Trang

Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2011

Bốn điều cần quên của tuổi già


BỐN ĐIỀU CẦN QUÊN CỦA TUỔI GIÀ
DƯƠNG DỊ PHÚC (Trung Quốc)
          Người ta bước vào tuổi già, trí nhớ tự nhiên giảm, thường để mất dày, mất mũ. Việc trước mắt mà không sao nhớ được ngay. Bởi vậy trong đời sống tuổi già thường mắc chứng hay quên. Song người già chỉ hay quên những việc hiện tại, còn những việc ngày xưa thì nhớ rất dai, thậm chí chiếm vị trí rất qua trọng trong trái tim người già.
          Song, một mực đeo đuổi quá khứ, khăng khăng lấy xưa nói nay, liệu có giúp gì cho hiện tại? Liệu có lợi gì cho bản thân?  Có nên diều chỉnh cho phù hợp? Có nên quên những điều đáng quên? Có nên ôn lại những điều không cần nhớ. Mới đây, sau khi bàn bạc với bạn bè, tôi quy những điều cần quên thành bốn điểm gọi là tứ vong: vong niên, vong hình,vong hoài, vong cơ.

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2011

Phiếm đàm về văn học


PHIẾM ĐÀM VĂN HỌC VÀ TÔI
NGỤY MINH LUẬN (Trung Quốc)
Không triết lý, triết luận,không hàn lâm, bác học như nhiều bậc thức giả khác bàn về văn học.  Phiếm đàm văn học và tôi của Ngụy Minh Luận chỉ là những nghĩ suy, quan niệm rất thực tế nhưng hóm hỉnh, thăng hoa và hết sức thâm uyên, để lại dư âm sâu đậm trong lòng nhiều người đọc.
         
          Tôi còn lùn hơn Naponeon, chỉ suýt soát cỡ người Lỗ Tấn và Tào Ngu. So đo mãi thấy không thể cầm súng, chỉ có điều khiện cầm bút. Thế là làm văn học.
          Văn học tức là tôi, tình cảm lai láng, mãnh liệt hơn người, hay mơ mộng, hồn để muôn phương, thích tự do phóng túng. Gíac quan thứ sáu nhạy cảm lạ lùng. Gío thổi ống trúc, mưa gõ cánh bèo, cứ nghĩ là tiếng kêu khổ của dân gian. Liên tưởng thì chân trời góc bể, vô cùng vô tận. Càng những việc cấm kị không cho mò tới càng muốn xông vào tận nơi, phơi bày trước bàn dân thiên hạ.

Thứ Hai, 4 tháng 4, 2011

Nhà thơ Gia Dũng đã chọn thơ truyền đời như thế nào

Mấy ý kiến về việc chọn  thơ truyền đời


Có thể nói tập tuyển Văn chương Thái Bình mười thế kỷ (XI –XXI) được ra mắt bạn đọc nhân dịp xuân Kỷ Sửu là một sự kiện lớn của phong trào văn học tỉnh nhà. Những người cầm bút và những người yêu văn chương Thái Bình trong, ngoài tỉnh đã có một vài ý kiến luận bàn trên báo chí. Đây là tập sách đoạt kỷ lục về bao trùm thời gian, về độ dầy số trang và cả về số lượng tác phẩm. Mọi người quan tâm vì sự đồ sộ và hình thức sang trọng, song điều chủ yếu vì tiêu chí của tập sách vì đây là sự hội tụ, giao thoa giữa các thế hệ tác giả, từ cổ đại đến đương đại, với những tác phẩm đã truyền đời, phản ánh về mảnh đất con người Thái Bình ở nhiều thời kỳ lịch sử như  lời giới thiệu sách. Tập sách chia làm hai phần văn chương cổ đại và hiện đại. Riêng phần hiện đại lại phân ra hai mảng thơ văn tách biệt. Vì không hiểu biết về văn học cổ và chưa có thời gian đọc phần văn xuôi, người viết bài này mới chỉ quan tâm phần thơ hiện đại. Đây cũng là phần dày nhất của tập sách với sự góp mặt thơ của 199 người trong tổng số 239 tác giả trong tập. Những tác phẩm được chọn ở đây hầu hết được sáng tác trong thời gian 50 năm trở lại đây. Nếu đúng là trong nửa thế kỷ mà đã có hơn 400 bài thơ của người Thái Bình và viết về Thái Bình có giá trị có thể truyền đời so với gần một ngàn năm chỉ còn lại 39 tác gia, thì đây là thời kỳ sáng chói nhất về văn chương, văn hoá của mảnh đất này. Song mới đọc hết phần thơ hiện đại, người đọc đã thấy có nhiều điều thất vọng trước những gì kỳ vọng ở tập sách. Với tình cảm của một người yêu thơ và đã nhiều năm gắn bó với văn học Thái Bình người viết bài này xin nêu một số ý kiến về phần tuyển lựa thơ đương đại của tập sách.

Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2011

Phạm tiến Duật, người đi lạc trong hòa bình





Một Phạm Tiến Duật thi sĩ huyền thoại thủa ở đường mòn Hồ Chí Minh. Và “ông vẫn đi lạc trong trong chính thời đại mà ông đang sống…”. Nhà văn, nhà báo Nguyễn Quang Thiều viết về “nhà thơ số 1 của thời đại ấy…” với một tâm thế vừa cảm phục vừa âu yêm pha chút xót xa …


Đã nhiều lần tôi nói rằng : Nếu chọn một nhà văn Việt Nam để dựng tượng trên đường mòn Hồ Chí Minh thì tôi chọn nhà thơ Phạm Tiến Duật. Mà không chỉ mình tôi chọn ông. Rất nhiều người được hỏi đều chọn ông.

Suốt mười mấy năm chiến tranh, ông đã đi dọc con đường mòn kỳ lạ ấy, đi và làm thơ trong bom đạn, trong máu chảy. Hình ảnh ấy luôn luôn ám ảnh tôi. Và tôi không làm sao lý giải đầy đủ được con đường của thi ca trong con đường bi tráng ấy. Nhà thơ Mai Văn Phấn đã nói với tôi : Phạm Tiến Duật là người đã mang đến cho thi ca trong những năm tháng chiến tranh một đời sống mới cả về thi pháp lẫn nội dung. Mai Văn Phấn hoàn toàn đúng. Bởi đấy là sự thật. Có lẽ không bao giờ còn có một nhà thơ được tất cả các Uỷ viên Bộ Chính Trị mời cơm khi ông trở về từ chiến trường. Cũng không còn có một nhà thơ nào như ông được những người lính nói : “ Chúng tôi tựa vào những câu thơ của Phạm Tiến Duật để đi vào mặt trận”. Và như thế, ông đã hoàn thành trọn vẹn sứ mệnh của một người lính và của một nhà thơ trong chiến tranh.

Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2011

Thiền và con đường nghịch lý


                     CON ĐƯỜNG NGHỊCH LÝ CỦA THIỀN
(Ghi theo quan điểm của OSHO - Ấn Độ)

Thiền  không hề có học thuyết. Thiền không tiếp cận thực tại bằng học thuyết. Nó không có giáo điều chủ nghĩa, và bởi thế nó không có nhà thờ, linh mục hay giáo hoàng. Thiền là rất trần tục, thực tế nhưng không đối diện với những khái niệm trìu tượng. Đó là một hiện tượng hiếm có. Đó là sự hôn phối giữ hai tinh thần kiệt xuất Ấn Độ và Trung Hoa.
Tinh thần Ấn Độ thì rất trìu tượng, ngay cả Đức Phật đã cố gắng hết sức làm giảm bớt sự trìu tượng nhưng đâu có khác hơn. Một người Ấn vẫn luôn là một người Ấn. Tinh thần Ấn Độ đề cập đến những vấn đề vô cùng lớn lao, đến những học thuyết xoay quanh những tư tưởng lớn. Nó bay bổng trên mây, chẳng bao giờ hạ cánh xuống mặt đất.Và như thế hàng bao thế kỷ qua tinh thần Ấn Độ đã không biết làm cách nào để đáp xuống mặt đất. Nó cứ đi lên và không bao giờ có cách quay trở lại.Nó chỉ có cánh mà không có rễ. Đó cũng là điều khốn khổ.