Trang

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2019

BÀI BÌNH THƠ VẪN CHUYỆN THỊ MẦU CỦA ĐẶNG TOÁN


VẪN CHUYỆN THỊ MẦU
(Thơ Nguyễn Long)

Kẻ chê người trách Thị Mầu
Trăm năm vẫn chuyện miếng trầu mặn vôi
Khuất sau miệng lưỡi người đời
Đâu điều oan nghiệt, đâu lời thị phi.

Yêu người yêu đến cuồng si
Nghĩ đâu cửa Phật trơn lì rêu xanh
Muốn trồng cây cải không thành
Cái hôm thất vọng thân đành gió đưa.

Trăm người ăn vụng táo chua
Chỉ riêng em mắc lưới thưa vạ làng
Bao nhiêu thước ngọc khuôn vàng
Vênh vao đo những trái ngang lỡ lầm.

Một thời oan tiểu Kính Tâm
Đã về thành phật Quan âm trên chùa
Sân đình mỗi trận gió khua
Trái oan lăn lóc chát chua Thị Mầu.

Lời bình của Đặng Toán

Nếu nói Nguyễn Long bênh vực Thị Mầu thông qua bài thơ này thì cũng
đúng. Bởi nếu không, ông đã chẳng tốn công tìm trong trăm ngàn điều chê
trách của người đời với Thị Mầu, để mà phân định “ đâu điều oan nghiệt,
đâu lời thị phi” như thế.
Tình yêu từ ngàn đời nay vẫn luôn là một trạng thái tình cảm vô cùng phức

BÀI BÌNH THƠ VỀ LÀNG CỦA ĐẶNG VĂN TOÀN

VỀ LÀNG
Nguyễn Long
Dẫu đi cuối đất cùng trời
Về làng ta vẫn là người nhà quê
Vẫn màu cỏ mướt ven đê
Từ thời chân đất nón mê đến giờ
Đã qua trăm bến ngàn bờ
Giờ về bến nước tuổi thơ vẫn đầy
Bao mùa mưa giật bão giây
Cánh cò trắng muốt còn bay ngang đầu
Trăm lần triết lý nông sâu 
Để ta về lại với câu thật thà
Mây tìm về phía trời xa
Ta bơi ngược gió nhận ra đường làng./.

..............................................................
Lời bình:
Về làng đã từng đoạt giải A cuộc thi thơ lục bát trên báo Văn nghệ ( 2002 – 2003). Nó giữ nguyên được vẻ chân mộc, hiền lành của giọng thơ Nguyễn Long. Tình thơ tươi, đằm trong vần điệu lục bát êm ái và nhuần nhuyễn.
Hệ thống các hình ảnh "chân đất nón mê" – "bến nước tuổi thơ" hay "cánh cò trắng muốt" rất đậm, rất tiêu biểu, thấp thoáng được cái mạch ca dao thiết tha nồng thắm, nó chứng tỏ lòng người tuy sống xa quê nhưng hồn quê, tình quê không bao giờ phai nhạt. Chỉ một câu "Vẫn màu cỏ mướt ven đê" đủ nói lên thái độ thương yêu, trìu mến của tác giả, đủ làm cho người đọc rưng rưng cảm động trước cái xanh non, tươi nguyên của sự sống, cuộc sống diệu kỳ.