Thuỷ tự mang mang hoa
tự hồng”
Am trung bất kiến am tiền vật
Thủy tự mang mang hoa tự hồng
Thủy tự mang mang hoa tự hồng
- Khuếch
Am thiền sư
Thiền đang là cái mốt thời
thượng, đâu đâu cũng thấy sách vở về thiền, đâu đâu cũng thấy các lớp tập thiền. Thiền
để cải ác quy thiện, để xóa bỏ phiền não, thiền để sáng suốt làm việc, để phục
hồi nguyên khí nhằm có sức bày mưu tính kế giữa hai hồi đấm đá, để tĩnh tâm đối
phó với các đối thủ kinh doanh đối thủ chính trị, thiền để chữa bệnh cho
sống lâu trăm tuổi, thiền để quên đi sự đau khổ khi bị tình phụ và quên
đi tội lỗi khi phụ tình, thiền để đưa mình vào thế giới thanh cao giữa muôn
loài chúng sanh tạp nhạp…, thiên hình vạn trạng biến hóa khôn lường.
Có lẽ thiền sư Nhất Hạnh
hiện là người đi “quảng bá” thiền nhiều nhất. Những lớp giảng thiền, những
buổi hướng dẫn tập thiền của ông ở nước ngoài được rất nhiều người theo
học, sách vở về thiền và những bài giảng về thiền của ông được in, được lưu
hành trên mạng Internet nhiều nhất. Ông là người “hiện đại hóa” thiền, là người
nỗ lực đưa thiền “cập nhật” vào mọi lĩnh vực của đời sống.
Ngày xưa tôi ngưỡng mộ
thượng tọa Thích Nhất Hạnh sau khi đọc cuốn sách mỏng “Bông hồng cài áo” của
ông, sau này nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ phổ thành một bài hát, tôi cũng rất thích. Bây
giờ người ta gọi ông là thiền sư. Nhưng đọc sách thiền của ông, mở Internet
nghe ông giảng về thiền, tôi có cảm giác na ná như đọc những sách và nghe những
bài giảng “Bí quyết dẫn đến thành công” hoặc “7 bước làm giàu” hayđại
loại như thế.
Đọc Thiền nghe Thiền từ
thiền sư Nhất Hạnh người ta thấy tự tánh thì ít mà thấy thiền sư
Nhất Hạnh thì nhiều, hình như ông cố dụng công đạt cho được điều
đó. Làm cho thiên hạ ngưỡng mộ mình không có gì xấu, miễn sao hướng
mọi người đến được với chút ít an lành. Tôi không thấy an lành hơn
khi đọc sách của thầy Nhất Hạnh, lý do vì sao tôi không giải thích
được, có lẽ tôi còn quá nhiều cố chấp.
Thiền, bắt đầu từ một
cuốn sách mỏng : Pháp Bảo Đàn Kinh của Lục tổ. Người Trung Quốc rất tự hào
về Lục tổ Huệ Năng, coi Huệ Năng ngang, thậm chí còn hơn Trang Tử, Lão Tử,
Khổng Tử. Cuốn sách gối đầu giường, cuốn sách mà Mao Trạch Đông luôn luôn mang
bên mình không phải là sách của Marx, Lenine hay Khổng Tử mà là cuốn Pháp Bảo
Đàn Kinh (xin chớ vì bi kịch của cuộc “Đại cách mạng văn hóa” mà coi thường
Mao Trạch Đông, cũng như chớ coi thường Tần Thủy Hoàng, Hán Cao tổ Lưu Bang hay
Tào Tháo).
Đó là cuốn sách khai sơn
phá thạch mà tĩnh lặng như không. Có nó mới có Thiền Tông Trung Quốc, có nó mới
có Zen Nhật Bản, có nó thư pháp, thư họa, Đường thi mới trở thành bất hủ, có nó
mới có những kiệt tác “thi trung hữu họa, họa trung hữu thi” của Vương Duy, mới
có những nét bút thần tiên hồn nhiên tươi mát như cỏ cây hoa lá của Tề Bạch
Thạch... Ảnh hưởng của Pháp Bảo Đàn Kinh vượt xa văn hóa Phật giáo, vượt xa văn
hóa Phương Đông, nó đã kiến tạo lại nền văn minh Trung Hoa và âm thầm
kiến tạo lại nền văn minh thế giới.
Và điều này ít người nghĩ
tới, là từ những ẩn ngữ trong Nam Hoa Kinh và Pháp Bảo Đàn Kinh mà các bậc
chân y mới lần ra hệ thống kinh lạc trong cơ thể con người để hoàn thiện
phương pháp chẩn trị bệnh tật. Trang Tử và Huệ Năng chính là hai
vị tổ sư đưa nền y học cổ truyền phương đông lên đỉnh cao mà y học
hiện đại chỉ có thể vươn tới trong tương lai xa.
Tôi không dám múa bút viết
về Lục tổ, chỉ xin mượn lời giáo sư Phạm Công Thiện : “Huệ Năng chính là
Phật, đủ mười danh hiệu tối thắng, tối thượng; nếu còn mảy may khác nhau giữa
Đức Phật và Ngài Huệ Năng thì Huệ Năng không thể là tổ sư của Thiền Tông. Bồ Đề
Đạt Ma chỉ là một tên khác của Huệ Năng và Huệ Năng mới thực sự là Tổ sư Thiền
Tông hiện nay”. Cũng theo Phạm Công Thiện, “tất cả những quyển sách khắp
thế giới viết về Thiền Tông và Mật Tông đều là hý luận. Tổ sư Thiền và Như Lai
Thiền không khác nhau. Chỉ có Thiền đúng nghĩa là Thiền của Lục tổ Huệ Năng”.
(Giáo sư Phạm Công Thiện
còn nhấn mạnh : “Lục tổ Huệ Năng sinh ở đất Lãnh Nam ,
tức là Việt Nam
ngày xưa”. Nhưng đây là câu chuyện khác, hy vọng sẽ có dịp đề cập
để nhắc cho những người Việt Nam tự liệt mình vào hàng nhược tiểu, những người
Việt Nam tự “làm nhỏ” mình nhớ lại biên giới nước Việt Nam từng tới đâu, người
Việt đã kiến tạo được những gì, đã để lại những di sản gì cho văn minh nhân
loại).
Tuy nhiên, cũng giống như
môn kinh tế học đang rối rắm thiên kinh vạn quyển mà chân lý chỉ nằm
trong những lời giản dị của Adam Smith hơn 250 năm trước, rằng hãy để cho mỗi
cá nhân tự do theo đuổi những lợi ích riêng của mình và một “bàn tay vô hình”
sẽ điều tiết, sẽ biến những hành vi tự do theo đuổi lợi ích riêng của mỗi cá
nhân đó thành sự thịnh vượng cho xã hội cho đất nước, rằng “chỉ cần một
vài điều kiện là có thể đưa một đất nước từ tình trạng dã man lên
trạng thái phú cường nhất, đấy là hòa bình, thuế khóa dễ chịu và
việc thực thi công lý có thể chấp nhận được : tất cả những điều
còn lại sẽ xảy ra một cách tự nhiên”, Thiền đã bị giới trí thức biến
thành “hý luận” rối rắm, khiến cho người ta đi vào Thiền lạc đường, không phải
đi vào “tự tánh” mà quá bận tâm đến luận lý, đến sứ mệnh giáo hóa, đến
những thứ bên ngoài mình.
Không phải ngẫu nhiên mà
trong Pháp Bảo Đàn Kinh, Ngài Huệ Năng nhắc đi nhăc lại là mình không biết chữ,
không phải ngẫu nhiên mà Đức Phật trước khi viên tịch đã buông mộtcâu
chấn động “Ta 49 năm chưa từng nói một lời nào”. Đó là do các vị tiên lượng chữ
nghĩa ghi lại lời của các vị có khả năng biến thành những sợi dây trói ngăn con
người đi vào tự tánh. Trang Tử chẳng đã từng nói sách vở là “cặn bã”, là “đôi
dép mục” của tiền nhân đó sao !
Nói tọa thiền để tịnh tâm
là nói trật lất. Lục tổ bảo tâm là “huyễn”, là ảo, nên tọa thiền trước hết
là không dính mắc vào tâm (nguyên bất trước tâm). Trong một công án Thiền nổi
tiếng, khi Huệ Khả chặt đứt cánh tay và nói với Tổ sư Đạt Ma đang diện bích
“Xin thầy an tâm cho con” – “Tâm của ngươi đâu đưa ta an cho ?” – “Con không
thấy tâm đâu cả” – “Ta đã an tâm cho ngươi rồi đó”, chữ “an tâm” này không có
nghĩa như ta sử dụng, phải hiểu đó là “phóng tâm”, là “bỏ mất” tâm, mới
đúng. Cũng không dính mắc vào sự yên tịnh (diệc bất trước tịnh), cũng không
phải là ngồi yên bất động (diệc bất thị bất động). Huệ Năng phá bỏ luôn sự yên
tịnh, ông nói tịnh không có hình tướng, lại lập ra hình tướng yên tịnh, rồi bảo
đó là công phu, hiểu như vậy là bị sự yên tịnh trói buộc. Như thế nào gọi
là tọa thiền ? Ông nói : “Trong pháp môn này không có sự che lấp, không có sự
ngăn trở. Đối với hết thảy những việc lành dữ, tâm chẳng khởi ra điều nghĩ, gọi
là tọa. Trong tâm thấy tánh của mình chẳng động, gọi là thiền”.
Vấn đề là tọa thiền để
làm gì ? Để giải thoát, để thành Phật, để vào cảnh giới niết bàn.
Nhưng thành Phật, vào cảnh giới niết bàn để làm gì ? Thành Phật rồi, lên niết
bàn rồi để cha mẹ vợ con bè bạn lại cho ai đây ? Trước đây linh mục
Nguyễn Ngọc Lan từng viết, nếu lên thiên đường một mình thì buồn quá, ông nhất
quyết không lên. Tagore có một bài thơ nói về nhà sư khổ hạnh và cô
gái hái củi, nhà sư ngồi hành xác trong rừng, cô gái đem lòng yêu
thương hàng ngày đến chăm sóc nhà sư, nhưng nhà sư quyết từ chối tình
yêu của cô gái, chán chường cô gái bỏ đi, nhà sư tiếp tục tu hành cho
đến khi đắc đạo, Thượng đế cử thiên sứ xuống mời nhà sư lên thiên
đường, nhưng nhà sư từ chối nói bây giờ thì ta không cần đến thiên
đường nữa, thiên sứ hỏi nhà sư cần gì, ông bảo bây giờ ta chỉ
cần cô gái hái củi thôi.
Là Thiền, nhưng Pháp
Bảo Đàn Kinh phá bỏ luôn sự trói buộc của Thiền, phá bỏ “hết
thảy”, phá bỏ tất tần tật mọi sự trói buộc, dù là niết bàn, dù
là Phật, phá bỏ một cách ngắn gọnkhông dài dòng văn tự. Huệ Năng
bảo pháp môn này “tiên lập vô niệm vi tông, vô tướng vi thể, vô trụ vi
bản”. Vô tướng là ở nơi tướng mà lìa tướng, vô niệm là trong chỗ
nghĩ tưởng mà không nghĩ tưởng, còn vô trụ là “coi như không” những
thị phi thiện ác tốt xấu trên thế gian, là không bị những thứ đó
trói buộc.
“Trong chỗ nghĩ tưởng
mà không nghĩ tưởng”, tức là đối cảnh mà tâm không bị đắm nhiễm,
không đối cảnh mà sinh tâm, chứ không phải “tận diệt” sự nghĩ tưởng.
Bởi vì, “nhất niệm tuyệt tức tử, biệt xứ thọ sanh” - chấm
dứt nghĩ tưởng là lập tức chết, là đã sanh vào cõi khác rồi. Đó
không phải là mục đích của Thiền, Thiền không phải là tự tử.
Thiền để đến cảnh
giới Ma ha Bát nhã Ba la mật đa. Cảnh giới đó chính tự tánh. Nhưng
tự tánh vốn vô biên không hình tướng. Lại không được dính mắc vào
cái vô biên không hình tướng đó. Dính mắc vào cái “không” đó, rồi tự
cho mình đạt đạo, Hòa thượng Thích Trí Quang bảo đó là hạng “cuồng
thiền”, thứ Thiền của những người này chỉ là “Thiền bệnh”. “Không
tâm tĩnh tọa” cũng là thứ mê mờ tà kiến.
Như thế là thế nào ?
Trở về với tự tánh Ma ha Bát nhã Ba la mật đa nói vòng vo tam quốc
cũng không ngoài việc trở lại với chính mình trong mối tương quan vốn
có với tự nhiên. Không có Phật ở đâu cả, không có niết bàn ở đâu
cả. Chúng sanh các loại con nào trở về nguyên con ấy như trời sinh ra
vốn thế, đó là Phật. Là ếch thì làm đúng ếch, chớ có ý định
biến thành bò. Là ếch sống đúng như ếch, đó chính là Phật, ếch mà
muốn làm bò ắt sẽ thành ma. Là người sống đúng như người, đó là
Phật, người mà muốn thành Thánh thành Phật, ắt cũng thành ma.
Trong một cuốn sách
giảng về “Thập mục ngưu đồ” (Mười bức tranh chăn trâu), đến bức tranh
thứ 10 “Nhập triền thùy thủ” (Thõng tay vào chợ) vẽ hình một thiền
sư ngực trần chân không mang bầu rượu xách con cá vào chợ, nhà sư viết
sách (tôi không tiện nêu tên) nói đó là thiền sư sau khi đã
vào cảnh giới Phật rồi mới “vào cảnh giới ma” để “dạy cho những
người bán cá, bán thịt ở ngoài chợ, ở quán rượu, những người không
có chút đạo đức, khiến cho họ có chút đạo đức biết tu hành”. Không
có gì báng bổ Phật pháp bằng lời giảng đó. Ông bán thịt, bà bán
cá, nếu bán đúng cân, bán đúng thịt tươi cá tươi, không ướp hóa chất
độc hại để “làm tươi” giả tạo thì đúng là Phật rồi, sao gọi những
người làm những nghề nghiệp lương thiện là ma ? là không có chút đạo
đức ?. Còn ông thiền sư, việc thõng tay vào chợ là hành vi tự nhiên,
là sự trở về cuộc sống bình thường vốn phải như vậy, ông ấy chẳng có ý định giáo hóa ai cả, cũng chẳng tự
cho mình có tư cách giáo hóa ai cả. Nếu
không như vậy, nếu ông ấy thõng tay vào chợ để “cải trang vi hành” nhằm đi
giáo hóa người khác, thì
chính ông ấy mới là ma. Chưa chắc chùa chiền có nhiều Phật hơn chợ búa, chưa chắc chợ búa có nhiều ma hơn chùa chiền.
Nhưng tại sao một vấn
đề tưởng đơn giản như vậy lại biến thành phức tạp ? Tất cả đều do
tri thức mà ra cả. Tri thức là sự phản ánh sự vật, hiện tượng vào
đầu óc con người, nhưng sự phản ánh đó không bao giờ chính xác. Sự
hiểu biết của con người về sự vật không phải là sự vật. Tri thức
tích tụ trong đầu óc lâu ngày biến thành định kiến, rồi nhìn sự vật
thông qua định kiến đó, từ đây sai lầm chồng lên sai lầm. Thay vì sống
thuận theo tự nhiên, con người lại nhất quyết sống theo những tri thức
sai lạc về tự nhiên. Phật gọi đó là “chấp”.
Phá cái chấp đó không
hề dễ, Phật phải dùng đến kinh Kim Cương, hàm ý rằng phải dùng một
thứ công cụ rắn như kim cương mới mong phá nổi. Trang Tử bảo phải
“tuyệt Thánh khí Trí” thì thiên hạ mới thái bình. Vào thời
hiện đại, Friedrich Hayek, người đoạt giải Nobel kinh tế năm 1974 gọi
giới trí thức là “secondhand dealer” (người buôn đồ cũ), còn môn kinh
tế học chính thống lúc đó (và bây giờ) là “ngụy tạo tri thức”.
“Am trung bất kiến am
tiền vật/Thủy tự mang mang hoa tự hồng” (Ngồi trong am không thể
thấy vật ở ngoài am/(Hãy để cho) sông tự chảy và hoa tự hồng). Bi
kịch của con người là kiêu ngạo tưởng rằng mình có thể biết hết
mọi thứ...
(Theo Hoang Hai Van blog)
(Theo Hoang Hai Van blog)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét