HIỆN TƯỢNG TÂNG BỐC THƠ CỦA GIỚI CHỨC VIỆT NAM
Từ trái sang: Nhà văn Võ Thị Xuân Hà, nhà thơ Hữu Thỉnh, "nhà thơ" Hoàng Quang Thuận, PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn |
Hiện tượng tâng bốc thơ của giới chức Việt Nam
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2012-08-25
Trong nhiều năm qua nền văn học Việt Nam
không xuất hiện một tập thơ xuất sắc nào, có lẽ đó là lý do để người
ta chú ý đến một tác giả khi tác phẩm của ông hay bà ta gây sự chú ý
của dư luận qua một số bài viết ồn ào, vượt quá sự chừng mực của một
bài phê bình văn học.
Tác phẩm đang gây tiếng động và được soi
dưới nhiều khía cạnh mà phần tiêu cực áp đảo mọi cố gắng nhằm đưa nó
lên ngang hàng với những danh tác thế giới. Đó là tập thơ viết về núi
non Yên Tử của ông Hoàng Quang Thuận.
Hay đến lạnh người
Tác phẩm “Thi Vân Yên Tử” là một tập thơ được nhiều văn nghệ sĩ, phê bình gia cho là mang đậm chất Thiền gồm những bài thơ đường luật được sáng tác bởi Giáo sư TS Hoàng Quang Thuận. Ông Thuận là viện trưởng của một viện khoa học thông tin cấp nhà nước chứ không phải là một người kiếm sống bằng nghề làm thơ hay ít ra sáng tác thơ như một thúc bách của tâm hồn.
Hay đến lạnh người
Tác phẩm “Thi Vân Yên Tử” là một tập thơ được nhiều văn nghệ sĩ, phê bình gia cho là mang đậm chất Thiền gồm những bài thơ đường luật được sáng tác bởi Giáo sư TS Hoàng Quang Thuận. Ông Thuận là viện trưởng của một viện khoa học thông tin cấp nhà nước chứ không phải là một người kiếm sống bằng nghề làm thơ hay ít ra sáng tác thơ như một thúc bách của tâm hồn.
“Thi Vân Yên Tử” bắt đầu gặp sóng gió
khi Tạp chí Nhà Văn tổ chức buổi hội thảo mang tên “Hoàng Quang Thuận
với non thiêng Yên Tử” với những bài tham luận khen ngợi hết mức từ cửa
miệng của những người như Dương Kỳ Anh, Hữu Thỉnh, Hữu Ước, Nguyễn Hữu
Sơn, Nguyễn Trọng Tân, Đỗ Ngọc Yên, Nguyễn Văn Dân, Hữu Việt, Ngô Văn
Phú, Hoàng Hữu Đản….
Những chức sắc trong giới ngoại giao và
tuyên huấn cũng có mặt trong buổi hội thảo như các ông Nguyễn Di Niên –
nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; ông Nguyễn Thanh Sơn – Thứ trưởng Bộ
ngoại giao; PGSTS Nguyễn Hồng Vinh – Chủ tịch Hội đồng LLPB VHNT Trung
ương; TS Lê Thị Bích Hồng – Vụ phó Vụ Văn hóa Văn nghệ, Ban Tuyên giáo
trung ương; Trung tướng, nhà văn Hữu Ước.
Nhà thơ Hữu Thỉnh, chủ tịch Hội Nhà Văn khen nức nở một trong những bài thơ của Hoàng Quang Thuận rằng “Đây
là bài thơ tiêu biểu cho hai bút pháp thiêng liêng hóa và đời thường
hóa, nhân vật trong bài thơ này phải là người tu đắc đạo mới lấy trăng
thay cho giường chiếu mà không sợ phàm tục, nhìn thấy trong trăng còn
nhiều trăng nữa, tức là qua một vật mà nhìn thấy cái vô biên của vạn
giới.”
Còn nhà thơ Dương Kỳ Anh, cựu Tổng Biên tập báo Tiền Phong thì nhận xét:
“Khi tôi đọc lại những tập thơ
của Hoàng Quang Thuận để tìm những câu thơ hay cho tập sách mà
tôi đang tuyển chọn, tập “Những câu thơ hay đến lạnh người”
(tuyển chọn thơ hay Đông, Tây, kim, cổ), trong tôi bỗng ngân lên:
... Sớm cưỡi mây chơi cùng non biếc
Đêm về bến nghỉ lót trăng nằm
Tiếng sáo thiền ca vui bất tận
Ngập tràn Yên Tử trăng trong trăng...
Đêm về bến nghỉ lót trăng nằm
Tiếng sáo thiền ca vui bất tận
Ngập tràn Yên Tử trăng trong trăng...
Quả là những câu thơ hay đến lạnh người, những câu thơ nằm trong tiềm thức của tôi, tôi đã thuộc lòng, những câu thơ mà tôi đồ rằng nó đã nhập vào Hoàng Quang Thuận như người ta nhập đồng.Nhà thơ Dương Kỳ Anh
Quả là những câu thơ hay đến
lạnh người, những câu thơ nằm trong tiềm thức của tôi, tôi đã
thuộc lòng, những câu thơ mà tôi đồ rằng nó đã nhập vào
Hoàng Quang Thuận như người ta nhập đồng. Bởi khi đọc lại các
bài cổ thi của các nhà thơ Việt Nam, các bài thơ của các nhà
thơ đời Đường... Tôi khó mà phân biệt đâu là xưa, đâu là nay,
đâu là cổ, đâu là tân, nó như là một sự ám ảnh của tâm linh.”
Hình như sợ không đủ “công năng” minh
họa cái huyền bí cho thơ của Hoàng Quang Thuận, Dương Kỳ Anh đem gia
phả của nhà thơ ra để thuyết phục người đọc khi viết:
“Đến nhà Hoàng Quang Thuận ở
Sài Gòn tôi mới biết, vợ anh chị Phạm Thị Kim Thanh là hậu
duệ hoàng tộc nhà Nguyễn, còn Hoàng Quang Thuận (sinh năm 1953
ở Quảng Bình) là cháu mấy đời một thái y nổi tiếng thời
Nguyễn.”
Chưa hết Dương Kỳ Anh làm cho người đọc
bài viết của ông xấu hổ lây khi ông nhảy cóc sang khen cô con dâu của
tác giả, một thiếu nữ Thái Lan lấy con của nhà thơ mà sắc đẹp của cô
lại... trôi tuột vào thơ của cha chồng! Dương Kỳ Anh viết:
“Hôm cưới con trai đầu của anh từ
Mỹ về, cả hội trường vỗ tay rào rào khi cô dâu và chú rể
xuất hiện. Cô con dâu người Thái Lan đẹp như hoa hậu làm vợ
chồng tôi cứ ngây ra nhìn...
Và, tôi liền nhớ tới bài thơ Núi ngọc mỹ nhân của anh:
Mây ôm người ngọc đang say ngủ
Mình trần mây trắng Ngọc mỹ nhân
Có phải ngàn năm say thiền mộng
Thần tiên đâu biết có cõi trần.”
Mình trần mây trắng Ngọc mỹ nhân
Có phải ngàn năm say thiền mộng
Thần tiên đâu biết có cõi trần.”
“Thi Vân Yên Tử” tuy nhiên không vì sự
có mặt của những nhân vật vừa nói hay những lời khen hợm hĩnh mà được
nâng lên một tầm cao khác, cao hơn giá trị thật của chính nó. Lý do
khiến nó bị phê phán, thậm chí lên án có nhiều nhưng thấy rõ nhất là
bản thân nó quá dở, dở đến nỗi rất nhiều văn nghệ sĩ cho là nó không
phải là thơ, nhất là thơ mang tâm thức Thiền như tác giả tự nhận.
Nhận xét về mức độ dở của tập thơ “Thi Vân Yên Tữ” nhà phê bình văn học Trần Mạnh Hảo thẳng thắn:
“Tôi thấy rằng thơ của ông Hoàng
Quang Thuận mà tôi đã đọc hết hai tuyển tập là Thi Vân Yên Tử và Hoa Lư
Thi Tập tôi thấy thơ ông hình như không có bài nào đáng gọi là thơ
cả.Ông này chưa biết một bài thơ luật Đường như thế nào. Niêm luật
không biết và viết ngang phè phè. Ông viết theo kiểu thấy con kiến thì
tả ngay con kiến và nói gọn lại nó là thứ thơ con cóc.”
Cả một hệ thống truyền thông đua nhau xưng tụng
Hiện tượng cả một hệ thống báo chí ngợi khen một tập thơ tầm thường làm cho người ta thấy lạ lẫm và ngạc nhiên. Từ ngạc nhiên đi đến tìm hiểu và chống đối khi phát hiện ra lắm chi tiết lố bịch. Không ai có thể tưởng tượng được rằng hàng trăm cơ quan truyền thông lớn và khô khan trong vấn đề văn nghệ như báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân, Văn Nghệ, Văn Nghệ Trẻ, Văn Nghệ Quân Đội, An Ninh Thủ Đô, Hà Nội Mới, Đài Truyền Hình Việt Nam, Đài Tiếng Nói Việt Nam, Đài Truyền Hình Hà Nội, và nhất là Tạp Chí Nhà Văn…đua nhau viết những bài xưng tụng nhà thơ một cách dị thường.
Cả một hệ thống truyền thông đua nhau xưng tụng
Hiện tượng cả một hệ thống báo chí ngợi khen một tập thơ tầm thường làm cho người ta thấy lạ lẫm và ngạc nhiên. Từ ngạc nhiên đi đến tìm hiểu và chống đối khi phát hiện ra lắm chi tiết lố bịch. Không ai có thể tưởng tượng được rằng hàng trăm cơ quan truyền thông lớn và khô khan trong vấn đề văn nghệ như báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân, Văn Nghệ, Văn Nghệ Trẻ, Văn Nghệ Quân Đội, An Ninh Thủ Đô, Hà Nội Mới, Đài Truyền Hình Việt Nam, Đài Tiếng Nói Việt Nam, Đài Truyền Hình Hà Nội, và nhất là Tạp Chí Nhà Văn…đua nhau viết những bài xưng tụng nhà thơ một cách dị thường.
Giải thích việc này nhà phê bình Trần Mạnh Hảo cho biết:
“Phải nói rằng rất là lạ khi ông này
làm thứ thơ giả, thơ ăn cắp như vậy nhưng lại được Đài Truyền Hình Việt
Nam làm hàng chục bộ phim ca tụng thơ ông ấy là thơ thiền hiện đại.
Nói tóm lại cả ba thi hào dân tộc là Nguyễn Du, Nguyễn Trãi và Hồ Xuân
Hương cũng chưa bao giờ được một phần mười cái vinh dự lên Đài Truyền
Hình Việt Nam nhiều như ông Hoàng Quang Thuận.
Ông ta là Viện Trưởng Viện Khoa Học
Viễn Thông nhưng lại được Hội Nhà Văn tổ chức hội thảo tác phẩm Thi Vân
Yên Tử của ông ta lại có rất nhiều người tên tuổi xúm vào khen ông ta
là thơ hay đến lạnh cả người. Tôi thấy đây là một hiện tượng tiêu biểu
của nền văn hóa Việt Nam đã xuống dốc đến tận đáy, tức là những kẻ rơm
rác, những kẻ ma giáo nhất, lưu manh nhất được tung hô là thiên tài.”
Không những tài năng làm thơ của ông
không được người đọc chấp nhận Hoàng Quang Thuận còn bị cáo buộc là ăn
cắp ý tưởng trong cuốn sách mang tên: “Chùa Yên Tử, Lịch sử - truyền
thuyết di tích và danh thắng” của tác giả Trần Trương, Trưởng Ban quản
lý Yên Tử. Sự phát hiện này do một người bạn của Hoàng Quang Thuận là
luật sư Nguyễn Minh Tâm phân tích qua bài viết công phu mang tựa “Thi
Vân Yên Tử được sao chép từ đâu?”
Luật sư Tâm đã mang ra 15 bài viết trong
cuốn sách của tác giả Trần Trương tả những cảnh sắc và nét đẹp của
chùa Yên Tử và so sánh tất cả các ý đó được ông Hoàng Quang Thuận xào
nấu lại thành 15 bài thơ trong tuyển tập của mình.
Như vậy trong giới văn chương người ta gọi là đạo văn. Trong giới giang hồ, xã hội đen gọi là ăn cắp.
Ông Thuận không ngừng lại ở Hà Nội và
Sài Gòn, ông muốn mang tác phẩm của ông đi xa hơn, xa tới tận Thụy
Điển, vào ngay văn phòng của giải Nobel bằng tác phẩm mà ông vay mượn ý
tứ từ người khác ấy. Nhà thơ Trần Mạnh Hảo kể những câu chuyện có liên
quan đến dự tính cao cả này:
Chính đài truyền hình Việt Nam đã tiếp thị đến tận cùng cho ông Thuận đưa cuốn thơ không phải là thơ ra để lừa người dân Việt Nam để bán lấy số tiền khủng khiếp như vậy. Ông ta đã thu hàng trăm tỷ đồng bằng cú lừa do đài truyền hình Việt Nam tiếp thị.
Nhà phê bình Trần Mạnh Hảo
“Ông Thuận muốn trở thành người Việt
Nam đầu tiên lãnh giải Nobel văn chương. Ông ấy đưa tập thơ ăn cắp của
ông ta được in rất đẹp và trong lời ông nói trong một băng video mà tôi
nghe khi nó được phát trên đài truyền hình Việt Nam thì ông ấy nói như
thế này: Tôi và trung tướng Hữu Ước làm 10 đêm thơ về Thi Vân Yên Tử ở
Hà Nội và đã thu được 32 tỷ đồng.
Con số khủng khiếp vô cùng vì ông này
kết hợp với ông Hữu Ước là một tướng công an thì nó thành một siêu
quyền lực. Tất cả các đại gia ở Hà Nội và Sài gòn đều sợ hãi hai ông
này. Ông Thuận từng tuyên bố Bộ chính trị và Thủ tướng chính phủ hầu
như đều nằm trong tay ông ta. Vậy ông ta là người khuynh đảo cả chính
trường Việt Nam. Cả ban Lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam, ông ta tuyên
bố như vậy.
Trong nhà ông ta chụp hình với tất cả
các đời Tổng Bí Thư và vì vậy ông ta và ông Hữu Ước đi dọa các đại gia
thì họ bắt buộc phải đi dự đêm thơ của ông. Hơn thế họ phải nịnh ông
ta bằng cách mua các cuốn thơ ấy thay vì giá 2 trăm ngàn thì họ trả hai
trăm triệu!”
Đài truyền hình Việt Nam là nơi có công
mang thơ ông Hoàng Quang Thuận đi rất xa. Rất nhiều bài viết núp dưới
dạng phim tài liệu và phóng sự để ca tụng tập thơ “Thi Vân Yên Tử” của
ông Thuận . Một trong những lời ca ngợi ấy được thấy trên Youtube:
"“Thi vân yên tử” là những giòng cảm
xúc bằng thơ được khơi nguồn từ những bước chân thành của Hoàng Quang
Thuận đến vùng đất Phật Việt Nam, tông phái Trúc Lâm và từ thiền cảnh
này công năng ẩn tánh đã cảm ứng tâm hồn khoa học ngoại đạo bỗng chốc
trở thành thi sĩ: Sơn lâm kỳ thú cảnh thần tiên/Vượt chín tầng mây tới
cõi thiền… đó chính là một trong những căn duyên mà thơ Hoàng Quang
Thuận cảm xúc với danh sơn Yên Tử."
Nhận xét về những bài viết vượt qua sự
thật, vượt qua điều mà tập thơ thực sự ẩn chứa của đài truyền hình VTV,
nhà phê bình Trần Mạnh Hảo phê phán:
“Chính đài truyền hình Việt Nam đã
tiếp thị đến tận cùng cho ông Thuận đưa cuốn thơ không phải là thơ ra
để lừa người dân Việt Nam để bán lấy số tiền khủng khiếp như vậy. Ông
ta đã thu hàng trăm tỷ đồng bằng cú lừa do đài truyền hình Việt Nam
tiếp thị. Tôi hỏi Đài truyền hình Việt Nam có còn là một đài truyền
hình tử tế hay không? Hay chỉ nằm trong tay những con buôn chính trị,
kinh tế và văn hóa?"
Thơ hay thường không được chấp nhận
nhanh như tác phẩm đầy tranh cãi này. Thơ hay lại càng khó bán với cái
giá như ông Thuận thú nhận. Phía sau những bài thơ ấy là ân oán giang
hồ, là những thỏa thuận đen tối của các thế lực ngầm đang quản thúc và
khống chế các ngòi viết lương thiện.
Có một lý do để bênh vực cho những bài
viết đang bị cáo buộc là rẻ tiền và táng tận lương tâm nhằm quảng cáo
cho tập thơ đó vì nhận thức về cái hay trong thơ của những người viết
bài quá khác biệt với những quy tắc phổ quát trong cảm nhận thẩm mỹ thi
ca. Nếu sự khác biệt này có thể xem là sáng tạo, thì sự sáng tạo nhằm
kiếm tiền ấy tinh vi lắm vì chúng không bị mang tiếng hối lộ, một tội
danh có thể mang đến án tù hình sự.
Nhưng nếu kiếm tiền bằng cách này thì
chính thơ ca sẽ bị mang vào tù không có ngày ra, và phải chăng đây
chính là hình phạt nặng nề nhất cho những ai đang sống về nghề viết
lách?
Nguồn: RFA Việt ngữ.
Nguồn: RFA Việt ngữ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét