho họ đó, thì con cháu ngươi sau này sẽ được họ ấy báo đáp.
Người ấy theo lời Thần bảo, đến nói với người nhà họ Vũ rằng: -Tôi có một ngôi đất tốt. xin nhường cho ông. Sau này nhà ông phát đạt, thì đừng quên con cháu tôi. Người họ Vũ xin vâng, rồi đem mộ phần tiên nhân táng vào ngôi đất ấy.
Về sau, họ Vũ hưng thịnh, sinh ra nhiều người tài nghệ và vũ dũng hơn người. Trong khoảng Trung hưng, họ này có công dẫn đường diệt Mạc, được phong công thần. Đến nay, con cháu được kế tiếp nhau nắm giữ quyền binh, tước lộc đương thịnh. Bấy giờ có câu tục ngữ: An Dương trung hành, Kim Thành Quỳnh Khê - Ý nói làng Trung Hành thuộc huyện An Dương và làng Quỳnh Khê thuộc huyện Kim Thành là những làng đời nào cũng có nhiều quan chức.
Truyện mộ tổ ở Vịnh Kiều
Thượng thư (triều Mạc) Nguyễn Văn Huy là người xã Vịnh Kiều, huyện Đông Ngàn. Nguyễn Phúc Ngộ là ông nội, bình sinh hay làm việc thiện.
Ông ngụ cư ở xã Đông Lâu, huyện Yên Phong, làm nghề nấu rượu. Bên cạnh nhà ông có một cây Bồ đề cổ thụ bị bão làm đổ. Ông mua cây ấy làm củi đun. Khi đào đến rễ cây, thấy ở dưới có một cái huyệt chôn bạc ước độ đôi ba thùng. Ông đem số bạc ấy về nhà cất giấu, rồi chuyển nhà đi nơi khác.
Hai ba năm sau, một người Khách Trung Quốc đến lấy bạc, nhưng không thấy bạc đâu mà chỉ thấy một cái huyệt không. Người Khách hỏi những người lân cận, biết ông đã được số bạc ấy, bèn tìm đến nhà ông đưa ra một bản sấm cũ và nói rằng:
-Tôi vì gia sản của tiên nhân lặn lội đến đây, không hay Trời đã cho ông rồi. Nay tôi định trở về nước, xin ông tư cấp cho một ít lộ phí, thì tôi được đội ơn ông nhiều lắm.Nguyên từ khi được số bạc ấy, ông đem về cất đi, không biết là bao nhiêu. Đến đây, ông xem bản sấm thì thấy số bạc ông được đúng như số bạc đã ghi ở trong bản sấm, không sai một ly. Ông bèn khoản đãi người Khách và bảo rằng:
- Số bạc này chính là tôi bắt được, nhưng cứ để nguyên cất đi, không hề lấy một chút nào ra tiêu dùng. Số bạc ấy, vốn là di sản của nhà ông, thì tôi xin hoàn lại ông tất cả.
Người Khách từ chối mà rằng:
- Số bạc ấy tuy là di sản của nhà tôi, nhưng nay ông đước thì là của ông. Nếu ông có cho, thì tôi chỉ xin đủ tiền ăn đường về nước thôi. Còn việc ông hoàn cả, thì tôi không dám tuân mệnh.
Ông nhất định không nghe. Người Khách lại nói:
- Ông đã có lòng thành thì tôi xin lĩnh một nửa. Ông nói: - Tôi đây há không quý tiền bạc hay sao? Nhưng số bạc này không phải của nhà tôi. Trời chỉ sai tôi giữ cho ông, cho nên tôi phải cất đi để đợi ông. Vậy ông đừng từ chối nữa. Người Khách thấy ông kiên quyết như thế không dám trái ý, bèn lĩnh bạc ra về. Sau khi về nước, người Khách thường đem việc ấy kể cho mọi người cùng nghe. Một thày Địa lý nghe được câu chuyện, nói rằng:
- Ít có người tốt bụng như thế, nay ta già rồi, giá ta còn trẻ thế nào ta cũng sang An Nam tìm cho nhà ấy một ngôi đất tốt để đền ơn.
Người Khách khẩn khoản nhờ thầy giúp. Thầy Địa lý nói:
- Ta có hai người học trò có thể sai đi được.
Người Khách cùng hai người học trò đó sang An Nam. Bọn họ đến xã Vịnh Kiều hỏi thăm thì Phúc Ngộ đã mất từ năm trước rồi. Người Khách sắm một lễ phúng đem đến nhà ông cúng tế. Cúng xong ra đi, không biết đi đâu. Hơn hai tháng sau, người Khách lại đến bảo con ông rằng:
- Tôi chịu ân đức của Tiên công, không biết lấy gì báo đáp. Nay tôi đem hai thày Địa lý giỏi sang tìm cho ngài một ngôi đất tốt để tạ ơn. Một ngôi kiểu quần sơn củng phục(Các núi chầu lại), có thể làm một đời Đế Vương. Một ngôi kiểu Cáo trục hoa khai(Phong tước nở hoa), có thể làm được một đời Phò mã. Trong hai ngôi ấy, ông thích ngôi nào?
Con ông trả lời rằng:
- Nhà tôi ở chỗ thôn quê bỉ lậu, dám đâu hy vọng những sự lớn lao ấy. Tôi chỉ mong có được một ngôi đất đời nào trong nhà cũng có văn nho mà thôi. Hai thày Địa lý nói rằng:
- Nếu anh muốn như thế, thì ở làng ta đây đã có sẵn ngôi đất đó rồi, không phải đi tìm ở đâu nữa.
Xét ngôi đất ấy, long mạch khởi từ xã Cẩm Chương đi lại, đến đầu làng Vĩnh Kiều thi nhô lên thành hai mô đất. Một mô hơi to và bằng phẳng. Một mô hơi bé và hơi méo lệch. Người học trò thứ nhất bảo huyệt mộ ở mô to. Người học trò thứ hai cho là không phải, anh ta bèn đến một cái vũng nước sâu ở phía trước mặt, nằm xuống ngắm trông một hồi lâu rồi đứng dậy mà nói rằng: Tôi đã nghiên cứu kỹ, đích thực huyệt ở mộ bé. Hai người tranh luận mãi không quyết định được.
Họ bèn vẽ bản đồ chỗ đất ấy, sai người đem về Trung quốc xin Sư phụ định đoạt. Sư phụ nói rằng:
- Ngôi đất này là kiểu Hoàng xà thính cáp(Rắn vàng nghe ngóe), khí ở tai. Hai mộ đất tức là hai tai vậy. Mô lớn tất điếc. Mô bé hơi chéo có khí, huyệt ở mô bé ấy.
Con ông theo lời đem hài cốt cha di táng vào đấy. Mô đất ngồi ở phương Cấn (Đông Bắc) ngoảnh mặt về phương Khôn (Tây Nam). Quả nhiên đến đời Văn Huy là cháu đích tôn của Phúc Ngộ thì phát.
Văn Huy đỗ Thám hoa khoa Kỷ Sửu (1529), niên hiệu Minh Đức (1527 - 1529) và làm quan đến Thượng thư thì về hưu.
Văn Huy có ba con trai:
- Con cả là Trọng Quýnh, đỗ Hoàng giáp khoa Đinh Mùi (1547) niên hiệu Vĩnh Định đời Mạc Phúc Nguyên, và cũng làm đến Thượng thư.
- Con thứ hai là Đạt Thiện, năm mười tám tuổi đỗ Hoàng giáp khoa Kỷ Mùi (1559) niên hiệu Quang Bảo đời Mạc Phúc Nguyên, và làm đến Thị lang.
- Con út là Nguyễn Danh Nho đỗ Tiến sĩ khoa Canh Tuất (1550) và làm quan đến Đô khoa.
Cháu đích tôn của Văn Huy là Giáo Phương đỗ Hội nguyên khoa Bính Tuất (1586) niên hiệu Đoan Thái đời Mạc Mậu Hợp. Lúc vào thi Đình đỗ Thám hoa, bài đối sách được quan trường phê rằng: "Văn của Giáo Phương trôi chảy như nước sông Giang sông Hán, càng viết càng hay".
Cháu bốn đời của Văn Huy là Đức Vọng đỗ Hội nguyên khoa Quý Sửu (1673) niên hiệu Đương Đức đời Lê Gia Tông, lại đỗ khoa Đông các và làm quan đến Đô đài. Công Viên, Đức Đôn và Quốc Ích kế tiếp đăng khoa, đều là cháu chắt của Văn Huy. Tương truyền họ ấy những người đỗ đại khoa, mặt đều hơi lệch, đó là do khí đất chung đúc tạo ra như thế".
Khi lớn lên, người con gái ấy thông minh lạ thường, nhan sắc xinh đẹp, được dâng vào hầu cận Chiêu Tổ Khang Vương Trịnh Căn (1682 - 1709) và được sủng ái hơn tất cả các cung phi khác. Đến nay trong họ vẫn còn được hưởng phúc trạch và tiếng tăm vẫn còn vẻ vang.
- Đó là một kẻ gian hùng ở đời loạn. Ta làm hại thiên hạ rồi!
Đứa trẻ lớn lên chính là Quận Bằng. Khoảng năm Chiêu Thống, Quận Bằng làm đến Đại Tư đồ Bình chương quân quốc trọng sự. Một thầy tướng xem cho ông ta, trở ra nói:
Mả tổ họ Nguyễn làng Quế Ổ
Họ Nguyễn làng Quế Ổ vốn là họ danh tiếng về đời Lê Trung hưng. Tổ tiên khi xưa nhà nghèo, dựng lều ngoài đồng làm nghề chăn vịt. Một hôm, con ra thăm cha, không thấy đâu cả, chỉ thấy một phong thư. Mở xem, mới biết cha bị những người Trung Hoa đến đào hố của, giết moi ruột tế thần giữ của, chôn ở cái gò đất bên lều và dặn đó là cát địa, đừng nên cất nhắc đi đâu cả. Người con kêu khóc rồi đắp nấm mộ mà về.
Sau, nhà ấy thường sinh ra những bậc danh tướng, dũng mãnh có tiếng, nhưng phần nhiều không được trọn vẹn, người ta cho là vì mồ mả xui nên.
Ông ngụ cư ở xã Đông Lâu, huyện Yên Phong, làm nghề nấu rượu. Bên cạnh nhà ông có một cây Bồ đề cổ thụ bị bão làm đổ. Ông mua cây ấy làm củi đun. Khi đào đến rễ cây, thấy ở dưới có một cái huyệt chôn bạc ước độ đôi ba thùng. Ông đem số bạc ấy về nhà cất giấu, rồi chuyển nhà đi nơi khác.
Hai ba năm sau, một người Khách Trung Quốc đến lấy bạc, nhưng không thấy bạc đâu mà chỉ thấy một cái huyệt không. Người Khách hỏi những người lân cận, biết ông đã được số bạc ấy, bèn tìm đến nhà ông đưa ra một bản sấm cũ và nói rằng:
-Tôi vì gia sản của tiên nhân lặn lội đến đây, không hay Trời đã cho ông rồi. Nay tôi định trở về nước, xin ông tư cấp cho một ít lộ phí, thì tôi được đội ơn ông nhiều lắm.Nguyên từ khi được số bạc ấy, ông đem về cất đi, không biết là bao nhiêu. Đến đây, ông xem bản sấm thì thấy số bạc ông được đúng như số bạc đã ghi ở trong bản sấm, không sai một ly. Ông bèn khoản đãi người Khách và bảo rằng:
- Số bạc này chính là tôi bắt được, nhưng cứ để nguyên cất đi, không hề lấy một chút nào ra tiêu dùng. Số bạc ấy, vốn là di sản của nhà ông, thì tôi xin hoàn lại ông tất cả.
Người Khách từ chối mà rằng:
- Số bạc ấy tuy là di sản của nhà tôi, nhưng nay ông đước thì là của ông. Nếu ông có cho, thì tôi chỉ xin đủ tiền ăn đường về nước thôi. Còn việc ông hoàn cả, thì tôi không dám tuân mệnh.
Ông nhất định không nghe. Người Khách lại nói:
- Ông đã có lòng thành thì tôi xin lĩnh một nửa. Ông nói: - Tôi đây há không quý tiền bạc hay sao? Nhưng số bạc này không phải của nhà tôi. Trời chỉ sai tôi giữ cho ông, cho nên tôi phải cất đi để đợi ông. Vậy ông đừng từ chối nữa. Người Khách thấy ông kiên quyết như thế không dám trái ý, bèn lĩnh bạc ra về. Sau khi về nước, người Khách thường đem việc ấy kể cho mọi người cùng nghe. Một thày Địa lý nghe được câu chuyện, nói rằng:
- Ít có người tốt bụng như thế, nay ta già rồi, giá ta còn trẻ thế nào ta cũng sang An Nam tìm cho nhà ấy một ngôi đất tốt để đền ơn.
Người Khách khẩn khoản nhờ thầy giúp. Thầy Địa lý nói:
- Ta có hai người học trò có thể sai đi được.
Người Khách cùng hai người học trò đó sang An Nam. Bọn họ đến xã Vịnh Kiều hỏi thăm thì Phúc Ngộ đã mất từ năm trước rồi. Người Khách sắm một lễ phúng đem đến nhà ông cúng tế. Cúng xong ra đi, không biết đi đâu. Hơn hai tháng sau, người Khách lại đến bảo con ông rằng:
- Tôi chịu ân đức của Tiên công, không biết lấy gì báo đáp. Nay tôi đem hai thày Địa lý giỏi sang tìm cho ngài một ngôi đất tốt để tạ ơn. Một ngôi kiểu quần sơn củng phục(Các núi chầu lại), có thể làm một đời Đế Vương. Một ngôi kiểu Cáo trục hoa khai(Phong tước nở hoa), có thể làm được một đời Phò mã. Trong hai ngôi ấy, ông thích ngôi nào?
Con ông trả lời rằng:
- Nhà tôi ở chỗ thôn quê bỉ lậu, dám đâu hy vọng những sự lớn lao ấy. Tôi chỉ mong có được một ngôi đất đời nào trong nhà cũng có văn nho mà thôi. Hai thày Địa lý nói rằng:
- Nếu anh muốn như thế, thì ở làng ta đây đã có sẵn ngôi đất đó rồi, không phải đi tìm ở đâu nữa.
Xét ngôi đất ấy, long mạch khởi từ xã Cẩm Chương đi lại, đến đầu làng Vĩnh Kiều thi nhô lên thành hai mô đất. Một mô hơi to và bằng phẳng. Một mô hơi bé và hơi méo lệch. Người học trò thứ nhất bảo huyệt mộ ở mô to. Người học trò thứ hai cho là không phải, anh ta bèn đến một cái vũng nước sâu ở phía trước mặt, nằm xuống ngắm trông một hồi lâu rồi đứng dậy mà nói rằng: Tôi đã nghiên cứu kỹ, đích thực huyệt ở mộ bé. Hai người tranh luận mãi không quyết định được.
Họ bèn vẽ bản đồ chỗ đất ấy, sai người đem về Trung quốc xin Sư phụ định đoạt. Sư phụ nói rằng:
- Ngôi đất này là kiểu Hoàng xà thính cáp(Rắn vàng nghe ngóe), khí ở tai. Hai mộ đất tức là hai tai vậy. Mô lớn tất điếc. Mô bé hơi chéo có khí, huyệt ở mô bé ấy.
Con ông theo lời đem hài cốt cha di táng vào đấy. Mô đất ngồi ở phương Cấn (Đông Bắc) ngoảnh mặt về phương Khôn (Tây Nam). Quả nhiên đến đời Văn Huy là cháu đích tôn của Phúc Ngộ thì phát.
Văn Huy đỗ Thám hoa khoa Kỷ Sửu (1529), niên hiệu Minh Đức (1527 - 1529) và làm quan đến Thượng thư thì về hưu.
Văn Huy có ba con trai:
- Con cả là Trọng Quýnh, đỗ Hoàng giáp khoa Đinh Mùi (1547) niên hiệu Vĩnh Định đời Mạc Phúc Nguyên, và cũng làm đến Thượng thư.
- Con thứ hai là Đạt Thiện, năm mười tám tuổi đỗ Hoàng giáp khoa Kỷ Mùi (1559) niên hiệu Quang Bảo đời Mạc Phúc Nguyên, và làm đến Thị lang.
- Con út là Nguyễn Danh Nho đỗ Tiến sĩ khoa Canh Tuất (1550) và làm quan đến Đô khoa.
Cháu đích tôn của Văn Huy là Giáo Phương đỗ Hội nguyên khoa Bính Tuất (1586) niên hiệu Đoan Thái đời Mạc Mậu Hợp. Lúc vào thi Đình đỗ Thám hoa, bài đối sách được quan trường phê rằng: "Văn của Giáo Phương trôi chảy như nước sông Giang sông Hán, càng viết càng hay".
Cháu bốn đời của Văn Huy là Đức Vọng đỗ Hội nguyên khoa Quý Sửu (1673) niên hiệu Đương Đức đời Lê Gia Tông, lại đỗ khoa Đông các và làm quan đến Đô đài. Công Viên, Đức Đôn và Quốc Ích kế tiếp đăng khoa, đều là cháu chắt của Văn Huy. Tương truyền họ ấy những người đỗ đại khoa, mặt đều hơi lệch, đó là do khí đất chung đúc tạo ra như thế".
Truyện bà Cung phi ở làng Hoàng Xá
Tại xã Hoàng Xá - huyện Thanh Lâm có một người rất giầu, thường hay mời các Thày Địa lý về xem đất. Sau khi tìm được một ngôi ở núi Nga Mi. Thày Địa lý phê rằng: - Ngôi đất này nhất định phát cung phi.
Người ấy bèn đem mộ tổ chôn vào đấy. Về sau, trong họ có nhiều người đau mắt, đi xem, Thày bói bảo rằng: Mộ Tổ động, cho nên họ không được yên. Người ấy bèm đem mộ tổ đi táng chỗ khác, mà mộ cũ thì bỏ đấy, không đắp lại như trước. Bấy giờ, trong làng có một người nghèo chết. Vợ nhà người đó thuê người đem đi chôn. Đi đến chỗ ấy, thấy có cái huyệt đã đào sẵn, bèn bỏ xuống lấp đất lại. Bấy giờ người vợ đang có mang ba tháng, đến kỳ sinh hạ một con gái.
Khi lớn lên, người con gái ấy thông minh lạ thường, nhan sắc xinh đẹp, được dâng vào hầu cận Chiêu Tổ Khang Vương Trịnh Căn (1682 - 1709) và được sủng ái hơn tất cả các cung phi khác. Đến nay trong họ vẫn còn được hưởng phúc trạch và tiếng tăm vẫn còn vẻ vang.
Mả tổ Quận Bằng
Quận Bằng Nguyễn Hữu Chỉnh, người làng Đông Hải, huyện Chân Phúc, đời trước vốn hào phú nhất vùng. Thân phụ thích phong thủy, nghe nói ông Giám sinh họ Đỗ ở huyện Thanh Chương theo Chân nhân Phạm Viên đi chơi, học được bí quyết về địa lý, bèn mời đến xin tìm đất táng mả. Giám sinh nhận lời, cắm cho một cái huyệt ở núi Côn Bằng. Sau đó người vợ có thai. Khi sinh, Đỗ Giám sinh đến cửa nghe tiếng khóc, giật mình nói:
Quận Bằng Nguyễn Hữu Chỉnh, người làng Đông Hải, huyện Chân Phúc, đời trước vốn hào phú nhất vùng. Thân phụ thích phong thủy, nghe nói ông Giám sinh họ Đỗ ở huyện Thanh Chương theo Chân nhân Phạm Viên đi chơi, học được bí quyết về địa lý, bèn mời đến xin tìm đất táng mả. Giám sinh nhận lời, cắm cho một cái huyệt ở núi Côn Bằng. Sau đó người vợ có thai. Khi sinh, Đỗ Giám sinh đến cửa nghe tiếng khóc, giật mình nói:
- Đó là một kẻ gian hùng ở đời loạn. Ta làm hại thiên hạ rồi!
Đứa trẻ lớn lên chính là Quận Bằng. Khoảng năm Chiêu Thống, Quận Bằng làm đến Đại Tư đồ Bình chương quân quốc trọng sự. Một thầy tướng xem cho ông ta, trở ra nói:
- Đó là sao Thiên cẩu giáng xuống, ngôi đến vương công, tai vạ tất không thể tránh khỏi. Chưa bao lâu, Quận Bằng mắc cạn, đúng như lời.
Mả tổ họ Nguyễn làng Quế Ổ
Họ Nguyễn làng Quế Ổ vốn là họ danh tiếng về đời Lê Trung hưng. Tổ tiên khi xưa nhà nghèo, dựng lều ngoài đồng làm nghề chăn vịt. Một hôm, con ra thăm cha, không thấy đâu cả, chỉ thấy một phong thư. Mở xem, mới biết cha bị những người Trung Hoa đến đào hố của, giết moi ruột tế thần giữ của, chôn ở cái gò đất bên lều và dặn đó là cát địa, đừng nên cất nhắc đi đâu cả. Người con kêu khóc rồi đắp nấm mộ mà về.
Sau, nhà ấy thường sinh ra những bậc danh tướng, dũng mãnh có tiếng, nhưng phần nhiều không được trọn vẹn, người ta cho là vì mồ mả xui nên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét