Trang

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

TRIỀU ĐÌNH


TRIỀU ĐÌNH

Võ Trung Hiếu
imagesTriều đình
Một bản tấu dâng
Một ánh mắt quắc lên
Dăm ba chiếc đầu rơi xuống
Hàng trăm thân phận dập vùi …
Triều đình
Xông xênh hai hàng bá quan văn võ
Cuộc cờ lúc đen lúc đỏ
Ai phải – ai trái
Ai lớn – ai nhỏ
Ai trọng – ai khinh …
Triều đình
Nay phủ chúa, mai cung vua
Nhưng long bào có màu của đất
Vua chúa không sinh ra từ đáy ngai vàng
Mà là người thật
Người thật nghĩa là từ dân mà ra …
Triều đình
Lắm người nhiều ma
Những cuộc chiến triền miên
Phụ nữ – bạc tiền – ngai vàng – lãnh thổ
Thịt nát, xương tan, máu đổ
Hỉ-nộ-tham-sân-si-ái-ố
Bao giờ rủ lòng, buông kiếm dừng tay ?
Triều đình
Ai tỉnh ai say …
Ai trung thần, ai ái quốc ?
Ai sẵn lòng thắp mình thành đuốc
Soi đường trong đêm ?
Triều đình
Lịch sử bao lần gọi tên
Minh quân khác hôn quân
Minh chúa không đi cùng bạo chúa
Vàng ròng không sợ lửa
Cây lúa chín biết cúi đầu
Cho xã tắc bền lâu…
Triều đình
Bao cuộc bể dâu
Lòng dân vững thì cơ đồ vững
Lòng dân là thế trận
Không dân cũng chẳng còn triều …
Triều đình
Thành quách ngất trời rồi cũng rong rêu
Vua hay chúa cũng đến ngày thiên cổ
Vùi mình nhạt nhoà trong trập trùng lăng mộ
Ai thấu hết nỗi buồn …
Ai chạm được niềm vui ?
Nhân dân mới là hoàng đế không ngai
Quan nhất thời, dân luôn vạn đại
Ngồi nhìn rong rêu nghĩ chuyện triều đình
Nghe cát bụi nói những lời thông thái …
Ngoài kia mênh mông ngút ngàn bờ bãi
Kinh thành nào trong lòng ta ?

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

Có nhiều thứ đã từ lâu tận thế


Có nhiều thứ đã từ lâu tận thế
Bài thơ của bạn Hiền Giang
Tận thế ư? Thật tình tôi chả sợ
Báo mỗi ngày đăng toàn những chuyện buồn
Khi cuộc sống hắt những ngày nặng trĩu
Thì có khi tận thế lại còn hơn

Tôi thấy quanh tôi hàng triệu nỗi buồn
Những câu hỏi im lìm trong đáy mắt
Những dối trá đang nhấn chìm sự thật
Những lời hứa vô tâm, những dự án vô hồn
Lên mạng online để càng thêm cô đơn
Nhà cửa càng rộng lòng người càng chật
Tiền vào túi mà chữ tình rơi mất
Ôi cuộc đời vụng dại những vòng si
Tận thế ư, tôi chả thấy sợ gì
Có nhiều thứ đã từ lâu tận thế
Người ta đua nhau mua gạo, mua mì
Tôi nhắm mắt thấy thiên đường hết vé
Tận thế ư? Bạn làm ơn nói khẽ
Kẻo tôi giật mình vỡ mộng Nam Kha …
15.12.2012

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

ẨN NGHĨA TRONG BÀI THƠ THƯỜNG DÂN


Phạm Hoài Ngọc hiện là hiệu trưởng trường THPT Nam Duyên Hà (huyện Duyên Hà, Thái Bình) vừa là người yêu thơ vừa sáng tác thơ, trên tạp chí Văn nghệ Thái Bình số tháng 10/2012 có giới thiệu một chùm thơ ba bài mới sáng tác của Ngọc. Vừa mới đây Ngọc gửi cho tôi bài viết về thơ Thường dân kèm theo thư sau:
           
Kính gửi: Anh Nguyễn Long
Bài thơ Thường dân, nhiều người đã khen và bình xác đáng và hay. Nhưng em cũng xin kể anh nghe: trong buổi liên hoan văn nghệ của một khóa học của cán bộ quản lý ngành giáo dục: gồm Hiêụ Trưởng trường THPT, trưởng khoa, viện trưởng Đại hoc...thì đã có người đọc bài Thường dân của anh và cả hội trường vỗ tay đấy.
Em cũng gửi tới anh một cảm nhận và suy nghĩ của em khi đọc bài thơ này. Chào anh, chúc anh mạnh khỏe. Em Ngọc.

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Việt Nam có 3 trong 11 nữ tướng vĩ đại nhất TG

( Theo Kienthuc.net.vn) - Những nữ tướng vĩ đại được miêu tả là các chiến binh tuyệt vời, nhà lãnh đạo tài ba trong lịch sử nhân loại. Đồng thời, họ cũng trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho những nghiên cứu văn học, lịch sử, văn hóa dân gian, thần thoại và phim ảnh.
Dưới đây là 10 nữ tướng vĩ đại nhất được vinh danh trong lịch sử:

10. Gudit
Nữ tướng Gudit.

Nữ tướng Gudit.Gudit (còn gọi là Yodit hay Judith) là một nữ tướng tài ba của Ethiopia. Bà đã  lãnh đạo quân lính tiêu diệt con cháu của Nữ hoàng Sheba, triều đại Axumite. Những câu chuyện về cuộc đời của Gudit chủ yếu được người ta kể lại cho nhau từ đời này sang đời khác và được ghi lại rất ít trong sử sách.
Gudit bắt đầu lãnh đạo cuộc nổi dậy vào năm 960 sau công nguyên AD. Sau khi một cuộc nổi dậy thành công, Gudit đã trị vì đất nước trong khoảng 40 năm và câu chuyện về những chiến thắng vang dội của bà vẫn được người Bắc Ethiopia truyền tụng muôn đời.












9. Triệu Thị Trinh
Bà Triệu, nữ anh hùng dân tộc của Việt Nam.
Bà Triệu, nữ anh hùng dân tộc của Việt Nam.Triệu Thị Trinh (hay còn gọi là bà Triệu) là nữ tướng Việt Nam đã lãnh đạo thành công trận chiến chống trả quân Ngô xâm lược đất nước. Bà Triệu từng tuyên bố với kẻ địch rằng, bà sẽ chiếm lại đất nước, đánh đuổi quân xâm lược của Trung Quốc và không chịu hạ mình làm tì thiếp cho bất kỳ ai.
Không chịu sống cảnh nô lệ khổ nhục, lớn lên bà bỏ trốn lên rừng và tập hợp một đội quân gồm hơn 1000 tráng sĩ. Bà Triệu đã chỉ huy quân lính ngăn chặn thành công ít nhất 30 cuộc tấn công của quân Ngô. Người ta kể lại, bà Triệu thường cưỡi voi và mang trên người hai thanh kiếm khi xông pha ra trân mạc.

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

CÂY NGÀN NĂM TUỔI


CÂY NGÀN NĂM TUỔI Ở LÀNG AN ĐỂ (VŨ THƯ, THÁI BÌNH)


Ảnh cây uốp mùa hè
Làng An Để thuộc xã Hiệp Hoà huyện Vũ Thư (Thái Bình) có một cây lạ, dân làng gọi là cây Uốp, tương truyền đã sống hơn 1.000 năm tuổi. Nơi đây là một trong những vùng đất cổ của vùng đồng bằng Bắc bộ. Từ thời xa xưa thuộc châu Hoàng, phủ Kiến Xương, qua nhiều đời đã thay đổi các tên gọi khác nhau như Mần Để, Ba Đậu... nằm trong dải đất Lạng Hương Mần, được nhắc đến trong nhiều sử sách của Thái Bình.
Thần tích do Đông Các học sỹ soạn từ thời Hồng Đức cho biết làng An Để trong thế kỷ thứ VI là quê bà Đỗ Thi Khương vợ của Lý Bí. Đây cũng là nơi được ông chọn làm căn cứ địa xây đồn luỹ để đánh đuổi nhà Lương. Năm 544giặc tan, ông lên ngôi vua tự xưng là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân và phong vợ là Linh Nhân hoàng hậu. Một di tích lịch sử được xếp hạng Quốc gia hiện còn lại trên mảnh đất này là ngôi miếu Vạn Xuân (còn gọi là miếu Hai Thôn) vừa là nơi thờ vua Tiền Lý Nam đế và Linh nhân Hoàng hậu Đỗ Thị Khương, vị hoàng phi đầu tiên của nước Nam, vừa là một ngôi miếu được xây dựng lại từ thời Lê Chính Hoà, được coi là một công trình kiến trúc cổ phong phú rực rỡ vào bậc nhất nhì trong kho tàng văn hoá nghệ thuật nước ta.

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

PHÁP BẢO ĐÀN KINH


Pháp Bảo Đàn Kinh là một cuốn sách khai sơn phá thạch của đạo Phật mà tĩnh lặng như không. Có nó mới có Thiền Tông Trung Hoa, mới có Zen Nhật Bản. Có nó thư pháp, thư hoạ, Đường thi mới trở thành bất hủ. Có nó mới có những kiệt tác thi trung hữu hoạ, hoạ trung hữư thi của Vương Duy, mới có những nét bút thần hồn nhiên mà tươi mát như cỏ cây hoa lá của Tề Bạch Thạch...
Ảnh hưởng của Pháp Bảo Đàn Kinh vượt xa văn hoá Phật giáo, vượt xa văn hoá phương Đông. Nó kiến tạo lại nền văn hoá Trung hoa và âm thầm kiến tạo lại nền văn hoá thế giới. Trong lĩnh vực khoa học, từ những ngữ ẩn trong Nam Hoa Kinh và Pháp Bảo Đàn Kinh mà các bậc chân nhân mới lần ra hệ thống Kinh lạc trong cơ thể con người để hoàn thiện phương pháp chẩn trị bệnh tật. Trang tử và Huệ Năng chính là hai vị Tổ sư đưa nền y học cổ truyền phương Đông lên đỉnh cao mà Y học hiện đại chỉ có thể vươn tới trong tương lai xa. Và... nói như giáo sư Phạm Công Thiện về Lục tổ Huệ Năng vị Tổ đầu tiên của Thiền: Tất cả những quyển sách khắp thế giới viết về Thiền Tông và Mật Tông đều là hý luận. Tổ sư Thiền và Như Lai Thiền không khác nhau. Chỉ có thiền đúng nghĩa là thiền của Lục tổ Huệ Năng...
Bởi giá trị của Pháp Bảo Đàn Kinh như thế nên xin đăng lại bản Kinh đó do Tỳ Kheo Thích Duy Lực dịch và chú giải để gửi tới những ai quan tâm.                  
                                                                   N.L



Lời Dịch Giả

Pháp Bảo Ðàn Kinh là một quyển Kinh chuyên hoằng Pháp Ðốn Giáo của Thiền Tông, do Lục Tổ Huệ Năng giảng và Ngài Pháp Hải ghi lại, nay đã dịch sang nhiều thứ tiếng và đã phổ biến trên thế giới.
Lục Tổ là người không biết chữ nhưng nói ra lời nào cũng đúng ý Phật. Tổ nói: Diệu lý của chư Phật chẳng dính dáng với văn tự. Như vậy người đọc nên được ý quên lời, chớ nên chấp lời nghịch ý. Như Lục Tổ nói: Nay ta gượng nói ra, khiến ông bỏ tà kiến, chớ hiểu theo lời nói, mới cho biết ít phần.
Chớ hiểu theo lời nói là chớ chấp lời mà nghịch ý; mới cho biết ít phần là được ý mà quên lời, nói được ý là phải đốn ngộ ý của Tổ, cũng là ý của Phật vậy. Phật nói: Sự suy lường phân biệt chẳng thể hiểu được pháp này. Hễ nói đã chứng thì chẳng thể tỏ rõ cho người biết, nếu nói chẳng chứng thì thuyết lý chẳng thể liễu triệt, nên pháp đốn giáo này chẳng phải muốn người hiểu theo lời, cần phải tự tin, tự tu, tự chứng, tự ngộ mới được. Nếu chỉ dùng miệng luận bàn, dùng tâm suy lường là trái với ý Tổ. Phật có nói: Như Lai dùng tất cả thí dụ để diễn đạt mọi việc thì được; nhưng chẳng thí dụ nào có thể diễn đạt pháp này. Tại sao vậy? Vì tự tánh bất khả tư nghì, tâm trí chẳng đến được. Vậy phải tin rằng: miệng luận bàn, tâm suy lường là việc chướng đạo vậy.
Ðối với pháp thế gian thì dùng miệng luận bàn, dùng tâm suy lường có thể thấu hiểu được; với pháp xuất thế gian dùng miệng luận bàn, dùng tâm suy lường lại càng xa với Ðạo. Cổ Ðức nói: Ðối với việc này, có tâm chẳng thể cầu, vô tâm chẳng thể đắc, ngôn ngữ chẳng thể thông đạt, im lặng chẳng thể thấu suốt. Quyển Kinh này, mỗi phẩm đều có tỏ bày ý chỉ như thế, xin độc giả tự xét kỹ xem! Nói tóm lại, PHÁP ÐỐN GIÁO này là khai thị cho người học Ðạo để y theo CHÁNH PHÁP tu hành cho đến đốn ngộ mà thôi.

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

Thiền và kinh tế học


Thuỷ tự mang mang hoa tự hồng”



Am trung bất kiến am tiền vật
Thủy tự mang mang hoa tự hồng

Khuếch Am thiền sư 

Thiền đang là cái mốt thời thượng, đâu đâu cũng thấy sách vở về thiền, đâu đâu cũng thấy các lớp tập thiền. Thiền để cải ác quy thiện, để xóa bỏ phiền não, thiền để sáng suốt làm việc, để phục hồi nguyên khí nhằm có sức bày mưu tính kế giữa hai hồi đấm đá, để tĩnh tâm đối phó với các đối thủ kinh doanh đối thủ chính trị, thiền để chữa bệnh cho sống lâu trăm tuổi,  thiền để quên đi sự đau khổ khi bị tình phụ và quên đi tội lỗi khi phụ tình, thiền để đưa mình vào thế giới thanh cao giữa muôn loài chúng sanh tạp nhạp…, thiên hình vạn trạng biến hóa khôn lường.

Có lẽ thiền sư Nhất Hạnh hiện là người đi “quảng bá” thiền nhiều nhất. Những lớp giảng thiền, những buổi hướng dẫn tập thiền của ông ở nước ngoài được rất nhiều người theo học, sách vở về thiền và những bài giảng về thiền của ông được in, được lưu hành trên mạng Internet nhiều nhất. Ông là người “hiện đại hóa” thiền, là người nỗ lực đưa thiền “cập nhật” vào mọi lĩnh vực của đời sống.

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Miền thơ Trần Nhuận Minh


 THƠ TRẦN NHUẬN MINH
Ông là một Nhà Thơ -nguyên Chủ tịch Hội VNNT Quảng Ninh. Người có công xây dựng nền thơ Quảng Ninh thời hiện đại và là một trong những người xây dựng Hội VHNT Quảng Ninh lớn mạnh.
Không chỉ vậy, từ bài thơ khắc trên vách núi Truyền Đăng của Nhà Vua Thi Sĩ Lê Thánh Tông năm 1468, ông còn là người bật ra ý tưởng và góp phần thành công trong việc ra đời NGÀY THƠ QUẢNG NINH 29-3. Theo Nhà thơ Hữu Thỉnh -Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam thì: NGÀY THƠ QUẢNG NINH 29-3 là một trong những  tiền lệ dẫn đến hình thành và ra đời NGÀY THƠ VIỆT NAM Rằm tháng giêng. Đó là một thực tế của lịch sử Ngày thơ Quảng Ninh, ngày truyền thống của đời sống thi ca Quảng Ninh. Một thời gian dài qua gần 20 năm -20 lần Ngày thơ Quảng Ninh đã được tôn vinh với vầng hào quang thi ca trên vùng đất Đông bắc Tổ Quốc. 



Nhà thơ TRẦN NHUẬN MINH
Nguyên Chủ tịch Hội VHNT Quảng Ninh
Hiện là ủy viên Hội Đồng Thơ Việt Nam
Tên thật: Trần Nhuận Minh
Sinh năm: 1944
Nơi sinh: Nam Thanh - Hải Dương
Bút danh: Trần Nhuận Minh, Trần Bình Minh
TÁC PHẨM TRẦN NHUẬN MINH

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012

DIỄN VĂN CHIẾN THẮNG CỦA ÔNG OBAMA


Diễn văn chiến thắng của ông Obama

Cảm ơn. Cảm ơn. Cảm ơn các bạn rất nhiều.

Đêm nay, hơn 200 năm sau thuộc địa cũ giành quyền tự định đoạt số phận, nhiệm vụ hoàn thành một liên minh lại phải tiếp tục tiến về phía trước.
 



Tiến về phía trước vì các bạn. Tiến về phía trước vì các bạn đã xác nhận một lần nữa tinh thần đã giúp chúng ta chiến thắng cả chiến tranh và suy thoái, tinh thần đã đưa đất nước khỏi vực sâu thất vọng tới đỉnh cao hy vọng. Niềm tin rằng trong khi mỗi chúng ta sẽ theo đuổi một giấc mơ riêng, thì chúng ta vẫn là một gia đình Mỹ và chúng ta đi lên hay thất bại cùng nhau với tư cách một quốc gia, một dân tộc.

Trong cuộc bầu cử tối nay, các bạn, những người Mỹ, nhắc nhở chúng ta rằng con đường vẫn còn chông gai, trong khi hành trình của chúng ta vẫn còn dài, chúng ta phải tự nâng mình dậy để tranh đấu, và từ trong trái tim chúng ta biết rằng điều tốt đẹp nhất vẫn chưa đến với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. 


Tổng thống Obama và gia đình trong lễ diễn văn. (Nguồn: Yahoo News)
Tôi muốn cảm ơn mọi người dân Mỹ đã tham gia vào cuộc bầu cử, dù các bạn được bỏ lá phiếu đầu tiên hay phải xếp hàng dài chờ đợi.

Nhân đây, chúng ta cần khẳng định rõ rằng, dù các bạn giơ khẩu hiệu ủng hộ Obama hay Romney, thì các bạn cũng đã làm cho tiếng nói của mình được lắng nghe. 

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012

VƯƠNG CHIÊU QUÂN LÀ NGƯỜI THÁI BÌNH?


Vương Chiêu Quân là người Thái Bình?
(ĐVO) Chính sử Trung Hoa ghi rằng đại mỹ nhân Vương Tường, tức Vương Chiêu Quân quê ở làng Tỷ Quy thuộc Nam Quận, nay là huyện Hưng Sơn tỉnh Hồ Bắc. Tuy nhiên, một giả thuyết mới được đưa ra, một trong "tứ đại mỹ nhân" nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc là người Việt, quê ở làng Diêm Tỉnh, nay thuộc xã Thụy Dũng huyện Thái Thụy, Tỉnh Thái Bình. Hiện ở đó còn ngôi đền thờ nàng, và thần tích ghi rõ nàng sinh ở đó.

Con của thần rắn?
Người làng Diêm Tỉnh cho rằng chỉ biết đền thờ Vương Chiêu Quân đã có từ “ngày xửa ngày xưa” chứ không ai biết nó được dựng cụ thể vào năm nào. Nhưng ai cũng biết đó là đền thờ Vương Chiêu Quân, mà người làng gọi là “bà Chúa”, do vậy đền cũng được mang tên là “đền bà Chúa”. Hỏi có phải “Chiêu Quân cống Hồ” không? Ai cũng khẳng định một cách đầy tự hào rằng phải. Bản thần tích của đền (do cụ Hoàng Ngọc Phin, năm nay 84 tuổi, đang giữ) ghi là được chép lại từ năm đầu đời vua Lê Chiêu Thống (Bính Ngọ - 1786) và đến năm Khải Định thứ 8 (Giáp Tý -1924) thì sửa lại.

Thần tích cho biết, thời thuộc Hán, ở “phủ Hạ bát đụn trang” (bát đụn nghĩa là 8 cái gò, Diêm Tỉnh là làng được lập nên bởi 1 trong 8 cái gò ấy, các gò còn lại là các làng Vạn Đồn, Lưu Đồn, An Cố, Phương Man, Tu Trình, Ô Trình, Quảng Nạp) có ông Vương Thức học rộng, tài cao, được triều đình cử làm thái thú Kim Thành. Vương Thức lấy vợ là Phạm Thị Dụ. Chẳng bao lâu bà Dụ có thai.

Nàng Vương Chiêu Quân- một trong "Tứ đại mỹ nhân" của Trung Hoa.Ảnh minh họa
Thần tích ghi lại rất nhiều chi tiết… thần, như đêm 12 tháng 3 bà Dụ mơ thấy con rắn quấn vào mình. Cũng đêm ấy bà mãn nguyệt khai hoa, sinh một quý nữ. Khi bà sinh, có 3 con rồng xuất hiện trên bầu trời, cùng lúc đó tại kinh thành nhà Hán có ba tiếng động lớn “chấn động sơn hà” và hàng đàn muông thú không biết từ đâu lũ lượt kéo về. Vương Thức đặt tên con là Vương Tường. Năm 14 tuổi thì Vương Tường không chỉ nổi tiếng là bậc “quốc sắc thiên hương” mà còn nổi tiếng là người thông tuệ, cầm kỳ thi họa môn gì cũng giỏi.

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

NHÂN DÂN

NGUYỄN TRỌNG TẠO

Nguyễn Trọng Tạo




Có thể thay quan, không thay được Nhân Dân
Thay tên nước, không thể thay Tổ Quốc
Nhưng sự thật khó tin mà có thật
Không thể thay quan dù quan đã thành sâu!

Quan thành dòi đục khoét cả đất đai
Vòi bạch tuộc đã ăn dần biển đảo
Đêm nằm mơ thấy biển Đông hộc máu
Những oan hồn xô dạt tận Thủ Đô

Những oan hồn chỉ còn bộ xương khô
Đi lũ lượt, đi tràn ra đại lộ
Những oan hồn vỡ đầu gãy cổ
Ôm lá cờ rách nát vẫn còn đi

Đi qua hàng rào, đi qua những đoàn xe
Đi qua nắng đi qua mưa đi qua đêm đi qua bão
Những oan hồn không sức gì cản nổi
Đi đòi lại niềm tin, đi đòi lại cuộc đời

Đòi lại những ông quan thanh liêm đã chết tự lâu rồi
Đòi lại ánh mặt trời cho tái sinh vạn vật…
Tôi tỉnh dậy thấy mặt tràn nước mắt
Nước mắt của Nhân Dân mặn chát rót vào tôi.

Ôi những ông quan không Dân trên chót vót đỉnh trời
Có nhận ra tôi đang kêu gào dưới đáy
Cả một tỷ tôi sao ông không nhìn thấy?
Vì tôi vẫn là người mà ông đã là sâu!…

10.2012
Theo blog NTT



Nhân đọc bài thơ trên xin giới thiệu lại một bài thơ trước đây của ông
TẢN MẠN THỜI TÔI SỐNG
NGUYỄN TRỌNG TẠO                      
Như con chiên sùng đạo chợt bàng hoàng                  
Nhận ra Chúa chỉ ghép bằng đất đá

1.  
Những bông hoa vẫn cứ nở đúng mùa
Như thời đã đi qua, như thời rồi sẽ đến
Nhưng cái thời tôi sống hẳn khác xưa
Trong bài hát thêm bom rơi, và súng  

Anh yêu em anh phải đi ra trận
Vợ yêu chồng biết chờ đợi, nuôi con
Đất yêu người đất nhận làm lá chắn
Hai mươi năm không nguôi lửa chiến trường  

Hai mươi năm không ngày nào vắng người chết đạn
Khăn tang bay người sống trắng mái đầu
Đâu cũng gặp những nghĩa trang liệt sĩ
Chiến tranh chấm dứt rồi mà nào dễ tin đâu!   

2.  
Những bông hoa vẫn cứ nở đúng mùa
Nhưng màu hoa thời tôi thì có khác
Xe đến công trường bay mù bụi cát
Màu hoa thường lấm bụi suốt mùa khô 

Lúa ngậm đòng lụt bão đến xô bồ
Nhà đang dựng thiếu xi măng, thiếu gạch
Bao đám cưới chưa có phòng hạnh phúc
Mây ngổn ngang lam lũ những dáng người 

Anh nhớ em nhớ về phía cuối trời
Nơi đất mới khai hoang chân em dầm trong đất
Em nhớ anh nhớ về nơi bóng giặc
Cứ rập rình quanh cột mốc đêm đêm 

Gió thầm thào như chẳng thể nguôi yên
Gạo thịt cửa hàng nhiều khi không đủ bán
Con phe sục khắp ga tàu bến cảng
Giá chợ đen ngoảnh mặt với đồng lương… 

Có bao người ước cuộc sống bình thường
Như một thuở xa xôi mình đã có
Thuở miếng ăn không phải bàn đến nữa
Thuở chiến tranh chưa chạm ngõ nhà mình 

Có bao người bạc bẽo với quê hương
Thả số phận bập bềnh vào biển tối
Thời tôi sống có bao nhiêu câu hỏi
Câu trả lời thật không dễ dàng chi!... 

3. 
Những bông hoa vẫn cứ nở đúng mùa
Chỉ vết thương rồi thời gian làm sẹo
Vầng trăng mọc vào thơ mỗi ngày dường đổi mới
Người lo toan vầng trăng chẳng yên tròn 

Tôi sống thời không thể đứng quay lưng
Bao biến động dễ đâu nhìn thấy được
Bờ thẳng hơn những cánh đồng hợp tác
Đê sông Hồng sau màu lũ thêm cao 

Tàu ngoài khơi vừa phát hiện mỏ dầu
Đập thủy điện sông Đà đang xây móng
Tờ báo đẫm mồ hôi bỗng sáng dòng tin ngắn:
“Nhà máy giấy Bãi Bằng vừa ra mẻ đầu tiên” 

Thời đã qua sẽ chẳng khỏi ngạc nhiên
Nếu trở lại bây giờ vẫn quần nâu dạo phố
Thời tôi sống cả đến bầy em nhỏ
Diện quần bò nhảy theo điệu nhạc vui… 

Đài thêm nhiều những bài hát yêu nhau
Những điệu múa ba-lê hồng hào thêm sân khấu
Cái mới đến ngỡ ngàng rồi nhập cuộc
Báo bớt trang báo thêm chút thơ tình 

Thơ chưa hay thì thơ nói thật lòng
Ai giả dối rồi biết mình lầm lỗi
Thời tôi sống có bao nhiêu câu hỏi
Câu trả lời thật không dễ dàng chi!... 

4. 
Khi đang đắm yêu nào tin được bao giờ
Rồi một ngày người yêu ta đổi dạ
Rồi một ngày thần tượng ta tan vỡ
Bạn bè thân thọc súng ở bên sườn 

Sau cái bắt tay xòe một lưỡi dao găm
Kẻ tình nguyện giữ nhà muốn chiếm nhà ta ở
Tấm ảnh Mao treo lẫn màu cờ đỏ
Tay ta treo đâu nghĩ có một lần!... 

Như con chiên sùng đạo chợt bàng hoàng
Nhận ra Chúa chỉ ghép bằng đất đá
Thời tôi sống thêm một lần súng nổ
Trái tim đau rỏ máu dọc biên thùy… 

5. 
Rồi thời gian qua đi rồi tuổi trẻ qua đi
Ai sau tôi ở vào thời sắp đến
Thời không còn khổ đau thời không còn nghèo túng
Đọc thơ tôi xin bạn chớ chau mày. 

Bạn hãy quên đi vất vả những hàng ngày
Bao lo lắng đời thường từng làm tuổi xanh ta bạc tóc
Chỉ Hy vọng và Niềm tin giúp ta thêm sức lực
Câu thơ này xin bạn nhớ giùm cho: 
Những bông hoa vẫn cứ nở đúng mùa!...                                                            
Hà Nội, tháng 6.1981  

VỀ SỰ THA HOÁ QUYỀN LỰC


VỀ SỰ THA HÓA QUYỀN LỰC 
CỦA BỘ MÁYCHÍNH QUYỀN PHONG KIẾN CẤP Xà(*)
Bùi Xuân Đính


Cho đến nay, trong nghiên cứu về làng xã người Việt thời phong kiến, có một vấn đề chưa được quan tâm đúng mức. Đó là hiện tượng “tha hóa quyền lực” của bộ máy quản lý, thường gọi là “nạn hào cường làng xã”.

Nghiên cứu vấn đề nguồn gốc, bản chất và biểu hiện của nạn cường hào, tức sự thoái hóa biến chất của bộ máy quản lý làng xã cùng những biện pháp hạn chế, ngăn ngừa của Nhà nước phong kiến đối với tệ nạn ấy không chỉ nhằm làm rõ hơn đặc điểm làng xã, cung cách quản lý nông thôn của cha ông ta xưa kia; mà còn rút ra những bài học kinh nghiệm lịch sử cho việc nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ cấp xã, xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn hiện nay.
Về mặt khái niệm, từ “cường hào” cũng như nhiều từ khác ở điểm khởi nguyên không mang một ý nghĩa tiêu cực như ngày nay. Nó dùng để chỉ những hào trưởng (hào) mạnh (cường), có thế lực chính trị, kinh tế, quân sự ở một vùng. Lịch sử Việt Nam từng ghi nhận, thế kỷ X có nhiều hào trưởng mạnh, cai quản một vùng rộng lớn, như Khúc Thừa Dụ, Ngô Quyền, Dương Đình Nghệ v. v… Mười hai sứ quân cũng là 12 hào trưởng mạnh cát cứ ở các địa phương. Lê Lợi trước khi phất cờ khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh cũng là một hào trưởng mạnh. Song, không rõ từ bao giờ, từ “cường hào” đã được hiểu theo một nghĩa khác, chỉ một lớp người có quyền chức nhưng đã “tha hóa quyền lực”, lợi dụng chức quyền để vun vén cá nhân, áp bức những người không có quyền chức hoặc những người đối lập. ở một góc độ hẹp hơn, “cường hào” là những người có quyền chức ở làng xã, nhân danh quyền lực làng xã để áp bức, bóc lột nông dân trong từng lũy tre xanh.

QUÝT LÀM CAM CHỊU


Vụ Tiên Lãng: Báo Dân Trí nói gì?

(DÂN TRÍ) - CHƯA BAO GIỜ CHIẾM VỊ TRÍ CHỦ ĐẠO TRONG HÀNG NGÀN Ý KIẾN NGƯỜI DÂN LẠI TỎ RÕ SỰ BẤT BÌNH, CẢM THƯƠNG VÀ XA XÓT CHO SỐ PHẬN CỦA 1 CON NGƯỜI CÓ THỂ NÓI LÀ CŨNG ĐÃ CÓ CHỨC CÓ QUYỀN, NHƯNG LẠI VƯỚNG PHẢI VÒNG LAO LÝ THEO CÁCH…KHÓ HIỂU NHƯ VẬY. >>  KHỞI TỐ 4 BỊ CAN LIÊN QUAN VỤ CƯỠNG CHẾ Ở TIÊN LÃNG

 >> CÓ 3 CÔNG TY LUẬT ĐỀ NGHỊ BÀO CHỮA MIỄN PHÍ GIÚP GIA ĐÌNH ÔNG VƯƠN

Ông Nguyễn Văn Khanh - nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng - bị khởi tố
Ông Nguyễn Văn Khanh - nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng - bị khởi tố

Cá sểnh là cá to?

Cũng liên quan tới vụ án cưỡng chế đầm tôm của gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải phòng, song riêng ông Nguyễn Văn Khanh dù khi đó giữ vị trí Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, lại không bị dân kể tội hoặc ca thán. Trái ngược lại, nhiều ý kiến người dân địa phương còn nêu rõ cái thế trở đi mắc núi, trở lại vướng sông của vị phó này. Đó là ông Khanh từng phản đối việc cưỡng chế, song lại không đủ dũng cảm từ chối khi bị chỉ định vào vị trí đầy chông gai phải đứng mũi chịu sào trong vụ việc gây nhiều hệ lụy và tai tiếng ở Tiên Lãng. Để rồi giờ đây khi hay tin ông bị bắt tạm giam, đa số ý kiến bạn đọc đều cho rằng lại một kiểu “cờ bí thí tốt” hay nói cách khác là vẫn lại “Quýt làm, Cam chịu”.

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2012

NHỮNG MẨU CHUYỆN VỀ PHONG THUỶ

(Theo nguyenxuandien blog)

 Mả táng Hàm Rồng - giấc mơ đế vương ngàn đời. Ảnh: T.T.H


Truyện Đinh Tiên Hoàng

Nhà Đinh Tiên Hoàng gần một cái đầm sâu, mẹ ông vẫn thường ra đấy tắm giặt. Một hôm bà bị con rái cá lớn hãm hiếp nên thụ thai và sinh ra ông. Bố ông không biết, chỉ mẹ ông biết ông là con của loài rái cá. Mấy năm sau, người chồng qua đời, mà con rái cá cũng bị dân bắt được đem về ăn thịt, còn xương thì quẳng vào một xó. Bà được tin, đến nơi, đợi mọi người về hết, thu nhặt hết xương đem về, gói ghém cẩn thận và để trên gác bếp và bảo cho Đinh Tiên Hoàng biết đó là hài cốt của cha. Sau, có thầy địa lý Tàu sang nước ta, dõi theo long mạch đến Hoa Lư. Buổi tối thầy địa lý xem thiên văn, thấy có tia hào quang như dải lụa đỏ tự đầm nước bốc lên bắn thẳng vào sao Thiên Mã. Sáng hôm sau, thầy địa lý lần đến xem xét hồi lâu và đoán dưới đáy đầm tất có vật thiêng nên muốn thuê người bơi lặn giỏi xuống dưới đó xem sao. Nguyên là trong đầm đó, người ta đồn rằng bên dưới có chỗ rất thiêng, xưa nay chẳng ai dám bén mảng tới. Vì thế, thầy địa lý treo giải thưởng rất hậu cho người nào có gan lặn xuống để dòm xem. Họ Đinh bèn nhận lời ngay. Rồi ông lặn xuống đó, lấy tay sờ quanh, thấy có một con vật hình như con ngựa đứng dưới đáy đầm. Ông bèn trở lên báo cáo lại cho thầy địa lý biết. Thầy bảo ông lặn xuống chuyến nữa và đem theo một nắm cỏ non, nhử vào mồm ngựa xem nó thế nào. Ông lại cầm nắm cỏ xuống, đứng trước đầu ngựa để nhử, thấy nó há miệng ngoạm lấy nắm cỏ. Ông bơi lên báo cho biết, thầy địa lý gật đầu bảo: "Dưới đầm quả nhiên có ngôi huyệt quý". Rồi thầy đưa ra một số bạc vàng bảo với ông rằng: "Nay hãy tạm thù lao một ít, sau này sẽ xin tặng thêm. Tôi cần phải trở về bản quốc mấy tháng rồi lại sang ngay, bấy giờ ta sẽ nói chuyên sau". Lúc ấy tuy còn ít tuổi, nhưng ông rất thông minh. Nghe bọn khách nói chuyện với nhau, ông hiểu ngay là huyệt ở mồm ngựa, không còn hồ nghi gì. Đợi họ đi rồi, ông đem gói xương ở gác bếp xuống, lấy cỏ bao bọc xung quanh, rồi lặn xuống để vào mồm ngựa, ngựa bèn ăn hết ngay. Từ đó nhiều người phục tòng ông và tôn ông làm trại trưởng...  

Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012

THIỀN TRONG NHÂN ĐIỆN

Thiền trong Nhân Điện
Sử dụng năng lượng vũ trụ phục vụ đời sống là nền tảng căn bản mà Khoa Học Tâm Linh Nhân Điện đang thực hiện, và là những giả thiết khoa học về thực hành nhân điện trong dưỡng sinh và học tập, xin sơ lược để bạn đọc gần xa cùng suy ngẫm và ứng dụng.
Tĩnh tâm nhân điện (refreshing body by meditation) hay, thiền là kỹ thuật dưỡngsinh huyền diệu. Thiền có nhiều trường phái khác nhau đã được các thiền sư và các môn phái dưỡng sinh Đông, Tây, Kim, Cổ áp dụng và kết quả thì tùy thuộc vào công phu luyện tâp để lấy nguyên khí ngoài vũ trụ, hay năng lượng vũ trụ vào cơ thể mình. Sách vở báo chí viết về thiền rất nhiều và thú vị, đó chính là thành tựu mà loài người đã đạt được về ứng dụng năng lượng vũ trụ trong dưỡng sinh. Thiền nhân điện dựa trên căn bản khoa học tâm tinh nhân điện do Gs. ts Lương Minh Đáng sáng lập, mang tính hiện đại thể hiện ở các khía cạnh được trình bày ngắn gọn bằng sự hiểu biết khoa học sau đây:

Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

BÀI THƠ NGÀY HÀ TÂY SÁT NHẬP VỀ HÀ NỘI

NGUYỄN THÁI SƠN:

1/10/2012, tròn 4 năm tỉnh Hà Tây bị “xoá sổ”, gọi là KỈ NIÊM LẦN THƯ TƯ “TỬ NHẬT” (ngược lại với SINH NHẬT) cũng không sai. Không “chính chị chính anh” gì, chỉ thương nhớ một vùng đất “địa linh nhân kiệt” đã 4 năm rồi không còn tên trên bản đồ. Bài thơ “Thôi thì chờ nữa đợi thêm” này NTS viết hai năm trước, ngày 31/7/2010.

 THÔI THÌ CHỜ NỮA ĐỢI THÊM…

Hai năm “Tử Nhật” Hà Tây
rồi ra, cứ đến tiết này lại đau
hội vui “quốc khánh” nước Tầu
lại trùng với nỗi bể dâu Xứ Đoài (*)

 Vẫn áo nhuộm, vẫn ngô khoai
Sài Sơn núi lở, Suối Hai nước tràn
còng lưng đá đẽo, mây đan
Bối Khê mẻ tượng, Trăm Gian xiêu chùa

 Lụa tằm còn có ai mua ?
nón Chuông chắn nắng che mưa mấy người ?
bạc năm đánh đổi vàng mười
mẹ ta khóc khóc cười cười giữa đêm

 Thôi thì đợi nữa chờ thêm
biết đâu chân cứng đá mềm. Biết đâu…
bể dâu ngóng đợi bể dâu
phượng hoàng rũ lửa, cất đầu, lại bay

 Thôi đành ngóng tháng mong ngày
may ra lại có Chúa ngay, Tôi hiền
Sơn Thần về lại Tản Viên
 lại vuông tròn, hết oan khiên Xứ  Đoài !
 NTS
Theo blog NTT