LỜI BÌNH CỦA NT NGUYỄN HÀN CHUNG (Quảng Nam )
Thường
dân là một trong số những bài thơ đoạt giải A cuộc thi thơ lục bát báo Văn
nghệ năm 2003. Nhà thơ Vũ Quần Phương cho rằng: Bài thơ Thường dân ca ngợi trong giọng điệu chất chứa đòi lại lẽ công
bằng cho người lao động. Ý thơ không mới, nhưng tác giả có những câu thơ chững
chạc, khái quát cao có sức ám ảnh người đọc.
Đông
thì chật, ít thì thưa/ chẳng bao giờ thấy dư thừa thường dân. Trong hai câu
thơ đầu tác giả đã chưng cất một chút đắng thoảng qua trong vị ngọt ngôn từ, chỉ
những ai rất mực thường dân mới đồng cảm được. Sau đó tác giả nêu hàng loạt những
phẩm chất: chân đất đầu trần, cây mác cây
chông, xanh rì, dốc lòng cởi dạ, ồn ào mà vẫn lặng im...khắc hoạ vẻ đẹp thuần
khiết của những con người.
Thấp
cao đâu có làm chi/ cỏ ngàn năm vẫn xanh rì cỏ thôi. Tôi nghĩ rằng những
chi tiết tác giả khái quát và cho đấy là phẩm chất của thường dân thì hơi quá
chung. Những đặc điểm ấy là của người nông dân chính hiệu chứ thường dân mà không
là nông dân chắc gì có được.
Hai câu đầu khai mở vấn đề thật diệu đã
thả neo vào lòng người một sự hứng thú không dứt ra được. Tuy nhiên tôi rất tiệc,
giá như tác giả thay từ dư trong từ
ghép dư thừa, bằng một từ nào đấy, từ
nơi chẳng hạn, hàm nghĩa từ vựng sẽ nâng
tầng câu thơ lên, có sức ám ảnh lớn hơn nhiều. Bất cứ nơi nào, dù là chốn công
môn, quyền quý hay giữa chợ đời cũng phải lấy trái tim thường dân làm thước do
chân giá trị con người thì mới có thể Hoà
vào trời đất mà xanh được. Dụng từ vô cảm chẳng chuyển tải được sự gì. Tuy
nhiên đây cũng chỉ là thiển ý mang tính chủ quan của một người.
Hoà
vào trời đất mà xanh/ vô tư mấy kiếp mới thành thường dân. Hai câu cuối cùng
với hai câu đầu tạo thế gọng kìm tương thích, đùm bọc cho mười hai câu giữa đủ
toả sáng. Lời bình đạm mà ý thâm mang ý vị triết lý nhân sinh, khẳng định cái vẻ
đẹp vĩnh hằng của cỏ - những con người chỉ có ước mơ đơn giản Chỉ mong ấm áo no cơm. Nhưng khẳng định
mong ước đó là của thường dân thì có vẻ chung nhất, không cụ thể hoá vấn đề,
thiếu sức thuyết phục bạn đọc. Thường dân cũng có dăm bảy loại thường dân. Có
loại thường dân cự phú, thường dân mà khuynh loát cả triều đinh... Các loại thường
dân ấy mà chỉ mong Ấm áo no cơm thôi đâu?
Ấm áo no cơm phải là ước mơ ngàn đời
của người lao động nghèo, người nông dân, còn khi người nông dân đã trở thành
phú nông, địa chủ rồi thì còn ai xem họ là nông dân được nữa.
Bài thơ đoạt giải cao rồi vẫn còn có
chỗ để bàn. Chứ sao.
(In trên TC Văn- Hội NV thành
phố HCM, SỐ 15, tháng 2/2004)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét