Trang

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

CHÁY THƠ THIỀN DỞM

Cháy thơ thiền dởm
       lòi ra khuôn mặt văn học bao cấp nhem nhuốc


NGUYỄN HOÀNG ĐỨC

Triết gia Nietzsche nói “Chúng ta không nên đón nhận mà phải sáng tạo, chúng ta không nghèo khổ đến mức phải xin bố thí của thần thánh”. Đây là nguyên lý duy nhất, bởi kẻ sáng tạo phải tạo ra cái của mình, cho dù hang núi có tạo ra tiếng sáo thì đó là thiên tạo chứ không phải nhân tạo, cho dù người mẫu có bán một đêm được vạn lạng bạc thì cũng không phải tài năng nhân tạo mà chỉ là “vốn tự có” . Nhân gian có câu nói lái rất hay “cái trời cho” chỉ là “trò chơi”. Và có một thước đo giá trị tiên quyết không thể cãi được khác “kinh thành La Mã không thể xây trong một ngày”. Chẳng lẽ HQT lại trở thành một ngoại lệ sao? 

Có thể đúng đấy vì tất cả những kẻ lười biếng dốt nát muốn ăn may khi chơi sổ số thì đều mong mình được trở thành ngoại lệ. Và cả những người đẩy đít H Q T đi giật giải Nobel thì đều mong rằng đó là một ngoại lệ sẽ lách được qua kẽ hở. Than ôi, bốn câu thơ tứ tuyệt khác gì bốn hòn gạch, thôi cứ cho là bốn đống gạch đi làm sao xây thành lâu đài chứ? Hãy nhìn kia và đừng ảo mộng, ngay cả Đỗ Phủ, Lý Bạch sống lại, thì những mẩu thơ của các ông và hàng nghìn nhà thơ Đường xấp xỉ kia cũng không thể ứng cử giải Nobel đâu, mà hậu duệ của các ông chỉ gọi những mẩu bốn câu đó là “mảnh vụn lấp lánh” thôi. Ngay cả Lỗ Tấn là một tượng đài đồ sộ, cha đẻ của nền văn học Trung Quốc hiện đại còn chưa ẵm giải Nobel thì mấy mẩu vần vèo tức cảnh sinh hoạt của các ông có ý nghĩa gì? Văn hào Albert Camus cho rằng : cái vĩ đại của con người nằm ở bộ não kiến trúc chứ không phải ở vật liệu. Ông nói: “không có sự sắp đặt thì đống đá không thể trở thành lâu đài”. Vậy đấy, đống đá ngoài trời so với tòa lâu đài, chỉ khác nhau ở chỗ đống đá thì tự nhiên, còn lâu đài là những viên đá được sắp đặt. Nhìn vào bốn câu thơ tứ tuyệt dù có bằng trắc khúc mắc chăng nữa làm sao thấy được nhà kiến trúc vĩ đại ở đó mà hy vọng vào giải ăn may Nobel, thật ra trong trường hợp này là mong ban giám khảo giải Nobel cũng úm ba la, tối tăm, ấm ớ, ăn gian giống mình???

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012

THƠ LÂM NGUY

THƠ LÂM NGUY

PHẠM XUÂN NGUYÊN

Nửa đầu tháng 8/2012 có hai vụ việc về thơ.

Vụ thứ nhất là tập Thi vân Yên Tử của Hoàng Quang Thuận. Đó là một tập thơ bình thường, có thể nói là tầm thường nữa. Ai thăm chùa vãn cảnh có hứng sinh tình có thể viết thơ ghi lại cho mình, thơ viết về chùa tất có địa danh phong cảnh chùa, có ngôn ngữ chùa, nhưng chỉ ghi vào mấy cái tên, mấy từ ngữ mà bảo thơ đó là có đạo, có thiền thì lại nhầm lớn, sai nặng. Mà còn phải xem đó có phải là thơ, hay chỉ là những câu văn vần ghép lại, nhất là khi người viết muốn in thành tập và phổ biến. Còn như người viết tự cho là mình được thần nhập thì là chuyện huếnh hoáng của cá nhân, nói ra chẳng bõ làm trò cười cho con trẻ. Cốt là văn bản thơ, là văn tự in ra trên giấy. Mà đọc vào đó thì tôi nói rồi, Thi vân Yên Tử là tập thơ, đành phải gọi vậy, đến mức tầm thường, tán chuyện chùa chiền lung tung, lăng nhăng. Cách đây vài ba năm, Hoàng Quang Thuận đã bắt trường đại học Quảng Bình hội thảo rùm beng về tập này. Một giảng viên gọi điện cho tôi hỏi thực chất thứ thơ đó, tôi bảo tầm phào, ở Hà Nội không ai nghe biết. Vậy cớ gì những nhà thơ biết làm thơ biết đọc thơ biết thẩm thơ ở một hội chuyên môn thơ văn của cả nước lại khen ngất trời, lại hội thảo ầm ĩ? Tôi chịu không biết những lý do ẩn đằng sau vụ này. Khi vụ việc xảy ra nhiều báo hỏi tôi, tôi bảo không muốn dây vào cái chuyện lố bịch. Tôi chỉ thấy sự đọc thơ thoát ly văn bản, bất chấp văn bản để nói lấy được, khen lấy được như vậy là một sự nhảm nhí, nhố nhăng. Và tôi gọi đó là cơn mê lú tập thể.

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

BỆNH TÂNG BỐC THƠ

HIỆN TƯỢNG TÂNG BỐC THƠ CỦA GIỚI CHỨC VIỆT NAM

Từ trái sang: Nhà văn Võ Thị Xuân Hà, nhà thơ Hữu Thỉnh, "nhà thơ" Hoàng Quang Thuận, PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn

Hiện tượng tâng bốc thơ của giới chức Việt Nam

2012-08-25
Trong nhiều năm qua nền văn học Việt Nam không xuất hiện một tập thơ xuất sắc nào, có lẽ đó là lý do để người ta chú ý đến một tác giả khi tác phẩm của ông hay bà ta gây sự chú ý của dư luận qua một số bài viết ồn ào, vượt quá sự chừng mực của một bài phê bình văn học.

Tác phẩm đang gây tiếng động và được soi dưới nhiều khía cạnh mà phần tiêu cực áp đảo mọi cố gắng nhằm đưa nó lên ngang hàng với những danh tác thế giới. Đó là tập thơ viết về núi non Yên Tử của ông Hoàng Quang Thuận.

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

THƠ ĐÀM CHU VĂN BỊ KIỆN


Nhà thơ gặp rắc rối vì... thơ



TT - Một cuộc họp khá bất thường với nội dung "đối thoại giữa tác giả bài thơ và những người có quan tâm tới bài thơ Lời những cây dầu cổ thụ ở trụ sở ủy ban nhân dân" đã diễn ra chiều 13-8 tại Trung tâm thông tin công tác tuyên giáo (Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Ðồng Nai, TP Biên Hòa).

Tác giả bài thơ là Ðàm Chu Văn - chuyên viên cao cấp Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Ðồng Nai kiêm phó chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) Ðồng Nai, tổng biên tập tạp chíVăn Nghệ Ðồng Nai, còn "những người quan tâm tới bài thơ" là ông Huỳnh Văn Tới (trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Ðồng Nai, chủ trì cuộc đối thoại) cùng các lãnh đạo Hội VHNT Ðồng Nai, NXB Ðồng Nai, nhà văn Trần Thu Hằng (tham dự với tư cách phóng viên báo Lao Ðộng Ðồng Nai)...
Bài thơ Lời những cây dầu cổ thụ ở trụ sở ủy ban nhân dân của nhà thơ Ðàm Chu Văn đã từng đăng trên báo Văn Nghệ cách đây một năm (số 16, ngày 16-4-2011). Nhưng mới đây (ngày 2-7-2012) nhà văn trẻ Trần Thu Hằng đã gửi đến Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Ðồng Nai một lá thư gọi là góp ý kiến (về việc phê bình tư tưởng và việc làm của đảng viên), trong đó có đoạn: "Cảm nhận ban đầu của tôi là bài thơ dùng nhiều từ ngữ hoa mỹ để nói thay một cái cây cổ thụ, song bên cạnh đó lại thể hiện quan điểm chính trị một cách định kiến, ám chỉ khá tùy tiện"... Bên cạnh thư góp ý kiến, Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Ðồng Nai còn nhận được một "thư kiến nghị" nặc danh xung quanh bài thơ này.

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

TỔNG THỐNG MÝ MỚI CÓ 51 TUỔI


Ơ! TỔNG THỐNG MỸ MỚI CÓ 51 TUỔI THÔI À - Bình luận
Tôi copy nguyên văn tin này của đài VOA:
“…Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama kỷ niệm 51 tuổi hôm thứ Bảy. 

Buổi sáng, ông đánh dấu ngày này bằng một chuyến đi đánh golf tại căn cứ Không quân Andrews, gần 
Washington. Sau đó ông đến Camp David, trại nghỉ ngơi của tổng thống, cũng ở bên ngoài Washington, để có hai ngày cuối tuần yên tĩnh.

Các lễ mừng sinh nhật của ông sẽ tiếp tục qua tuần tới, khi ông dự các buổi sinh hoạt gây quỹ tái tranh cử tại Chicago, lấy chủ đề đánh dấu sinh nhật ông.

Một trong những buổi gây quỹ sẽ diễn ra ngay tại căn nhà của ông tại
Chicago
…”

Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012

VĂN HOÁ NGƯỜI VIỆT

NGƯỜI VIỆT VẪN DUY TRÌ THÓI QUEN KHÔN NHÀ DẠI CHỢ?

                                    TRẦN ĐĂNG KHOA



Mấy ngày gần đây, trong những chuyện phiếm bên quán nước vỉa hè, hay trên các hãng truyền thông, đều xôn xao những chuyện không lấy gì làm đẹp trong phòng khám, phòng điều trị tư nhân có thày thuốc Trung Quốc. Điều đáng sợ hơn là đã xảy ra cả chuyện chết người. Nạn nhân là một phụ nữ chẳng có bệnh tật gì nghiêm trọng. Một cái chết vu vơ. Chết chỉ vì bị xốc khi truyền nước. Đó là một sơ xuất rất tối thiểu mà ngay cả một trạm xá cấp xã, cấp phường cũng khó vấp phải. Chúng ta không nghi ngờ nền y học Trung Quốc, đặc biệt là Đông y. Tuy nhiên, những thầy thuốc giỏi, những bác sĩ chuyên gia đích thực của họ đâu có sang ta để hành nghề. Việt Nam không phải là lựa chọn của họ. Làm việc trong mấy phòng khám tư nhân ở ta, có khi chỉ là mấy ông lang băm bán thuốc dạo, hay vài cậu sinh viên non choẹt vừa mới ra trường. Tay nghề không. Thực tiễn không. Kinh nghiệm không. Thế thì tránh sao được chuyện rủi ro, kể cả những cái chết bi thảm, những cái chết vu vơ rất không đáng có.

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

Nhà thơ Nguyễn Hàn Chung bình bài thơ THƯỜNG DÂN


LỜI BÌNH CỦA NT NGUYỄN HÀN CHUNG (Quảng Nam)

          Thường dân là một trong số những bài thơ đoạt giải A cuộc thi thơ lục bát báo Văn nghệ năm 2003. Nhà thơ Vũ Quần Phương cho rằng: Bài thơ Thường dân ca ngợi trong giọng điệu chất chứa đòi lại lẽ công bằng cho người lao động. Ý thơ không mới, nhưng tác giả có những câu thơ chững chạc, khái quát cao có sức ám ảnh người đọc.
          Đông thì chật, ít thì thưa/ chẳng bao giờ thấy dư thừa thường dân. Trong hai câu thơ đầu tác giả đã chưng cất một chút đắng thoảng qua trong vị ngọt ngôn từ, chỉ những ai rất mực thường dân mới đồng cảm được. Sau đó tác giả nêu hàng loạt những phẩm chất: chân đất đầu trần, cây mác cây chông, xanh rì, dốc lòng cởi dạ, ồn ào mà vẫn lặng im...khắc hoạ vẻ đẹp thuần khiết của những con người.
          Thấp cao đâu có làm chi/ cỏ ngàn năm vẫn xanh rì cỏ thôi. Tôi nghĩ rằng những chi tiết tác giả khái quát và cho đấy là phẩm chất của thường dân thì hơi quá chung. Những đặc điểm ấy là của người nông dân chính hiệu chứ thường dân mà không là nông dân chắc gì có được.

LỜI BÌNH CỦA TÁC GIẢ NGUYỄN PHƯƠNG THOAN


MỘT BÀI THƠ
HÀM CHỨA TRIẾT LÝ NHÂN VĂN SÂU SẮC

                             Lời bình của tác giả NGUYỄN PHƯƠNG THOAN (Nghệ An)

          Trước hết phải nói là khen cho con mắt tinh đời của Báo Văn nghệ khi trao giải Nhất cuộc thi thơ lục bát năm 2003 cho bài thơ Thường dân của Nguyễn Long (Thái Bình), một bài thơ hàm chứa triết lý nhân văn sâu sắc.
          Lấy đề tài thường dân, lại thể hiện bằng thơ lục bát, những cái mới liếc qua tưởng như biết rồi, khổ lắm, nói mãi, vậy mà bằng cảm xúc và cách nhìn, cách nghĩ thật sự thấu đáo thế thái nhân tình nên đã làm cho thi phẩm này lập tức dành được sự mến mộ của người đọc gần xa. Không chữ nghĩa cao xa “dân vi quý...” (Mạnh Tử), lại càng không hô hào chung chung (kiểu lấy dân làm gốc), mà chỉ là: Đông thì chật/ ít thì thưa/ chẳng bao giờ thấy dư thừa thường dân. Đúng lắm thay! đã là kiếp thường dân thì dù ở bất cứ phương trời nào cũng phải bươn đất, lật cỏ mà sống, chứ chẳng bấu bám, và nhất là chẳng tranh đoạt được chút gì của ai. Không những thế mồ hôi và nước mắt của người thường dân không chỉ để tay làm hàm nhai cho riêng mình mà còn phải để dành một phần không nhỏ đóng góp cho sự tồn tại của xã hội, nên đời nào, kiếp nào cũng thấy thiếu chứ nào có thừa thường dân. Với những từ chật, thưa, dư thừa trong hai câu thơ trên thoạt nghe có vẻ hài hước, trào lộng, nhưng ngẫm kỹ mới thấy nó hàm chứa một điều gì đó thật chua chát, phũ phàng, bởi thân phận tầm thường của tầng lớp thường dân như thể con ong cái kiến.