Trang

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

LOẰNG NGOẰNG CHUYỆN HÒ VÈ, THƠ CA

Hôm nay đọc trên FB thấy có bài viết của nhà thơ Đỗ Trọng Khơi về thơ, châm ở Thái Bình nên lưu lại để thỉnh thoảng đọc lại. (NL)

LOẰNG NGOẰNG CÁI CHUYỆN HÒ VÈ - THƠ CA
ĐỖ TRỌNG KHƠI
Thơ trào lộng, châm biếm nhằm phê phán sự việc, nhân vật, hoặc có trường hợp chỉ giễu nhại, đùa cợt cho vui, với đủ các hình thức thể hiện thường xẩy ra trong đời sống xã hội và văn học chính thống hay dân gian, có danh hoặc khuyết danh từ hằng ngàn năm tới nay còn lưu giữ những tác phẩm có giá trị. Vì vậy, khẳng định đây là một dòng văn học đáng quý, cần được duy trì, nghiên cứu, bảo tồn xứng đáng với vị trí của nó ở mọi địa phương, cũng như trên toàn quốc.…..
Ở Thái Bình, trong phạm vi hoạt động của Hội Văn nghệ hơn ba mươi năm qua cũng xuất hiện một "dòng văn học" dạng này và đã có "tác phẩm" vượt qua địa giới tỉnh, đó là các câu thơ vui tồn tại như một dạng thành ngữ, khẩu ngữ được ứng dụng trong giao tiếp văn nghệ thường nhật, được xem là của nhà thơ Bùi Hoàng Tám: "Thà rằng thịt chó lá mơ/ Còn hơn viết những câu thơ nhì nhằng"; hay, "Ra đường sợ nhất công nông/ Về nhà sợ nhất vợ không mặc gì; Kể chi quần tía áo hồng/ Người ta đẹp nhất là không mặc gì"…vv. Đó là điểm thành công mang ý nghĩa sinh hoạt, có giá trị khuếch tán và lưu tồn riêng. 

Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

VĂN BÚT THÁI LỌ

TP - Nhận được cái giấy mời của Hội văn bút Thái Bình dự lễ khai trương vườn tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các văn nhân của nhà văn Võ Bá Cường. Chưa tới ngày mở vườn tượng nhưng có việc qua Thái Bình nên tạt trước qua nhà văn họ Võ…
Hồ đồ Võ Bá Cường

Có lẽ biết Võ Bá Cường từ dạo cuốn Chuyện Tướng Độ (CTĐ)?
Lâu lắm Nhà xuất bản Quân đội nhân dân mới có cuốn bắt mắt bạn đọc như CTĐ?
Lần ấy ghé tư gia ông nhà văn tuổi đã quá thất thập mấy năm, đập vào mắt là bức thư pháp bốn chữ to đoành Nan Đắc Hồ Đô. Ngó dòng lạc khoản và hỏi thêm chủ nhân thì ra ông thửa từ lâu của một thợ chữ thành Bắc Kinh trong một lần đi Trung Hoa. Mà ông thợ viết ấy phải phóng bút theo ý đồ mà Võ Bá Cường mượn chữ của người xưa. Bốn chữ ấy có thể tạm dịch lẫn tạm hiểu, thông minh khó, hồ đồ cũng khó, từ thông minh chuyển sang hồ đồ lại càng khó.

Nhưng lần ấy một vị túc nho lại giảng cho tôi với một ngữ nghĩa khác. Bốn chữ ấy có ý răn, với người đời nhất là giới văn nhân trí thức khó nhất vẫn sự phản biện!
Rằng phàm ở đời, trước mọi sự chớ có ngay tắp lự gật đầu chuẩn không cần chỉnh mà luôn phải cật vấn, đại loại tại sao? Như thế nào? Do đâu? Thường việc treo chữ là tâm đắc là nói lên cái chí và cũng là để nêu và tự răn mình? Vận vào chủ nhân đây là dạng nào vậy?
… Ông Chủ tịch Thái Bình Nguyễn Ngọc Trìu đầu những năm 70 thế kỷ trước đi nghỉ mát ở Quảng Ninh móc được Võ Bá Cường khi đó là anh giáo viên cấp 2 đang dạy ở vùng đảo Ba Mùn Quan Lạn. Nói là móc được vì theo ông Trìu, Hội Văn nghệ Thái Bình sắp thành lập đang rất cần những người như anh giáo họ Võ đây, quê ở Thái Bình lại vừa có năng khiếu sáng tác!
Năm 1971, Võ Bá Cường thôi dạy học về Thái Bình. Nhưng cái anh giáo có năng khiếu viết văn họ Võ này không phải ngồi lĩnh lương để sáng tác. Mà làm cái việc na ná như chánh văn buồng lẫn phụ trách hành chính. Đại để phải lo được bia, trứng gà sống khi nhà thơ Xuân Diệu về Thái Bình nói chuyện thơ phú văn chương. Và ông chủ tịch Hội Bút Ngũ thường dõng dạc mỗi dịp liên hoan Này anh Cường khoản dồi chó thiếu cái lá mơ… Hoặc nhà xí cơ quan ta là bẩn lắm đấy anh Cường nhé.

MỘT NHÀ VĂN CHƠI NGÔNG


BÀN VỀ LÁ THƯ NGỎ CỦA TRẦN THÀNH TRUNG
Rất tình cờ ngồi đánh cờ tướng tại CLB Lê Qúy Đôn Thái Bình số 11 phố Quang Trung, Tôi thấy mọi người đang bàn nhau về “lá thư ngỏ” của bác nhàVăn xa quê, viết về, vườn tượng trong đó có tượng của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đang chuẩn bị khánh thành,của ông nhà văn Võ Bá Cường ở thôn Chàng xã Đông Dương huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình,gửi cho các đồng chí trong ban thường vụ Tỉnh Uỷ tỉnh Thái Bình,và một vài nhân vật khác .
Để hiểu thật kỹ tôi mượn một bác lá thư ấy để xem quả thật xem thư tôi càng hiểu thêm những điều đồn thổi về Nhà Văn Võ Bá Cường không ngoa chút nào, đang mải chìm trong dòng suy tư tôi thoáng nghe mấy cụ trong tổ thơ của CLB Lê Qúy Đôn nói và cười “ thế ông Nhà Văn họ Võ ngày xưa là người tạp vụ ở Hội Văn Nghệ Thái Bình à”, “hết lá mơ, nhà xí bẩn” là công việc chính của ông ấy, thì ông Xuân Ba chả viết trong báo Tiền Phong đấy thôi”.

Trong thư ông Trần Thành Trung có bàn tới việc ra giấy phép cho sao chép tượng của Đại Tướng mà Sở VHTT & DL Thái Bình cấp cho ông Võ Bá Cường, sau đó thuê Nghệ Nhân Kông Chuẩn thực hiện .Việc ra giấy phép làm Tượng và vườn tượng không thể đơn giản như trong thư ông Trần Thành Trung đề cập, đây là cả một vần đề mà trong công ước Berne đã quy định” Các tác phẩm dịch,mô phỏng, chuyển nhạc và các chuyển thể khác từ một tác phẩm văn học hoặc nghệ thuật đều được bảo hộ như tác phẩm gốc, miễn không phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc”.

Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014

TRÒ ĐÙA LỐ BỊCH VỚI TƯỢNG DANH NHÂN

Lâu rồi mình không vào các blog của các nhà văn, nhà báo thân quen nên không theo dõi được dư luận của những người đồng nghiệp. Hôm nay rỗi rãi tình cờ vaod lethieunhon.com, đọc được bài viết về một ông nhà văn Thái Bình. Biết là chẳng hay ho gì cái chuyện nhòm vào nhà người khác. Nhưng lâu nay thấy người cùng giới, người ngoài giới nói nhiều về chuyện này. Nếu một người nói thì chẳng để ý làm gì, nhưng cả trăm người xa gần đều nói giống nhau và đưa tin giống nhau. Nên mình cũng đưa lại bài này, dù không biết tác giả LẠI HOÀNG là ai cả (nguyenlong.thuongdan)


TRÒ ĐÙA LỐ BỊCH VỚI TƯỢNG DANH NHÂN
LẠI HOÀNG
Những ngày này ở tỉnhThái Bình vẫn chưa ngớt lời bàn về bức tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đặt ở góc sân từ đường của nhà văn Võ Bá Cường. Trên trang mạng của nhà văn Trần Nhương, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn nhà thơ Bùi Hoàng Tám v.v đã có hàng trăm ý kiến phản bác bức tượng này. Tôi bán tin bán nghi tìm đường về làng Chàng, xã Đông Dương, huyện Đông Hưng, Thái Bình- quê hương ông nhà văn họ Võ để được tận mắt thấy, tận tay sờ bức tượng và để tìm hiểu một trò đùa thách thức dư luận...